Phát triển bền vững để làm gì nếu không vượt qua được khó khăn trước mắt?

Dù phát triển bền vững đã trở thành nhu cầu sát sườn, song câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp tự đặt ra lúc này là phát triển bền vững để làm gì nếu không vượt qua được khó khăn trước mắt.

Ông Nguyễn Quang Vinh – Phó chủ tịch VCCI, Chủ tịch VBCSD.

Câu hỏi khó về phát triển bền vững

Theo một khảo sát do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng mới thực hiện gần đây về khó khăn doanh nghiệp và triển vọng kinh tế cuối 2023, bức tranh kinh tế hiện nay đang có nhiều gam màu tối.
Cụ thể, trên 82% doanh nghiệp cho biết dự kiến giảm quy mô, tạm dừng, hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại năm nay. Doanh nghiệp cũng thể hiện niềm tin thấp, khi hơn 81% đánh giá tiêu cực hoặc rất tiêu cực về triển vọng kinh tế.

Có thể nói, những con số này cũng tương đồng với những dự báo đã được đưa ra trước đó, về một giai đoạn “hậu Covid”. Đó mới là lúc doanh nghiệp thực sự “ngấm đòn”, khi nguồn lực dữ trữ đã cạn kiệt vì phải ứng phó với đại dịch.
Nhận định này được ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), đưa ra tại Lễ phát động chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững 2023 (CSI 2023) mới đây.
Theo ông Vinh, nếu như vài năm trước đây, doanh nghiệp còn mơ hồ, nghĩ về phát triển bền vững như một câu chuyện xa xôi, chỉ dành cho “các ông lớn”, thì bây giờ, câu chuyện đó đã trở nên sát sườn, thực tế hơn.
Thế nhưng, trong bối cảnh hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp lại một lần nữa đối mặt với câu hỏi “phát triển bền vững để làm gì?”, nhưng ở một góc độ khác là “phát triển bền vững để làm gì nếu chúng tôi không vượt qua được khó khăn ngay lúc này?”.
“Đây rõ ràng là một câu hỏi hết sức thực tế, buộc những người làm phát triển bền vững phải nhìn nhận lại, trăn trở hơn về cách thức làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khi hơn 90% doanh nghiệp thuộc hạng vừa và nhỏ, bứt phá khỏi “bẫy tư duy” này”, ông Vinh phân tích.
Đi tìm đáp án
Vị chủ tịch VBCSD cho rằng, câu trả lời nằm ở cả Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp cần Chính phủ có những chính sách hỗ trợ, “tiếp sức” kịp thời, đồng bộ, để tháo gỡ những nút thắt, khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt.
Theo khảo sát của Ban IV, doanh nghiệp đã đề xuất hàng loạt các kiến nghị, như giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh, tăng khả năng tiếp cận vốn vay của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Cùng với đó, tăng đàm phán thương mại để đa dạng hóa thị trường đầu vào và đầu ra, để giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.

Về phía doanh nghiệp, ông Vinh cho rằng, trước hết, doanh nghiệp cần một tư duy đúng về phát triển bền vững.
Nếu nhìn vào những doanh nghiệp đã bền bỉ theo đuổi và thực hiện chiến lược kinh doanh bền vững trước giai đoạn đại dịch xảy ra, như PNJ, Vinamilk, Traphaco, Bảo Việt, PAN Group, SASCO…, có thể thấy đó là những doanh nghiệp vẫn gặt hái được kết quả kinh doanh tốt bất chấp đại dịch, và cũng có sự phục hồi nhanh hơn so với các doanh nghiệp khác.
Nếu nhìn vào xu hướng tiêu dùng và đầu tư hiện nay, có thể thấy đó là những xu hướng tập trung vào tính bền vững.
Đơn cử, cuộc khảo sát về thói quen tiêu dùng của PwC cho thấy, người tiêu dùng ngày nay đã quan tâm nhiều hơn về môi trường, khi hơn 47% người tham gia khảo sát cho biết họ ưu tiên sử dụng các sản phẩm có thể tự phân hủy.
Trước đó, báo cáo của Nielsen năm 2020 cũng chỉ ra rằng, 80% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều tiền cho sản phẩm cam kết xanh và sạch, hay được sản xuất từ nguyên liệu thân thiện với môi trường.
Về phía các nhà đầu tư quốc tế, họ cũng muốn ưu tiên dòng vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, các dự án có định hướng bền vững.
“Như vậy, khi nhìn từ góc độ đó, doanh nghiệp sẽ thấy phát triển bền vững không phải là chi phí, là gánh nặng, mà chính là đầu tư và cơ hội cho doanh nghiệp”, ông Vinh nhấn mạnh.
Cùng với tư duy đó, doanh nghiệp nên thực hiện đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực, tạo ra những sản phẩm dịch vụ xanh.
Điều này có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như khẳng định tầm nhìn và năng lực kinh doanh bền vững, để thu hút tốt hơn nguồn vốn đầu tư dài hạn.
“Cũng giống như người ngư dân luôn thu được mẻ cá lớn sau cơn bão, doanh nghiệp khi kiên định với chiến lược phát triển bền vững, chắc chắn sẽ vươn mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau những thách thức trước mắt”, ông Vinh khẳng định.Nguồn: The Leader

