Masan completes $250 million investment deal with Bain Capital

The consumer goods group has successfully finalized the acquisition of a $250 million investment from Bain Capital, a prominent global private investment firm.

Masan has revamped its Winmart retail chain. Photo at the courtesy of Winmart

The State Securities Commission has confirmed receipt of comprehensive documentation pertaining to the issuance of preferred dividend convertible shares by Masan, marking the culmination of the transaction process.

This strategic investment, originating from Bain Capital, a key player in the global private investment arena managing assets worth approximately $180 billion, underscores Masan’s commitment to fortify its financial footing.

The infusion of $250 million is anticipated to significantly bolster Masan’s liquidity, empowering the conglomerate to meet its financial obligations while fostering agility in executing strategic initiatives.

Both Bain Capital and Masan have formally acknowledged April 22 this year as the official completion date for the transaction, affirming the adherence to the original terms agreed upon in October 2023.

The influx of capital from Bain Capital is poised to turbocharge Masan’s consumer business segment, which demonstrated robust performance in 2023 with a staggering 40 per cent surge in operating profits compared to the previous year.

This growth trajectory is attributed to expansive revenue streams and enhanced profit margins in the fast-moving consumer goods segment, coupled with a resilient performance in the modern retail sector.

Masan anticipates a resurgence in its consumer business segment, buoyed by the gradual recovery of the Vietnamese consumer market this year.

Capitalizing on a conducive business environment and intensified activities in the capital market, Masan is poised to pursue alternative funding avenues with a keen eye on optimizing terms.

The investment structure, comprising convertible dividend preference shares (CDPS) priced at VND85,000 per share and convertible at a 1:1 ratio, underscores Masan’s commitment to preserving the interests of its existing shareholders.

With a fixed dividend rate of zero per cent for the initial five years, escalating to 10 per cent annually thereafter, the CDPS mechanism aims to provide stability and attractive returns for investors.

In essence, Masan’s collaboration with Bain Capital heralds a new chapter in its growth trajectory, positioning the conglomerate to capitalize on burgeoning opportunities and cater to the evolving needs of Vietnam’s 100 million consumers across essential commodities, financial services and daily essentials.

Source: The Leader

Ông Nguyễn Đức Tài: Sếp Thế Giới Di Động không quan tâm lương

Ông Tài nói lương không phải mục tiêu của các lãnh đạo cấp cao, nếu MWG thành công, họ sẽ nhận về phần chia sẻ tương xứng, trong đó có ESOP.

Ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG)

Trong cuộc gặp nhà đầu tư mới đây, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), nói hiện tại ông Phạm Văn Trọng – CEO Bách Hóa Xanh, đã có thể nhận lương nhưng “không chịu nhận”.

“Với những lãnh đạo cấp cao, lương không phải mục tiêu của họ, mà là chiến đấu cho sự thành công của công ty. MWG đảm bảo khi công ty thành công sẽ có chính sách để chia sẻ cho những người tạo ra nó”, ông Tài chia sẻ.

Ông Phạm Văn Trọng nhận chức CEO chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu này từ tháng 4/2023. Khi đó, ông nói sẽ không nhận lương cho đến khi chuỗi này có lãi vào năm 2023. Ông Nguyễn Đức Tài từng nhận xét: “Được bổ nhiệm không phải quyền lợi, đó là trách nhiệm rất lớn. Không ở đâu như Bách hóa xanh khi người được bổ nhiệm đang nhận lương hàng tháng thì giờ không có lương mà vẫn phải làm việc cật lực”.

Đến cuối năm 2023, Bách Hóa Xanh đạt điểm hòa vốn sau các chi phí tương ứng với thực tế vận hành, trên cơ sở hoạt động kinh doanh cốt lõi. Kết quả hòa vốn này không bao gồm các chi phí phát sinh một lần đã hạch toán hết trong quý IV và một phần chi phí khấu hao liên quan đến nâng hạ diện tích cửa hàng do tái cấu trúc. Ban lãnh đạo MWG nói chi phí này sẽ giảm dần theo thời gian và Bách Hóa Xanh tự tin sẽ bù đắp được phần này để có lợi nhuận ròng cả năm 2024.

