Lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết phân hoá mạnh

Ngành ngân hàng được dự báo sẽ giữ nhịp tăng trưởng và ngành thép và bán lẻ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận nổi bật trong khi ngành bất động sản sụt giảm.

Ngành ngân hàng dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận. Ảnh: Hoàng Anh

Lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên toàn thị trường có thể đạt mức tăng 15% trong quí I năm nay so với cùng kỳ hỗ trợ bởi mức nền so sánh thấp trong cùng kỳ năm trước và mặt bằng lãi suất thấp.

Dự báo này được công ty chứng khoán MBS đưa ra trong báo cáo phân tích lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán trong quý I cũng như triển vọng tăng trưởng cả năm 2024.

Các chuyên gia MBS dự báo ngành ngân hàng trong quí I năm nay sẽ giữ nhịp tăng trưởng cho toàn thị trường với ước tính lợi nhuận tăng 20% so với cùng kỳ. Dù cầu tín dụng vẫn đang cho thấy sự suy yếu, trong quý I sẽ có sự phân hóa giữa các ngân hàng.

Các ngân hàng có lơị thế riêng về mảng cho vay như HDBanh, Techcombank hoặc những ngân hàng có chất lượng tài sản cải thiện, giảm bớt áp lực trích lập dự phòng như BIDV, Sacombank sẽ có kết quả kinh doanh khả quan hơn so với toàn ngành.

Các ngành đạt mức tăng trưởng lợi nhuận nổi bật khác bao gồm thép tăng 163% và bán lẻ tăng 49% tới từ mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, một số doanh nghiệp bán lẻ được dự báo tăng trưởng mạnh như Thế Giới Di Động. Lợi nhuận quý I của công ty được dự báo sẽ phục hồi, tăng gần 18 lần so với mức nền rất thấp cùng kỳ khi mặt bằng giá chung các sản phẩm sẽ tốt hơn so với cùng kỳ.

Trong khi đó chuỗi Bách Hóa Xanh duy trì với doanh thu trên mỗi cửa hàng đạt 1,8 tỷ đồng/tháng với tổng cửa hàng tương đương cuối năm 2023. Lợi nhuận cả năm dự báo tăng gần 15 lần.

Với FPT Retail, quý I được dự báo sẽ phục hồi so với mức nền rất thấp cùng kỳ khi mặt bằng giá chung các sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin sẽ tốt hơn và hệ thống Long Châu duy trì sự ổn định về doanh thu. Theo đó, lợi nhuận quý I của công ty được dự báo tăng 866% và cả năm tăng 166% so với cùng kỳ.

Ngành thép dự kiến bước vào chu kì hồi phục trong bối cảnh giá nguyên vật liệu giảm nhanh hơn giá thành phẩm do áp lực đến từ Trung Quốc, nhu cầu nội địa dự kiến tăng trưởng 3% so với cùng kỳ và giá xuất khẩu tăng trưởng 7%.

Do đó, doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát dự kiến sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận lên tới 736% trong quý I và 92% trong cả năm 2024 từ mức nền thấp của năm ngoái.

Các “ông lớn” khác là Nam Kim và Hoa Sen cũng lần lượt được kỳ vọng tăng trưởng 374% và 63% lợi nhuận trong năm nay.

Ở chiều ngược lại, một số ngành ước tính tăng trưởng lợi nhuận giảm như bất động sản giảm 25% so với cùng kỳ do không còn nhiều dự án để ghi nhận dù đã vượt qua giai đoạn khó khăn.

Với nhóm bất động sản, MBS dự phóng lợi nhuận ròng của Nam Long tăng trưởng 526% trong quý I/2024. Đất Xanh cũng được dự báo tăng trưởng 124%, chuyển từ lỗ sang lãi nhờ vào doanh thu từ bàn giao dự án Opal Skyline và cư sự hồi phục khiêm tốn của mảng môi giới bất động sản.

Ở nhóm dầu khí, MBS dự báo có diễn biến phân hóa do kỳ vọng chủ yếu tới từ khu vực thượng nguồn nhờ đại dự án Lô B – Ô Môn, các dự án điện gió ngoài khơi và giá cho thuê giàn khoan đang ở mức cao kỷ lục, mang lại kỳ vọng tích cực đối với các doanh nghiệp như Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam hay PVTrans.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trung và hạ nguồn có thể ghi nhận tăng trưởng âm khoảng do rủi ro thiếu khí của Tổng công ty Khí Việt Nam và Nhà máy lọc dầu Dung Quất bảo dưỡng từ giữa tháng 3/2024 kéo theo sản lượng có thể giảm.