STEM MBA: Rèn tư duy thực chiến và điều hành dựa trên cơ sở dữ liệu

Kinh nghiệm và trực giác giúp lãnh đạo, nhà quản lý trở nên tài giỏi và đặc biệt nhưng để có những quyết định sáng suốt, đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp trường tồn cần phải có tư duy phân tích, ứng dụng dữ liệu.

Theo Forbes, con người và máy móc sản sinh ra hơn 2,5 tỷ gigabyte dữ liệu mỗi ngày và dự báo đến năm 2025, lượng dữ liệu được tạo ra trên toàn cầu sẽ đạt tới con số 163 zetabyte (tương đương 163.000 tỷ gigabyte). Đây chính là “mỏ vàng” giúp các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dựa trên dữ liệu theo thời gian thực, tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt trong quản trị, vận hành, kinh doanh hướng đến tăng trưởng bền vững.

Một nghiên cứu khác của McKinsey cho thấy, các công ty sử dụng các công cụ tăng trưởng doanh số bán hàng B2B dựa trên dữ liệu có khả năng tăng trưởng nhanh hơn và lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) được kỳ vọng tăng từ 15-25%.

Theo một nghiên cứu từ Collibra và Forrester Consulting, các công ty điều hành dựa trên dữ liệu có cơ hội hoàn thành mục tiêu doanh thu cao hơn 58% so với các công ty không hoạt động dựa trên dữ liệu. Và cơ hội vượt mục tiêu doanh thu của các công ty điều hành dự trên dữ liệu cũng cao hơn 162% so với các công ty không điều hành dựa trên dữ liệu.

Ông Hoàng Nam Tiến tham dự Hội thảo: “Tăng trưởng hay là chết” tại FSB Cần Thơ

Chia sẻ kinh nghiệm thực chiến về điều hành doanh nghiệp dựa trên dữ liệu theo thời gian trong Podcast Vietsuccess, phát sóng ngày 9/6, ông Hoàng Nam Tiến – Phó chủ tịch Hội đồng trường ĐH FPT cho biết, từ trước đến nay, phần lớn lãnh đạo ra quyết định là dựa vào kinh nghiệm và trực giác. Đây là hai yếu tố đặc biệt giúp lãnh đạo trở nên tài giỏi và khác biệt. Nhưng xã hội đã thay đổi, dữ liệu cùng sự phát triển của các nền tảng công nghệ như AI, Big Data… đã giúp các nhà lãnh đạo có thể ra quyết định nhanh và sáng suốt.

Dữ liệu còn giúp doanh nghiệp cá thể hóa khách hàng, hiểu rõ nhu cầu của từng khách hàng. “Trước đây, chúng ta chỉ chia khách hàng theo các phân khúc, thì nay với các dữ liệu được cấu trúc, chúng ta có thể cá thể hóa, cung cấp những trải nghiệm dịch vụ xuất sắc cho từng khách hàng”, ông Tiến cho biết thêm.

Doanh nhân Mai Thu Huyền trong lễ tốt nghiệp tại FSB

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt khi chuyển đổi số đang là vũ khí quan trọng quyết định sự hiệu quả, tăng năng suất lao động, cạnh tranh trong môi trường đầy biến động và khó dự báo trong tương lai. Technology Driven Business và Data Driven Business là hai bí quyết quyết định sự thành công của nhà lãnh đạo trong thời đại số. Chương trình SeMBA của Viện Quản trị & Công nghệ FSB đã trả lời câu hỏi, làm sao để trở thành nhà lãnh đạo tương lai trong kỷ nguyên số.