Phạm Văn Trọng – CEO Bách Hóa Xanh. Ảnh: MWG

Bình luận thêm về vấn đề thu nhập, ông Nguyễn Đức Tài nói triết lý trước nay của công ty là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nhiều năm qua, các lãnh đạo cấp cao MWG “chưa từng đòi hỏi tăng lương” vì họ tin nếu tạo ra kết quả, sẽ nhận về những phần chia sẻ xứng đáng.

Không chỉ sếp Bách Hóa Xanh, ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Trần Huy Thanh Tùng và ông Đoàn Văn Hiểu Em – CEO hai chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, đều không nhận lương trong quý III/2023. Sang quý cuối năm ngoái, cả ba nhận cùng mức lương chưa tới 4 triệu đồng cho ba tháng.

Một trong những thành quả mà các lãnh đạo sẽ nhận được là quyền mua cổ phiếu ESOP. Năm nay, nếu MWG hoàn thành mục tiêu có 125.000 tỷ đồng doanh thu và 2.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hoặc cao hơn, các lãnh đạo và đội ngũ quản lý sẽ được mua cổ phiếu với giá ưu đãi.

“Ai đi làm cũng vì hai thứ: tiền và niềm vui. Nếu kết hợp được hai thứ trên, chúng ta sẽ tạo ra động lực rất lớn cho đội ngũ của mình”, ông Tài nêu quan điểm.

ESOP là chính sách Thế Giới Di Động duy trì khá đều đặn trong nhiều năm qua. Đây được xem như chiến lược quan trọng để giữ nhân tài. Công ty nhiều lần bỏ qua ý kiến của cổ đông rằng tỷ lệ phát hành quá lớn ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Năm trước, do kết quả kinh doanh không khả quan, MWG không đưa ra phương án pháp ESOP.

Còn trước đó vào năm 2022, công ty phát hành hơn 19 triệu cổ phiếu thưởng cho 567 nhân viên với giá 10.000 đồng, thấp hơn 13 lần so với giá thị trường. Các cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng 4 năm. Sau mỗi năm, 25% lượng cổ phiếu ESOP sẽ được chuyển nhượng tự do.

Sở hữu cổ phiếu MWG giúp các lãnh đạo công ty nắm giữ khối tài sản lớn. Ước tính theo giá trị trường hiện tại, ông Tài đang nắm trong tay hơn 1.600 tỷ đồng. Các lãnh đạo khác cũng có tài sản tính bằng cổ phiếu từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng.

Gần đây, ông Robert Willett – thành viên Hội đồng quản trị độc lập, đăng ký bán ra 1,2 triệu cổ phiếu. Với giá chốt phiên ngày 1/3 là 46.600 đồng một đơn vị, số tiền ông Robert thu về khoảng 56 tỷ đồng. Ông nói số tiền trên sẽ dùng để mua nhà cho vợ vì sức khỏe bà không tốt.

Nguồn: Vnexpress

Lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết phân hoá mạnh

Ngành ngân hàng được dự báo sẽ giữ nhịp tăng trưởng và ngành thép và bán lẻ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận nổi bật trong khi ngành bất động sản sụt giảm.

Ngành ngân hàng dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận. Ảnh: Hoàng Anh

Lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên toàn thị trường có thể đạt mức tăng 15% trong quí I năm nay so với cùng kỳ hỗ trợ bởi mức nền so sánh thấp trong cùng kỳ năm trước và mặt bằng lãi suất thấp.

Dự báo này được công ty chứng khoán MBS đưa ra trong báo cáo phân tích lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán trong quý I cũng như triển vọng tăng trưởng cả năm 2024.

