Một buổi học hấp dẫn và quá bổ ích

05/12/2018
Đây là nhận xét của đa số học viên khi tham gia chương trình “Một ngày học MBA với PGS.TS Trương Gia Bình” tại Viện Quản trị Kinh doanh FSB ngày 22/5. Chương trình được tài trợ 100% dành cho những nhà quả trị doanh nghiệp nên đã thu hút được sự đăng ký tham dự của hơn 100 cán bộ quản lý các cấp.

Với chủ đề “Con đường trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả – Thực tiễn ở FPT”, PGS.TS Trương Gia Bình đã giới thiệu với học viên về “Học thuyết kiến tạo – Constructivism” cùng cách thức tự học dựa trên sự hứng khởi, trong đó giảng viên chỉ là người hướng dẫn, học viên sẽ tự đặt ra và giải quyết vấn đề.
Mở đầu bài giảng, PGS.TS Trương Gia Bình đã hỏi các vấn đề được học viên quan tâm và mong muốn được giải đáp. 14 chủ điểm được ông take note trên bảng và lần lượt đi vào chi tiết và giải quyết theo từng vấn đề: Kỹ năng lãnh đạo/ Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý/ Mục tiêu phát triển doanh nghiệp/ Leadership/ Lãnh đạo từ xa/ Động lực teamwork/ Ra quyết định/ Xây dựng quan hệ với chính giới/ Phân quyền và trách nhiệm/ Dẫn dắt qua khủng hoảng/ Cách thức truyền đạt giữa cấp trên và cấp dưới/ Kế thừa và thích ứng/ Văn hóa doanh nghiệp/ Tinh thần tự hào dân tộc/ Khai thác lợi thế TPP.

Trả lời câu hỏi về Kỹ năng lãnh đạo trong môi trường nhiều biến động/tái cấu trúc, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã đúc kết 3 yếu tố để một doanh nghiệp start-up thành công là Khát vọng cháy bỏng – Ám ảnh khách hàng – Tư duy người chủ xoay quanh người lãnh đạo.
 

“Khát vọng cháy bỏng” phải được truyền từ người lãnh đạo đến toàn bộ thành viên trong công ty. “Ám ảnh khách hàng”, “chúng ta làm gì cho khách hàng?”, “chúng ta biết gì về họ?”. Nỗi “ám ảnh” ấy phải thể hiện bằng hành động. “Tư duy người chủ”. Hãy nghĩ và hành động như thể công ty chính là gia đình mình. Hy vọng doanh nghiệp có thể “sống” dài hơn đời sống của chính mình.

3 nhân tố này trở thành 1 chuỗi tạo nên thành công của doanh nghiệp và phải bắt nguồn từ chính người chủ doanh nghiệp. Đây là thách thức lớn nhất của một nhà lãnh đạo.
Chủ tịch Trương Gia Bình đã đưa ra 3 điểm khác biệt giữa quản lý và nhà quản trị: Định hướng – Kế hoạch; Tập hợp lực lượng – Phân công trách nhiệm và Động viên – Thưởng phạt.

Làm thế nào để có kỹ năng ra quyết định? Dẫn dắt qua khủng hoảng  và cách thức phân quyền và chịu trách nhiệm? là những câu hỏi được các học viên đặt ra sau đó.

Theo PGS.TS Trương Gia Bình, việc tìm hiểu kiến thức – HỌC – được thực hiện theo trình tự: Hứng khởi – Nhận thức – Xây Dựng – Ra quyết định, sáng tạo… Để sáng tạo thành công, đôi khi người lãnh đạo cần “một thoáng lơ đãng” – thả mở đầu óc. Đây là cách thức ra quyết định của những người vĩ đại.

Còn cách thức phân quyền và chịu trách nhiệm, đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, ban đầu từ quá trình giao việc nhỏ lẻ – chạy việc, bước cao hơn là quản lý 1 đầu mục công việc sau đó là để nhân viên có sự đề xuất, lãnh đạo duyệt và ở cấp độ cao hơn lãnh đạo và nhân viên đồng hành cùng nhau trong việc ra quyết định.