Đây cũng chính là lý do các môn học về phân tích dữ liệu kinh doanh, lãnh đạo thời kỳ chuyển đổi số, phân tích và chuẩn đoán doanh nghiệp được Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT đưa vào chương trình đào tạo SeMBA (STEM Executive MBA) – chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh kết hợp ứng dụng tư duy giáo dục STEM.

Thông qua các môn học này, học viên không chỉ được cập nhật những kiến thức, xu hướng mới nhất trong vận hành doanh nghiệp dựa trên dữ liệu mà còn được trực trực tiếp ứng dụng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn doanh nghiệp thông qua phương pháp đào tạo STEM và các giờ học “thực chiến”.

Với thời lượng tới 30% các môn STEM, SeMBA sẽ giúp học viên sở hữu cả thế mạnh về quản trị và công nghệ, từ đó đưa ra các quyết định đột phá, các giải pháp kinh doanh sáng tạo, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường, giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững trong thời đại số.

Đồng thời, chương trình còn áp dụng các phương pháp học tập kiến tạo và những hoạt động giảng dạy phi truyền thống trên nền tảng học tập EduNext độc quyền được phát triển bởi các chuyên gia công nghệ của Tập đoàn FPT.

Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT đã có hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn và đào tạo quản trị, với hơn 10.000 cựu học viên là các nhà quản trị đang nắm giữ những trọng trách cao tại các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. FSB được xếp hạng Top 3 Trường đào tạo kinh doanh tốt nhất Việt Nam theo xếp hạng của Eduniversal và Top 25 chương trình MBA tốt nhất Đông Á.

Hiện, FSB hiện tổ chức triển khai đào tạo MBA tại 4 cơ sở là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Bích Ngọc (Theo Doanh nhân Sài gòn)

Xu hướng trải nghiệm khách hàng – Nâng cao vị thế cạnh tranh

Trong thế giới không ngừng phát triển, sự thành công của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào doanh số bán hàng, mà còn phụ thuộc vào sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp đó.
 
 
Theo thống kê của Salesforce, có hơn 50% người tiêu dùng có khả năng chuyển đổi thương hiệu nếu doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của họ. Kết quả trên cho thấy việc mang lại trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của khách hàng là yếu tố giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn, tạo vị thế cao hơn so với các doanh nghiệp khác.
 
Với mong muốn đồng hành cùng các nhà quản trị, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT tổ chức hội thảo "XU HƯỚNG TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG – NÂNG CAO VỊ THẾ CẠNH TRANH" chia sẻ những nguyên tắc quan trọng để xây dựng trải nghiệm khách hàng, cách thức tiếp cận đến khách hàng mục tiêu trước những thay đổi trong hành trình khách hàng. Ngoài ra đó còn là cơ hội để lắng nghe những ý kiến của chuyên gia về một số công cụ cũng như các bài học thành công, kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
 
Diễn giả:
Ông Hoàng Nam Tiến: Phó chủ tịch hội đồng trường, Trường Đại học FPT
Ông Nguyễn Dương: Nhà sáng lập CEMPARTNER
 
Thời gian diễn ra hội thảo: 18:30 ngày 20/06/2023
Hình thức: trực tiếp tại FPT Tower Phạm Văn Bạch và trực tuyến toàn quốc.
 
Đăng ký tham gia hội thảo miễn phí: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfFPZj9BMFBsHdBbhtGvPuNyAZokUaJtYq746n4wHLqRG2_oA/viewform hoặc liên hệ Hotline 0932939981.
 
Nội dung chính chương trình:
Nhìn nhận về bức tranh tổng quan về trải nghiệm khách hàng.
Nhận định về tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Những chia sẻ về kinh nghiệm, cách thức, chiến lược thiết kế trải nghiệm khách hàng từ các diễn giả.
Trao đổi, giao lưu và chia sẻ với 2 chuyên gia đầu ngành.
Tin FSB

Phó Chủ tịch Hoàng Nam Tiến: Cái tôi “I know” là thách thức lớn nhất của các nhà lãnh đạo trong việc học

Trước tình hình kinh tế biến động và sự phát triển vũ bão của công nghệ 4.0, chủ doanh nghiệp cần phải học để thích ứng nhanh và đón đầu các xu thế mới. Để việc học trở nên hiệu quả, các lãnh đạo cần phải tiếp cận xu hướng giáo dục của thế giới.