Cũng theo MBS, sự phân hóa kết quả lợi nhuận cũng được ghi nhận ở ngành điện. Lợi nhuận ròng quý I/2024 của PC1 dự kiến tăng mạnh từ mức nền rất thấp năm ngoái, hỗ trợ bởi chi phí lãi vay có xu hướng giảm và đóng góp bổ sung từ mảng kinh doanh mới là niken, với giá niken đang có xu hướng tăng trở lại từ tháng 3/2024.

Với Nhiệt điện Phả Lại, lợi nhuận quý I/2024 tăng trưởng mạnh chủ yếu do cùng kỳ năm ngoái nhà máy phải dừng hoạt động một phần để sữa chữa. Trong khi đó, lợi nhuận của Gelex được dự báo tăng trưởng 286% so với nền thấp năm ngoái.

Gần đây, cơ chế điều chỉnh giá điện bán lẻ mới được bán hành sẽ hỗ trợ triển vọng ngành điện trong cả ngắn và dài hạn, đặc biệt các doanh nghiệp điện khí và điện năng lượng tái tạo.

Nguồn: The Leader

Hoàn thành khảo sát chính thức đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại Trường ĐH FPT

Vừa qua, đoàn đánh giá ngoài và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) Sài Gòn đã khảo sát tại các phân hiệu Trường ĐH FPT, phục vụ đánh giá ngoài cơ sở giáo dục. Cùng với các hoạt động làm việc trước đó, chính thức hoàn thành khảo sát đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại Trường ĐH FPT.

GS.TSKH. Bành Tiến Long, Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trưởng đoàn phát biểu khai mạc đợt khảo sát chính thức

Đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại Trường ĐH FPT đã diễn ra từ từ ngày 25/3 – 31/3 với các hoạt động làm việc trực tiếp tại Trường ĐH FPT tại Hà Nội, phân hiệu Trường ĐH FPT tại Cần Thơ và trực tuyến với các phân hiệu tại Đà Nẵng, TP. HCM, Quy Nhơn.

Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) Sài Gòn là đơn vị thực hiện khảo sát chính thức đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại Trường Đại học FPT. Thành viên đoàn đánh giá ngoài gồm có: GS.TSKH. Bành Tiến Long, Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trưởng đoàn; TS. Lê Hoàng Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm KĐCLGD Sài Gòn, Thư ký; PGS.TS. Đỗ Hạnh Nga, Phó Giám đốc Trung tâm KĐCLGD Sài Gòn, Thành viên thường trực; PGS.TS. Vũ Đức Lung, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học CNTT – VNU TP. HCM, Thành viên; và TS. Trần Công Nghiệp, Kiểm định viên của Trung tâm KĐCLGD Sài Gòn, Thành viên.

Về phía Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn có TS. Nguyễn Kim Dung (Giám đốc Trung tâm, Giám sát) và ThS. Nguyễn Thi Lệ Hằng (Cán bộ Trung tâm).

Đại diện Trường ĐH FPT tiếp đón và làm việc với đoàn đánh giá ngoài và Trung tâm KĐCLGD Sài Gòn

Tiếp đón và làm việc với đoàn đánh giá ngoài và Trung tâm KĐCLGD Sài Gòn, về phía Trường ĐH FPT có TS. Lê Trường Tùng (Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH FPT), TS. Nguyễn Khắc Thành (Hiệu trưởng Trường ĐH FPT), TS. Nguyễn Kim Ánh (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH FPT), cùng đại diện các đoàn thể, quản lý và cán bộ/ giảng viên các phòng, ban, bộ môn và sinh viên của Trường.

Tiếp nối các hoạt động làm việc với Trường ĐH FPT, trong các ngày từ 01/4-04/4, đoàn đánh giá ngoài và Trung tâm KĐCLGD Sài Gòn đã tham quan tại các phân hiệu Trường ĐH FPT tại Cần Thơ, Đà Nẵng, TP. HCM và Quy Nhơn.

Đoàn đánh giá ngoài làm việc tại Trường ĐH FPT phân hiệu Quy Nhơn, Bình Định

Kết thúc đợt đánh giá ngoài đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại Trường ĐH FPT theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng CSGD ban hành theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ Giáo dục & Đào tạo gồm 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí, Trường ĐH FPT được đoàn chuyên gia đánh giá cao ở một số hoạt động.

Đoàn đánh giá ngoài khảo sát tại Trường ĐH FPT phân hiệu Đà Nẵng

Đoàn đánh giá ngoài khảo sát và làm việc tại Trường ĐH FPT phân hiệu TP. HCM

Trong đó, tiêu chuẩn 17: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học nhận được nhiều đánh giá tích cực nhất. Các chuyên gia nhận xét rằng Trường ĐH FPT có hệ thống các phòng ban chức năng cung cấp nhiều hoạt động đa dạng phục vụ và hỗ trợ, giám sát người học từ khi vào Trường đến khi tốt nghiệp. Ngoài ra, việc áp dụng các hệ thống CNTT vào giám sát để có thể hỗ trợ người học kịp thời tại Trường ĐH FPT cũng là điểm sáng được các chuyên gia đánh giá cao.

