Chìa khóa thành công được cả Steve Jobs áp dụng: Ngừng băn khoăn chần chừ, thẳng thắn từ chối và nói không với những thứ bản thân không chắc chắn
Steve Jobs nổi tiếng là tàn nhẫn về việc từ chối các dự án thậm chí đầy hứa hẹn để duy trì sự tập trung vào những gì ông đang theo đuổi.
Khi nghĩ đến những người thành công trên thế giới, chúng ta thường nghĩ về tất cả những thành tựu họ đã đạt được – xây dựng lên những công ty tuyệt vời nhất, thiết kế những sản phẩm đáng kinh ngạc, thuyết phục được những khách hàng khó tính,…. Thông thường chúng ta nghĩ rằng chìa khóa để thành công là về những thứ tuyệt vời đã làm được nhưng những người thành công sẽ cho bạn biết về điều ngược lại. Điều kỳ diệu thực sự nằm ở những thứ bạn đã không làm hay sẵn sàng nói "không" và bỏ qua nó.
Steve Jobs, là ví dụ điển hình với tuyên ngôn "nói không với tất cả mọi thứ để tập trung vào những gì đang làm". Ông còn nổi tiếng là tàn nhẫn về việc từ chối các dự án thậm chí đầy hứa hẹn để duy trì sự tập trung vào những gì ông đang theo đuổi. Có rất nhiều nhà sáng lập và giám đốc điều hành đồng ý với triết lý này: những thứ bạn từ chối và nói "không" cũng quan trọng không kém những gì bạn nói "có".
Steve Jobs, là ví dụ điển hình với tuyên ngôn "nói không với tất cả mọi thứ để tập trung vào những gì đang làm".
Không một ai trong chúng ta có thời gian vô hạn và những người thành đạt đều nhận thức được việc để có thể tập trung hoàn thành những thứ quan trọng chúng ta phải đánh đổi và từ chối nhiều cơ hội khác. Rene Warren, người đồng sáng lập Onboardly, chia sẻ: "Tôi đã mất nhiều năm để tập cách nói ‘không’ với những điều vô bổ, chúng khiến tôi không thể tập trung vào những thứ quan trọng. Thời gian là thứ quý giá nhất mà bạn có. Hãy chắc chắn rằng bạn đầu tư nó một cách khôn ngoan."
Nhưng nhận thức được việc phải từ chối, nói "không" mới chỉ là bước khởi đầu, bạn cần học cách từ chối một cách độc đáo, không gây mất lòng người khác và với một mức độ chủ ý và cân nhắc tốt. Dưới đây là chia sẻ của Brian de Haaff, đồng sáng lập và CEO của Aha! về 4 bước bạn có thể áp dụng để nói lời từ chối.
1. Thực sự lắng nghe, hiểu được lời yêu cầu
Haaff viết: "Nếu ai đó yêu cầu bạn làm điều gì đó hoặc vì điều gì đó, bạn nên cho rằng điều đó quan trọng với họ. Hiếm khi một người nào đưa ra lời yêu cầu mà không có lý do cho nó cả. Những người thành công sẽ dành thời gian để hiểu được tầm quan trọng của từng lời đề nghị."
Điều này thể hiện bạn thực sự quan tâm đến yêu cầu được đưa ra ngay cả khi không có thời gian để thực hiện nó. Bạn có thể nói "không", nhưng bằng cách lắng nghe, bạn đã ngầm gửi thông điệp về việc mình trân trọng người đưa ra yêu cầu và những gì họ cố gắng đạt được.
2. Xác định tầm nhìn, mục tiêu của bản thân
Khi bạn đã nghe được lời yêu cầu, bạn phải trả lời lại một cách thông minh. Để làm được điều này, bạn cần đi sâu vào toàn bộ tình huống và xác định rõ về những gì mình đang cố gắng thực hiện vào lúc này. Sau đó, bạn có thể đánh giá xem mình nên từ chối hay tiếp nhận yêu cầu này, liệu nó có ảnh hưởng tới những dự định tương lai hay không.