Các chuyên gia MBS dự báo ngành ngân hàng trong quí I năm nay sẽ giữ nhịp tăng trưởng cho toàn thị trường với ước tính lợi nhuận tăng 20% so với cùng kỳ. Dù cầu tín dụng vẫn đang cho thấy sự suy yếu, trong quý I sẽ có sự phân hóa giữa các ngân hàng.

Các ngân hàng có lơị thế riêng về mảng cho vay như HDBanh, Techcombank hoặc những ngân hàng có chất lượng tài sản cải thiện, giảm bớt áp lực trích lập dự phòng như BIDV, Sacombank sẽ có kết quả kinh doanh khả quan hơn so với toàn ngành.

Các ngành đạt mức tăng trưởng lợi nhuận nổi bật khác bao gồm thép tăng 163% và bán lẻ tăng 49% tới từ mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, một số doanh nghiệp bán lẻ được dự báo tăng trưởng mạnh như Thế Giới Di Động. Lợi nhuận quý I của công ty được dự báo sẽ phục hồi, tăng gần 18 lần so với mức nền rất thấp cùng kỳ khi mặt bằng giá chung các sản phẩm sẽ tốt hơn so với cùng kỳ.

Trong khi đó chuỗi Bách Hóa Xanh duy trì với doanh thu trên mỗi cửa hàng đạt 1,8 tỷ đồng/tháng với tổng cửa hàng tương đương cuối năm 2023. Lợi nhuận cả năm dự báo tăng gần 15 lần.

Với FPT Retail, quý I được dự báo sẽ phục hồi so với mức nền rất thấp cùng kỳ khi mặt bằng giá chung các sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin sẽ tốt hơn và hệ thống Long Châu duy trì sự ổn định về doanh thu. Theo đó, lợi nhuận quý I của công ty được dự báo tăng 866% và cả năm tăng 166% so với cùng kỳ.

Ngành thép dự kiến bước vào chu kì hồi phục trong bối cảnh giá nguyên vật liệu giảm nhanh hơn giá thành phẩm do áp lực đến từ Trung Quốc, nhu cầu nội địa dự kiến tăng trưởng 3% so với cùng kỳ và giá xuất khẩu tăng trưởng 7%.

Do đó, doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát dự kiến sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận lên tới 736% trong quý I và 92% trong cả năm 2024 từ mức nền thấp của năm ngoái.

Các “ông lớn” khác là Nam Kim và Hoa Sen cũng lần lượt được kỳ vọng tăng trưởng 374% và 63% lợi nhuận trong năm nay.

Ở chiều ngược lại, một số ngành ước tính tăng trưởng lợi nhuận giảm như bất động sản giảm 25% so với cùng kỳ do không còn nhiều dự án để ghi nhận dù đã vượt qua giai đoạn khó khăn.

Với nhóm bất động sản, MBS dự phóng lợi nhuận ròng của Nam Long tăng trưởng 526% trong quý I/2024. Đất Xanh cũng được dự báo tăng trưởng 124%, chuyển từ lỗ sang lãi nhờ vào doanh thu từ bàn giao dự án Opal Skyline và cư sự hồi phục khiêm tốn của mảng môi giới bất động sản.

Ở nhóm dầu khí, MBS dự báo có diễn biến phân hóa do kỳ vọng chủ yếu tới từ khu vực thượng nguồn nhờ đại dự án Lô B – Ô Môn, các dự án điện gió ngoài khơi và giá cho thuê giàn khoan đang ở mức cao kỷ lục, mang lại kỳ vọng tích cực đối với các doanh nghiệp như Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam hay PVTrans.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trung và hạ nguồn có thể ghi nhận tăng trưởng âm khoảng do rủi ro thiếu khí của Tổng công ty Khí Việt Nam và Nhà máy lọc dầu Dung Quất bảo dưỡng từ giữa tháng 3/2024 kéo theo sản lượng có thể giảm.