Đoàn đánh giá ngoài khảo sát và làm việc tại Trường ĐH FPT phân hiệu Cần Thơ

Tiêu chuẩn 16: Đánh giá người học cũng là một tiêu chuẩn được đánh giá cao trong đợt khảo sát chính thức này tại Trường ĐH FPT. Trường đã tổ chức thi độc lập với công tác giảng dạy, đảm bảo được khách quan, công bằng trong đánh giá người học. Các hoạt động, hình thức kiểm tra, đánh giá cũng được cải tiến thường xuyên dựa trên các dữ liệu nghiên cứu, phân tích kết quả kiểm tra đánh giá.

Đoàn khảo sát một lớp học Thiết kế mỹ thuật số tại Trường ĐH FPT

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn 21: Kết nối và phục vụ cộng đồng và tiêu chuẩn 24: kết quả phục vụ cộng đồng đồng với những minh chứng về việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống thông qua các hoạt động trải nghiệm cho người học như: “Đưa bộ môn nhạc cụ dân tộc đến với các trường THPT”, “Đưa Vovinam – Việt võ đạo đến các trường phổ thông”; thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo CBGV, SV trường và công chúng bên ngoài cũng là các tiêu chuẩn thể hiện được kết quả nổi bật, được đoàn đánh giá ngoài ghi nhận.

Đoàn trao đổi với GV, SV Trường về việc tham gia các dự án cộng đồng lan toả văn hoá truyền thống

Tổng kết bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại Trường ĐH FPT, TS. Nguyễn Kim Dung (Giám đốc Trung tâm, Giám sát) phát biểu, đoàn đánh giá cao một số hoạt động thể hiện rất rõ tinh thần “Làm khác để làm tốt” của Trường. Trường ĐH FPT được đánh giá là có tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi, triết lý giáo dục khác biệt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam.

TS. Nguyễn Kim Dung cũng đưa ra một vài khuyến nghị về việc Trường ĐH FPT có thể nâng cao chất lượng hoạt động trong thời gian tới thông qua việc đối sánh, cải tiến liên tục và hiệu quả, chính thức hoàn thành và khép lại đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại Trường ĐH FPT.

Nguồn: Tổ chức Giáo dục FPT

Lãnh đạo 5.0: Nâng tầm năng lực quản trị nhờ STEM MBA

Giữa bối cảnh thế giới BANI nhiều hỗn tạp, kiến thức kinh doanh hiện đại, tư duy nhạy bén cùng kỹ năng tối ưu hóa công nghệ và phân tích dữ liệu (STEM) là bệ phóng giúp doanh nhân nâng tầm năng lực quản trị.

>> Chi tiết: https://dantri.com.vn/giao-duc/lanh-dao-50-nang-tam-nang-luc-quan-tri-nho-stem-mba-20240403202842039.htm

Việt Nam đang thu hút các công ty đa quốc gia

Những biến cố địa chính trị gần đây, căng thẳng thương mại đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc đang biến Asean thành nơi thu hút các công ty lớn đến đầu tư, trong đó có Việt Nam.

Báo Pháp Le Figaro phát hành ngày thứ Sáu tuần trước có bài viết về vai trò của các nước Asean đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Những biến cố địa chính trị gần đây, căng thẳng thương mại đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc đang biến ASEAN thành nơi thu hút các công ty lớn đến đầu tư. Yếu tố quan trọng là tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN đang vượt xa mức mức trung bình tăng trưởng kinh tế thế giới.

Chuyên trang kinh tế của nhật báo Pháp Le Figaro ra hôm thứ Sáu tuần vừa rồi có bài “Những con rồng châu Á kéo tăng trưởng thế giới đi lên” cùng bức ảnh thủ đô Malaysie, với tóm tắt “Việt Nam, Indonesia, Malaysia, khối Asean đang thu hút các công ty đa quốc gia muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng thời được hưởng lợi do việc chính Trung Quốc tái cấu trúc đầu tư”, cũng đang chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang các nước ASEAN. Bài trang trong nổi bật bức ảnh “Dây chuyền lắp ráp xe máy điện tại Hải Phòng”. Tờ báo Pháp viết, “động lực này có được, là nhờ tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, sự quan tâm ngày càng tăng đối với chuyển đổi năng lượng, công nghệ kỹ thuật số, cùng thương mại bán buôn và bán lẻ. Trong năm nay, Asean dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế gần 5%, vượt mức trung bình toàn cầu 3%”.