Khi công ty gặp vấn đề học rơi vào khủng hoảng thì lãnh đạo chính là người phải dẫn đắt doanh nghiệp bước qua khủng hoảng đó. Trước hết, doanh nghiệp đó Tìm hiểu thêm dòng Két sắt gia đình Việt TiệpHòa Phát tại đây cần phải thận trọng và thông thái trong việc phân tích khủng hoảng, chia nhỏ thành những khó khăn cần phải giải quyết hàng ngày. Xử lý khủng hoảng cần phải nhanh chóng. Lãnh đạo doanh nghiệp phải có ý chí mạnh liệt, luôn coi rằng việc “sống sót” mỗi ngày đã là một thành công, tiết kiệm nguồn lực để đầu tư kinh doanh, cắt giảm chi phí, “dò đá qua sông” để dần dần đưa doanh nghiệp thoát khỏi khủng hoảng.

Lãnh đạo cũng chính là người phải xây dựng mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược và định hướng được đưa ra nhưng cũng cần phải được đánh giá và hiệu chỉnh hàng năm từ cấp lãnh đạo cao nhất, đến từng đơn vị thành viên để tiếp tục bổ sung, điều chỉnh, cho ra đời dự thảo chiến lược, dự thảo kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực thi chiến lược mới vào đầu năm tiếp theo.

Đối với việc xây dựng mối quan hệ với chính giới, theo Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, các doanh nghiệp trẻ nên thông qua các tổ chức như Hội Doanh Nghiệp Trẻ, VINASA, VCCI… Bởi bản thân chính quyền đang cần đến một tập hợp doanh nghiệp đứng trong các tổ chức và luôn có mối quan hệ trên cơ sở lợi ích và phụ thuộc giữa chính quyền và khối doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp nên nắm bắt cơ hội và phát triển các mối quan hệ này.

Một câu hỏi được rất nhiều doanh nhân trẻ đặt ra là văn hóa doanh nghiệp và tự hào tinh thần dân tộc.

Chủ tịch Trương Gia Bình khẳng định, văn hóa doanh nghiệp phải bắt nguồn và phát triển từ gốc rễ văn hóa dân tộc. Tuy nhiên với mỗi doanh nghiệp phải có sự chọn lọc, kế thừa và thích ứng để phù hợp với doanh nghiệp của chính mình. Từ đó mới xây dựng và tạo ra được văn hóa doanh nghiệp cho riêng mình.
Với FPT là văn hóa STICo – Sờ ti cô ( viết tắt của Sáng tác Công ty) được nhiều thế hệ nhân viên FPT coi di sản tinh thần quý và hiếm. Điểm nổi bật của văn hóa này là tinh thần tự do sáng tạo, vui vẻ và đầy nhiệt huyết và được xem là chìa khóa làm nên thành công cho văn hóa cộng đồng FPT. STCo xuất hiện trong mọi hoạt động của FPT. Tới những dịp lễ, tết, tham quan, nghỉ mát, thậm chí là đám cưới của nhân viên, văn hóa STCo mới phát huy hết “sức mạnh” của mình. Những bài ca được viết lại lời, vui vẻ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.
Với mỗi chủ đề và câu hỏi, PGS.TS Trương Gia Bình đã chia sẻ rất nhiều câu chuyện thực tế về quá trình xây dựng đội ngũ lãnh đạo ở FPT, những phương pháp đặt ra thách thức cũng như những sự chia sẻ, tin tưởng động viên thế nào để tại ra một đội ngũ lãnh đạo giàu năng lực của FPT… Ông cũng không ngại chia sẻ những câu chuyện thất bại trong quản trị, bài học kinh nghiệm xương máu được rút ra từ thực tiễn của Tập đoàn FPT để các học viên không bị vấp phải.

Chương trình“Một ngày học MBA với PGS.TS Trương Gia Bình” được nhiều học viên tham gia đánh giá cao về cách thức giảng dạy, phương pháp độc đáo và đã giải quyết được tất cả các câu hỏi được đặt ra. Chương trình được Viện Quản trị Kinh doanh FSB tổ chức với mục đích giúp các nhà quản lý Việt Nam giao lưu chia sẻ với giảng viên chuyên gia là các CEO thành đạt và lãnh đạo cao cấp của FPT, giúp các học viên tiếp cận với phương pháp đào tạo mới của người Do thái thông minh – phương pháp kiến tạo. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các doanh nhân Việt hiểu rõ về chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh FeMBA, giúp họ có những đánh giá chính xác để quyết định lựa chọn một khóa học MBA phù hợp nhất.

Xem các chương trình MBA tại: http://caohoc.fpt.edu.vn/
 

CÙNG CHUYÊN MỤC