Cũng theo MBS, sự phân hóa kết quả lợi nhuận cũng được ghi nhận ở ngành điện. Lợi nhuận ròng quý I/2024 của PC1 dự kiến tăng mạnh từ mức nền rất thấp năm ngoái, hỗ trợ bởi chi phí lãi vay có xu hướng giảm và đóng góp bổ sung từ mảng kinh doanh mới là niken, với giá niken đang có xu hướng tăng trở lại từ tháng 3/2024.

Với Nhiệt điện Phả Lại, lợi nhuận quý I/2024 tăng trưởng mạnh chủ yếu do cùng kỳ năm ngoái nhà máy phải dừng hoạt động một phần để sữa chữa. Trong khi đó, lợi nhuận của Gelex được dự báo tăng trưởng 286% so với nền thấp năm ngoái.

Gần đây, cơ chế điều chỉnh giá điện bán lẻ mới được bán hành sẽ hỗ trợ triển vọng ngành điện trong cả ngắn và dài hạn, đặc biệt các doanh nghiệp điện khí và điện năng lượng tái tạo.

Nguồn: The Leader

Hoàn thành khảo sát chính thức đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại Trường ĐH FPT

Vừa qua, đoàn đánh giá ngoài và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) Sài Gòn đã khảo sát tại các phân hiệu Trường ĐH FPT, phục vụ đánh giá ngoài cơ sở giáo dục. Cùng với các hoạt động làm việc trước đó, chính thức hoàn thành khảo sát đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại Trường ĐH FPT.

GS.TSKH. Bành Tiến Long, Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trưởng đoàn phát biểu khai mạc đợt khảo sát chính thức

Đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại Trường ĐH FPT đã diễn ra từ từ ngày 25/3 – 31/3 với các hoạt động làm việc trực tiếp tại Trường ĐH FPT tại Hà Nội, phân hiệu Trường ĐH FPT tại Cần Thơ và trực tuyến với các phân hiệu tại Đà Nẵng, TP. HCM, Quy Nhơn.

Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) Sài Gòn là đơn vị thực hiện khảo sát chính thức đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại Trường Đại học FPT. Thành viên đoàn đánh giá ngoài gồm có: GS.TSKH. Bành Tiến Long, Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trưởng đoàn; TS. Lê Hoàng Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm KĐCLGD Sài Gòn, Thư ký; PGS.TS. Đỗ Hạnh Nga, Phó Giám đốc Trung tâm KĐCLGD Sài Gòn, Thành viên thường trực; PGS.TS. Vũ Đức Lung, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học CNTT – VNU TP. HCM, Thành viên; và TS. Trần Công Nghiệp, Kiểm định viên của Trung tâm KĐCLGD Sài Gòn, Thành viên.

Về phía Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn có TS. Nguyễn Kim Dung (Giám đốc Trung tâm, Giám sát) và ThS. Nguyễn Thi Lệ Hằng (Cán bộ Trung tâm).

Đại diện Trường ĐH FPT tiếp đón và làm việc với đoàn đánh giá ngoài và Trung tâm KĐCLGD Sài Gòn

Tiếp đón và làm việc với đoàn đánh giá ngoài và Trung tâm KĐCLGD Sài Gòn, về phía Trường ĐH FPT có TS. Lê Trường Tùng (Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH FPT), TS. Nguyễn Khắc Thành (Hiệu trưởng Trường ĐH FPT), TS. Nguyễn Kim Ánh (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH FPT), cùng đại diện các đoàn thể, quản lý và cán bộ/ giảng viên các phòng, ban, bộ môn và sinh viên của Trường.

Tiếp nối các hoạt động làm việc với Trường ĐH FPT, trong các ngày từ 01/4-04/4, đoàn đánh giá ngoài và Trung tâm KĐCLGD Sài Gòn đã tham quan tại các phân hiệu Trường ĐH FPT tại Cần Thơ, Đà Nẵng, TP. HCM và Quy Nhơn.