Nhiều yếu tố đang thuận lợi cho luồng vốn đầu tư vào ASEAN. Một mặt, “ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, quay sang đầu tư vào các nước ASEAN”. Mặt khác, “cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã thúc đẩy một số công ty như Samsung chuyển đầu tư ra bên ngoài Trung Quốc, vì sợ dính đạn lạc, không của bên này thì của bên kia”. Theo bài báo “đầu tư nước ngoài vào ASEAN đã đạt mức kỷ lục 224 tỷ USD vào năm 2022, trong khi mức chung trên toàn thế giới giảm 12%”. Cùng lúc, “đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Asean cũng tăng 83% chỉ sau có một năm”.

Lợi thế của các nước ASEAN không chỉ là “dân số trẻ và năng động, hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực, nông nghiệp, khai mỏ, dệt may, kỹ thuật số… mà còn là trung lập tương đối về chính trị trước những biến động của quan hệ quốc tế”. Và nhờ đó tránh được các trừng phạt cấm vận của tất cả các bên. Bài báo nhấn mạnh trường hợp “Việt Nam có lực lượng lao động giá rẻ và có trình độ, tỷ lệ mù chữ chưa tới 5%, kết nối cảng biển thuận lợi và trên hết là mạng lưới các hiệp định thương mại tự do dày đặc, bao trùm khoảng 60 quốc gia, trong đó có toàn bộ các nước Liên minh Châu Âu. Việt Nam là con rồng mới nổi, đang dần tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng cao hơn”. Ngoài ra, “Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam cũng tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, chiếm 40% GDP toàn cầu”. Bài báo ước tính “thương mại Asean có thể tăng thêm 1.200 tỷ USD trong 10 năm tới”.

Nguồn: VTV

Việt Nam to benefit from Fed’s rate cut

According to experts, the Fed’s interest rate cut will support Việt Nam’s monetary policy management as the State Bank of Vietnam (SBV) may not be under pressure of dollar appreciation after the greenback weakens in the wake of the Fed’s rate cut.

Goods are exported at a port. The recovery of consumption in the US and other developed countries in the wake of the Fed’s rate cut is a huge opportunity for Việt Nam’s exports. Photo vneconomy.vn

Việt Nam’s exchange rate, exports and investment capital flows will benefit when the US Federal Reserve (Fed) and central banks of major countries lower interest rates, experts said.

After the latest meeting, it is forecast that the Fed will have three interest rate cuts this year, starting mid-year.

According to experts, the Fed’s interest rate cut will support Việt Nam’s monetary policy management as the State Bank of Việt Nam (SBV) may not be under pressure of dollar appreciation after the greenback weakens in the wake of the Fed’s rate cut.

Dr. Cấn Văn Lực, member of the National Financial and Monetary Policy Advisory Council, said the interest rate reduction by the Fed and central banks of major countries will have three very positive impacts on the Vietnamese economy.

Firstly, the pressure on exchange rates will certainly be much reduced. The interest rate difference between the US dollar and the Vietnamese đồng is currently high because the Fed keeps interest rates at a record high, while Việt Nam has lowered interest rates since last year. Therefore, when the US Dollar Index (DXY) has risen recently, the exchange rate in the domestic market is somewhat rising.

The interest rate cut of major central banks will reduce the interest rate difference between the đồng and the dollar, as well the đồng and many other currencies, which will help reduce pressure on the domestic exchange rate.

Second, the Fed’s rate cut will help reduce costs of mobilising dollar-denominated capital for enterprises, the Government and individuals. In the US, debt is very common as individuals and households mainly borrow. Therefore, when interest rates decrease, economic growth and consumption will be improved.

The recovery of consumption in the US and other developed countries is a huge opportunity for Việt Nam’s exports. In the first two months of this year, Việt Nam’s exports grew again, of which exports to the US increased by 33.7 per cent, while the same period last year declined. If the Fed lowers interest rates in the second half of the year, it will be a factor in supporting Việt Nam’s exports to recover even stronger.

Third, the Fed’s interest rate cut will contribute to improving investment capital flows in Việt Nam, Lực said, explaining that when the dollar interest rates are high, investment capital flows will return to the US, instead of other countries, including Việt Nam.

The Vietnamese Prime Minister has recently also directed ministries and branches to make efforts to upgrade Việt Nam’s stock market. The improvement of the stock market, together with the interest rate cut of major central banks, will be two important factors to attract indirect investment capital flows into Việt Nam in the second half of 2024 and next year.

With the move, Lực forecasts that Việt Nam’s economic growth this year can reach 6.0-6.5 per cent and inflation will be completely under control at below 4 per cent.

Source: VNS