Bạn sẽ được tôn trọng hơn nếu đưa ra quyết định kịp thời, ngay cả khi không phải tất cả mọi người đều thích lựa chọn của bạn.
De Haaff gọi phương pháp này là "mục tiêu đầu tiên". Bạn chỉ nên đồng ý giúp đỡ những dự án, những hoạt động mà chúng vận hành cùng với mục tiêu bạn đang theo đuổi. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp bạn tập trung được vào những điều quan trọng nhất tại một thời điểm, và nói 'không' dễ dàng với những lời đề nghị khác, thay vì trì hoãn và lãng phí thời gian."
3. Phản hồi nhanh chóng và dứt khoát
Những người thành công sẽ không chờ đợi để đưa ra phản hồi, họ thường nhanh chóng cho người yêu cầu biết được câu trả lời "có" hoặc "không". Đừng lãng phí thời gian của họ hoặc của bạn. "Bạn nên trả lời các yêu cầu một cách nhanh chóng khi chúng đến. Đó là vì bạn không đủ khả năng và thời gian để trì hoãn hay chần chừ và người đưa ra yêu cầu không muốn phải chờ đợi", Haaff nói. Bạn sẽ được tôn trọng hơn nếu đưa ra quyết định kịp thời, ngay cả khi không phải tất cả mọi người đều thích lựa chọn của bạn.
4. Giải thích với họ tại sao.
Để có thể duy trì các mối quan hệ mặc dù phải nói lời từ chối "không", hãy nói rõ với những người đang yêu cầu lý do bạn quyết định như vậy. Haaff giải thích: "Việc nêu ra lý do tại sao bạn từ chối khiến câu trả lời trở nên dễ hiểu hơn. Người nghe có thể hiểu rõ quan điểm của bạn và đồng ý rằng đây không phải là một quyết định mang tính chủ quan".
"Nếu nó xảy ra vào ngày mai?"
Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng thủ thuật "Nếu nó xảy ra vào mai?" để có thể đưa ra quyết định cho bản thân. Thủ thuật này bắt nguồn từ quan sát cảm tính của con người, thời gian thường bị con người bóp méo ở mọi cấp độ. Ví dụ như tờ tiền 5$ vào thời điểm hiện tại thường được coi là có giá trị cao hơn là tờ tiền 5$ đó vào tuần sau (mặc dù giá trị của chúng không đổi), điều tương tự cũng đúng trong khoảng 5 phút. Có thể thấy, cho đi thời gian trong tương lai dễ dàng hơn nhiều với việc bỏ ra thời gian ở hiện tại.
Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng thủ thuật "Nếu nó xảy ra vào mai?" để có thể đưa ra quyết định cho bản thân.
Nhà văn Anne Herbert là người đã áp dụng thủ thuật này mỗi khi nhận được lời mời đến với các buổi diễn hay các buổi họp diễn ra cách đó vài tháng hoặc một vài tuần. Cô luôn tự hỏi bản thân nếu công việc đó được thực hiện vào ngày mai thì mình có tham dự không ? Hầu hết câu trả lời là không và nó giúp cô tiết kiệm được thời gian cho bản thân mình.
Lần tới, khi có ai đó gọi cho bạn và mời tham gia vào một buổi nói chuyện, một sự kiện xã hội hoặc một cơ hội làm việc trong vài tuần hoặc vài tháng trong tương lai, đừng cân nhắc theo kiểu: "Có thể đây là một sự kiện thú vị?". Thay vào đó, hãy hỏi, "Nếu điều này xảy ra vào ngày mai, liệu tôi có sẵn lòng để tham gia không?". Trừ khi câu trả lời là có thì chúng ta sẽ nghiêm túc xem xét còn lại hãy thẳng thừng từ chối và nói "không".
(Nguồn: TTT)