4 mô hình đào tạo MBA nổi bật tại Việt Nam
Thạc sỹ QTKD thuần Việt học phí 30-40 triệu
Là chương trình do các trường Đại học Việt Nam triển khai và cấp bằng. Chương trình có ưu điểm là mức học phí thấp, chỉ khoảng 30-40 triệu đồng (chưa tính các loại phụ phí khác).
Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng dịch vụ chưa cao. Giáo trình thường khá hàn lâm, thiếu sự cập nhật trong khi hoạt động kinh doanh thực tế trên thương trường đang thay đổi tới mức chóng mặt.
Theo bình luận trên diễn dàn ôn thi cao học, điều “đáng ghét” nhất của các chương trình thạc sỹ trong nước là kỳ thi đầu vào rất “khó nhằn” với những môn “kinh điển” từ thời sinh viên. Muốn thi đỗ, học viên mất rất nhiều thời gian để ôn lại. Thêm nữa, tuy học phí thấp nhưng lại phát sinh nhiều khoản “phụ phí”.
Những trường đào tạo MBA trong nước uy tín hiện nay gồm có ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Ngoại Thương, ĐH Kinh tế – ĐH Quốc gia, ĐH Kinh tế TP.HCM… Đây là những trường đào tạo hàng đầu trong khối ngành kinh tếtừ nhiều năm nên vẫn luôn được học viên tin tưởng.
Cũng là chương trình MBA do trường Đại học trong nước cấp bằng nhưng chương trình này được thiết kế hiện đại với sự tham khảo giáo trình của nhiều chương trình quốc tế. Các kiến thức quản trị được cập nhật theo xu hướng mới, đặc biệt là các “case study” luôn được bổ sung.
Khác biệt rõ nhất là dịch vụ đào tạo, cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy. Dịch vụ và cơ sở vật chất được triển khai theo chuẩn quốc tế, phòng học hiện đại, có ăn giữa giờ, có phụ trách lớp nhắc lịch và hỗ trợ học viên.
Học viên được quyền đánh giá và thay đổi giảng viên, được học bằng những phương pháp đào tạo hấp dẫn, mang tính thực tiễn cao với nhiều “case study” tiêu biểu.
Học viên cũng thường được giao lưu với những chuyên gia giàu trải nghiệm, những CEO nhiều năm chinh chiến trên thương trường và được tham gia nhiều buổi học dã ngoại Teambuilding kết nối.
Nổi lên trong nhóm này có 2 điển hình: Chương trình FeMBA của Viện Quản trị Kinh doanh FSB, Đại học FPT (đào tạo bằng tiếng Việt, học phí 98 triệu) và chương trình HSB-MBA của Khoa quản trị Kinh doanh Đại học quốc gia (đào tạo bằng tiếng Anh với học phí 128 triệu đồng).
MBA liên kết quốc tế học phí từ khoảng 150 đến 400 triệu
Là sự kết hợp giữa trường đại học nước ngoài với trường trong nước. Đại học nước ngoài chịu trách nhiệm về chương trình học, kiểm soát quá trình học và cấp bằng.
Đại học trong nước có nhiệm vụ tuyển sinh và triển khai đào tạo. Ưu điểm của MBA liên kết là chương trình hoàn toàn theo chuẩn quốc tế, hiện đại, học viên học bằng tiếng Anh và được nhận bằng quốc tế như du học nước ngoài .
Mức học phí của chương trình này thường từ gần 200 triệu (liên kết với châu Á) đến gần 400 triệu (liên kết với Mỹ hoặc Châu Âu).
Để lấy bằng MBA của ĐH Northwestern, học viên sẽ học thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, kéo dài 1 năm, học viên DAS tại Việt Nam, nhận chứng chỉ DAS do Đại học FPT cấp. Giai đoan 2, học viên sang ĐH Northwestern học tiếp và lấy bằng MBA.
Với hình thức này, học viên vẫn học thời gian dài ở trong nước và vẫn được đi du học Châu Âu với mức học 268 triệu đồng.
Nối bật trong nhóm đào tạo kiên kết là các chương trình của 3 trường đào tạo kinh doanh hàng đầu Việt Nam đã được Eduniversal bình chọn như Đại học Kinh tế TP HCM, Trung tâm CFVG- Đại học Kinh tế quốc dân và Viện quản trị Kinh doanh FSB – Đại học FPT.
MBA quốc tế học phí từ hơn 400 đến 600 triệu
Là chương trình đào tạo hoàn toàn theo chuẩn quốc tế với đội ngũ giảng viên từ nước ngoài sang. Cở sở vật chất, dịch vụ đào tạo, giáo trình, phương pháp… được triển khai theo đúng mô hình của trường đại học ở nước ngoài, đảm bảo chất lượng quốc tế.
Điểm mạnh của MBA quốc tế là học viên không cần phải đi du học mà vẫn có thể được hưởng chương trình đào tạo đúng chuẩn quốc tế và nhận bằng có giá trị quốc tế.
Tuy nhiên, so với các chương trình đào tạo MBA khác tại Việt Nam, học phí của MBA quốc tế vẫn là “đỉnh cao”, gấp tới vài chục lần học phí MBA két sắt may loc nuoc trong nước.
Nhìn qua 4 loại hình đào tạo trên, rõ ràng về bằng cấp nhất là nhóm MBA trong nước và MBA trong nước chất lượng cao. Vì bằng MBA do trường đại học trong nước cấp bằng nên nếu chỉ dùng bằng ở Việt Nam thì người học có thể hoàn toàn yên tâm.
Còn với các chương trình MBA liên kết và MBA quốc tế, học viên rất cần tìm hiểu uy tín của trường nước ngoài và sự công nhận bằng cấp của Việt Nam. Trên thực tế, đã có những tấm bằng MBA quốc tế, được coi là có giá trị quốc tế nhưng lại không có giá trị ở Việt Nam vì không được Cục Khảo thí công nhận.
Như vậy, khi tấm bằng MBA được coi là “giấy thông hành” cho những vị trí quản lý thì sự lựa chọn càng phải cẩn thận.
Theo ông Hà Nguyên, Viện phó Viện Quản trị Kinh doanh FSB, học viên nên căn cứ vào điều kiện tài chính, năng lực và nhu cầu của mình để chọn loại hình đào tạo, sau đó là chọn trường.
Cùng một sự đầu tư về công sức và thời gian, nếu chọn được chương trình đúng với kỳ vọng thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.
Xem thông tin chương trình MBA TẠI ĐÂY