Phó Chủ tịch Hoàng Nam Tiến tại buổi ghi hình podcast Vietsuccess – Nguồn: Vietsuccess

Trước bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, nhà lãnh đạo không chỉ cần thích ứng nhanh mà còn phải tạo ra tương lai
 
Các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI) Ben Goertzel của Mỹ dựa đoán trong tương lai AI có thể thay thế 80% công việc của con người, đồng thời cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. Trung bình 1 việc mất đi sẽ có 2-3 công việc khác được sinh ra. Thực trạng này đòi hỏi các nhà lãnh đạo không chỉ phải thích ứng nhanh với công nghệ mà còn phải tạo các cơ hội việc làm mới.
 
Tại Podcast “Tạo đột phá từ những quyết định ngược lối” của chương trình Vietsuccess Growth phát sóng tối qua 9/6, ông Hoàng Nam Tiến – Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Đại học FPT chia sẻ: nhờ khoảng thời gian 3 tháng du học tại Mỹ, ông đã nhìn thấy được xu hướng kinh doanh các thiết bị công nghệ. Sau đó, ông trở về nước và phát triển FPT trở thành một trong những nhà phân phối thiết bị công nghệ hàng đầu Việt Nam hiện nay. Từ chính bài học kinh nghiệm của mình. Ông Hoàng Nam Tiến khẳng định: Nếu lãnh đạo doanh nghiệp không chuẩn bị tâm thế Lifelong Learning thì sẽ sớm bị loại bỏ khỏi cuộc chơi.
 
Bàn về việc học của lãnh đạo, ông Hoàng Nam Tiến cũng cho biết học MBA hiện đang là xu hướng được nhiều lãnh đạo lựa chọn. Tuy nhiên, phần lớn các chương trình MBA hiện nay tại Việt Nam đều chỉ tập trung vào lý luận và không có tính thực tiễn cao.
 
Lãnh đạo tương lai nên chọn học gì giữa ma trận MBA tại Việt Nam
 
MBA là chương trình đào tạo sau đại học phổ biến được nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn. Hiện nay, có rất nhiều chương trình MBA chiêu sinh với các hình thức khác nhau. Điểm chung của các chương trình MBA là đều được mang từ nước ngoài về và thay đổi để phù hợp với thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả đào tạo của các chương trình không cao vì chỉ tập trung vào lý luận và không có tính ứng dụng cao.
 
Trước thực trạng này, Phó Chủ Tịch Hoàng Nam Tiến tư vấn  cho các cấp nhân sự, đặc biệt chủ doanh nghiệp và nhân sự cấp cao nên lựa chọn học chương trình MBA có tích hợp STEM. STEM đang là xu hướng giáo dục trên thế giới, được tổng hợp từ các bộ môn Science (khoa học),Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Math (Toán học/Dữ liệu). Học viên STEM MBA (SEMBA) sẽ có cơ hội được tiếp cận với khoa học dữ liệu và ứng dụng thực tiễn các công cụ phân tích dữ liệu trong kinh doanh. Dựa trên phân tích dữ liệu, chủ doanh nghiệp sẽ dự đoán được rủi ro và đưa ra quyết định với mức độ chính xác cao, kể cả trong bối cảnh biến động. Nhiều nhà lãnh đạo, nhân sự cao cấp của các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ đánh giá  STEM MBA (SEMBA)  như một “cuốn hộ chiếu cho thành công” tại bất kỳ nền kinh tế nào trên toàn cầu. 

 
Lễ tốt nghiệp chương trình STEM MBA (SEMBA) tại FSB – Nguồn FSB
 
Cái tôi “I know” – rào cản lớn nhất của các nhà lãnh đạo trong việc học
 
Học là con đường ngắn nhất để nâng cao năng lực quản trị trong kỷ nguyên số, nhưng một số lãnh đạo vẫn ngần ngại trong việc học. Giải thích cho điều này, Phó Chủ Tịch Hoàng Nam Tiến cho biết cái tôi “I Know” chính là thách thức lớn nhất của các lãnh đạo trong việc học. Phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam “trót” nghĩ mình đã biết hết tất cả, nên rất khó để học thêm điều mới.
 