Đoàn đánh giá ngoài làm việc tại Trường ĐH FPT phân hiệu Quy Nhơn, Bình Định

Kết thúc đợt đánh giá ngoài đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại Trường ĐH FPT theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng CSGD ban hành theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ Giáo dục & Đào tạo gồm 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí, Trường ĐH FPT được đoàn chuyên gia đánh giá cao ở một số hoạt động.

Đoàn đánh giá ngoài khảo sát tại Trường ĐH FPT phân hiệu Đà Nẵng

Đoàn đánh giá ngoài khảo sát và làm việc tại Trường ĐH FPT phân hiệu TP. HCM

Trong đó, tiêu chuẩn 17: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học nhận được nhiều đánh giá tích cực nhất. Các chuyên gia nhận xét rằng Trường ĐH FPT có hệ thống các phòng ban chức năng cung cấp nhiều hoạt động đa dạng phục vụ và hỗ trợ, giám sát người học từ khi vào Trường đến khi tốt nghiệp. Ngoài ra, việc áp dụng các hệ thống CNTT vào giám sát để có thể hỗ trợ người học kịp thời tại Trường ĐH FPT cũng là điểm sáng được các chuyên gia đánh giá cao.

Đoàn đánh giá ngoài khảo sát và làm việc tại Trường ĐH FPT phân hiệu Cần Thơ

Tiêu chuẩn 16: Đánh giá người học cũng là một tiêu chuẩn được đánh giá cao trong đợt khảo sát chính thức này tại Trường ĐH FPT. Trường đã tổ chức thi độc lập với công tác giảng dạy, đảm bảo được khách quan, công bằng trong đánh giá người học. Các hoạt động, hình thức kiểm tra, đánh giá cũng được cải tiến thường xuyên dựa trên các dữ liệu nghiên cứu, phân tích kết quả kiểm tra đánh giá.

Đoàn khảo sát một lớp học Thiết kế mỹ thuật số tại Trường ĐH FPT

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn 21: Kết nối và phục vụ cộng đồng và tiêu chuẩn 24: kết quả phục vụ cộng đồng đồng với những minh chứng về việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống thông qua các hoạt động trải nghiệm cho người học như: “Đưa bộ môn nhạc cụ dân tộc đến với các trường THPT”, “Đưa Vovinam – Việt võ đạo đến các trường phổ thông”; thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo CBGV, SV trường và công chúng bên ngoài cũng là các tiêu chuẩn thể hiện được kết quả nổi bật, được đoàn đánh giá ngoài ghi nhận.

Đoàn trao đổi với GV, SV Trường về việc tham gia các dự án cộng đồng lan toả văn hoá truyền thống

Tổng kết bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại Trường ĐH FPT, TS. Nguyễn Kim Dung (Giám đốc Trung tâm, Giám sát) phát biểu, đoàn đánh giá cao một số hoạt động thể hiện rất rõ tinh thần “Làm khác để làm tốt” của Trường. Trường ĐH FPT được đánh giá là có tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi, triết lý giáo dục khác biệt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam.

TS. Nguyễn Kim Dung cũng đưa ra một vài khuyến nghị về việc Trường ĐH FPT có thể nâng cao chất lượng hoạt động trong thời gian tới thông qua việc đối sánh, cải tiến liên tục và hiệu quả, chính thức hoàn thành và khép lại đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại Trường ĐH FPT.

Nguồn: Tổ chức Giáo dục FPT

Lãnh đạo 5.0: Nâng tầm năng lực quản trị nhờ STEM MBA

Giữa bối cảnh thế giới BANI nhiều hỗn tạp, kiến thức kinh doanh hiện đại, tư duy nhạy bén cùng kỹ năng tối ưu hóa công nghệ và phân tích dữ liệu (STEM) là bệ phóng giúp doanh nhân nâng tầm năng lực quản trị.

>> Chi tiết: https://dantri.com.vn/giao-duc/lanh-dao-50-nang-tam-nang-luc-quan-tri-nho-stem-mba-20240403202842039.htm