Ông Tiến cho biết mức độ thông hiểu về 1 lĩnh vực nào đó bao gồm 4 giai đoạn: Data – Information – Knowledge – Wisdom. Thách thức của người làm lãnh đạo là phải có một lượng kiến thức tổng hợp đủ lớn ở mức độ Wisdom. Điều này đồng nghĩa với việc lãnh đạo phải chấp nhận “I don’t know” để tiếp nhận những kiến thức mới. Phó Chủ Tịch Hoàng Nam Tiến cũng nhắn nhủ: “Trước sự biến động lớn của thị trường,  học từ trong sách là chưa đủ, các lãnh đạo cần phải học thực chiến để hiểu được tác động của công nghệ (big data, AI,…) đối với thị trường kinh doanh”.
 
Với sứ mệnh cung cấp năng lực toàn cầu cho các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam, Viện Quản trị & Công Nghệ FSB là đơn vị tiên phong đào tạo STEM MBA (SEMBA) thực chiến. Trong các lớp đào tạo STEM MBA (SEMBA), học viên sẽ có cơ hội cùng nhau tranh luận và giải quyết những vấn đề thực tiễn trong doanh nghiệp. Chính điểm khác biệt này của FSB đã giúp gia tăng tính ứng dụng của STEM MBA (SEMBA). FSB nhiều năm được  Eduniversal bình chọn nằm trong  TOP 3  Trường kinh doanh tốt nhất Việt Nam và chương trình MBA của FSB đồng thời được xếp hạng 24 trong Top các chương trình MBA tốt nhất Đông Á.

Việt Nam sẽ ra sao sau 100 năm nữa theo tưởng tượng của ChatGPT và AI?

ChatGPT nhận định, Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, và tương lai có thể mang đến nhiều cơ hội và thách thức. Với mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm khoảng 6-7%, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Thông tin trong bài lấy từ câu trả lời của ChatGPT và chỉ mang tính chất tham khảo.
ChatGPT nhận định, Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, và tương lai có thể mang đến nhiều cơ hội và thách thức.
Với mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm khoảng 6-7%, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Sự đổi mới và cải cách kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp và tăng thu nhập cho người dân.
Khi được yêu cầu mô tả Việt Nam sau 100 năm nữa, ChatGPT đã mô tả trên nhiều khía cạnh như kinh tế, du lịch, công nghệ…
Về khía cạnh kinh tế, ChatGPT dự đoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển kinh tế và trở thành một nền kinh tế mạnh mẽ. Việt Nam có thể thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài và trở thành một trung tâm kinh tế quốc tế.
Sự đổi mới công nghệ và khởi nghiệp có thể trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
“Dự kiến Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới”, ChatGPT viết. Với sự đầu tư trong cơ sở hạ tầng, công nghệ và quản lý, Việt Nam có thể thu hút nhiều công ty đa quốc gia và trở thành một trung tâm kinh tế quốc tế.
Về khía cạnh du lịch, sau 100 năm, Việt Nam có thể trở thành một điểm đến du lịch hàng đầu trên thế giới. Với vẻ đẹp tự nhiên, di sản văn hóa và lịch sử phong phú, Việt Nam có thể thu hút nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Các địa điểm du lịch như Hạ Long, Sapa, Huế, Hội An và thành phố Hồ Chí Minh có thể trở thành các điểm đến nổi tiếng và đáng ghé thăm.
Đặc biệt khi nói về công nghệ, chatbot của OpenAI dự báo, Việt Nam có thể trở thành một quốc gia dẫn đầu về công nghệ trong 100 năm tới.
Các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu và năng lượng sạch có thể được phát triển mạnh mẽ. Các công ty công nghệ của Việt Nam có thể trở thành các công ty hàng đầu thế giới và đóng góp vào sự phát triển công nghiệp 4.0.
Về hạ tầng, Việt Nam có thể đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, bao gồm mạng lưới giao thông, cảng biển, sân bay và hệ thống năng lượng. Việt Nam có thể phát triển hệ thống giao thông thông minh, sử dụng công nghệ hiện đại như xe tự lái và tàu siêu tốc.
Hệ thống năng lượng sạch và bền vững có thể trở thành ưu tiên hàng đầu để giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa.
Dân số của Việt Nam có thể tiếp tục tăng lên và đạt mức đáng kể. “Với sự tiến bộ kinh tế và công nghệ, mong đợi rằng chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam sẽ cải thiện. Giáo dục, y tế và các dịch vụ công cộng khác có thể được cải thiện đáng kể” ChatGPT viết.
Dựa theo mô tả của ChatGPT, dưới đây là hình ảnh của Việt Nam sau 100 năm nữa do công cụ vẽ tranh AI Deep Dream thực hiện:

Nguồn: NSTT