Global CX Summit 2024: Định hình tương lai trải nghiệm khách hàng

Ngày 14/12/2024, tại khách sạn Rex Hotel Saigon (TP.HCM), hội nghị hàng đầu về Quản trị Trải nghiệm Khách hàng – Global CX Summit 2024, với chủ đề “Navigating the Future of Customer Experience in 2025”, sẽ chính thức diễn ra. Sự kiện này không chỉ là nơi quy tụ những lãnh đạo và chuyên gia hàng đầu mà còn mang đến những chiến lược đột phá và xu hướng mới nhất giúp doanh nghiệp nâng tầm trải nghiệm khách hàng (CX).

Tại sao trải nghiệm khách hàng là yếu tố sống còn?

Trong kỷ nguyên số hóa, khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về sự cá nhân hóa, tính liền mạch và bền vững trong trải nghiệm. Các nghiên cứu từ các tổ chức uy tín cho thấy:
80% khách hàng ưu tiên thương hiệu cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa.
70% khách hàng mong muốn các giải pháp tự phục vụ nhanh chóng như chatbot hoặc trợ lý ảo.
76% thế hệ Gen Z đặt tiêu chí bền vững làm ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn thương hiệu

Hội nghị Global CX Summit 2024 không chỉ tập trung giải đáp những đòi hỏi này mà còn giúp doanh nghiệp tận dụng công nghệ AI để tối ưu hóa hành trình khách hàng, tăng cường hiệu quả kinh doanh và duy trì vị thế cạnh tranh.

Những điểm đặc biệt tại Global CX Summit 2024

Xu hướng dẫn đầu và công nghệ tiên phong
Hội nghị sẽ cung cấp những hiểu biết đột phá về cách công nghệ, đặc biệt là AI, đang định hình CX. Ví dụ, một hãng hàng không quốc tế đã giảm 60% tỷ lệ mất khách hàng nhờ hệ thống AI cá nhân hóa – minh chứng cho sức mạnh của công nghệ trong CX.

Diễn giả đẳng cấp quốc tế
Với sự tham gia của 14+ chuyên gia hàng đầu, hội nghị hứa hẹn mang đến những góc nhìn đa chiều dành cho các doanh nghiệp đến từ nhiều ngành nghề khác nhau.

Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và bài học thất bại
Các phiên thảo luận mở sẽ mang đến các bài học kinh nghiệm quý giá, không chỉ tập trung vào thành công mà còn chia sẻ những thất bại trong hành trình cải thiện CX, giúp doanh nghiệp học hỏi và điều chỉnh chiến lược hiệu quả.

Kết nối và phát triển mạng lưới
Đây là cơ hội vàng để gặp gỡ các nhà lãnh đạo và quản lý cấp cao tại Việt Nam và quốc tế, mở ra tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực CX.

Diễn giả uy tín và nội dung chất lượng

Học tập và tham vấn cùng 14 diễn giả trong nước và quốc tế, bao gồm các Nhà quản trị, chuyên gia CX toàn cầu, và nhà nghiên cứu hành vi khách hàng từ các tổ chức uy tín:

TS. Tom Dewitt: Chủ tịch hiệp hội “CX of M” – Hiệp hội các chuyên gia trải nghiệm khách hàng Michigan với 20 năm nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực Marketing và trải nghiệm khách hàng

TS. John Branch: Giáo sư Quản trị kinh doanh Đai học Michigan – Chuyên gia tư vấn Marketing toàn cầu

Ông Lou Carbone: Giám đốc điều hành của Experience Engineering®, Inc, “Bố già” trong lĩnh vực Quản lý Trải nghiệm khách hàng toàn cầu

Ông Hoàng Nam Tiến: PCT Hội đồng trường, Đại học FPT

Ông Carsten Ley: Chuyên gia tư vấn trải nghiệm khách hàng, nguyên phó chủ tịch CX/CS của Lazada

Bà Nguyễn Đỗ Quyên: Phó TGĐ FPT Retail, Bà đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng FPT Long Châu trở thành chuỗi nhà thuốc số 1 tại Việt Nam, cũng như đạt được các thành tựu trong việc ứng dụng chuyển đổi số hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của FPT Retail.

Ông Tom DeVries: Nhà sáng lập và Chủ tịch Crucx, là một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế trải nghiệm khách hàng (CX), với hơn 20 năm tư vấn trên toàn cầu.

Ông Nguyễn Huy Bình: Tổng Giám đốc Công ty CP SYCA (SOI.Pro)

TS. Phan Quang Tuấn: Tiến sĩ tại Havard, Phó Giáo sư tại Đại học Hong Kong (HKU), là một chuyên gia hàng đầu về trải nghiệm khách hàng (CX), kinh doanh kỹ thuật số và đổi mới sáng tạo.

Bà Lý Thúy Ngân: Giám đốc Khách hàng, Ipsos Việt Nam, chuyên gia uy tín với 26 năm kinh nghiệm trong trải nghiệm khách hàng (CX) và nghiên cứu thị trường tại Việt Nam, Úc, Trung Quốc, và Thụy Sĩ
Cùng rất nhiều các chuyên gia Uy tín khác…

Ai nên tham dự Global CX Summit?
Hội nghị được thiết kế dành riêng cho:
CEO, C-level: Tìm kiếm chiến lược dài hạn và cải tiến quản trị doanh nghiệp.
Quản lý CX và dịch vụ khách hàng: Tăng cường khả năng cá nhân hóa và tối ưu hóa hành trình khách hàng.
Nhà nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chiến lược: Cập nhật xu hướng CX toàn cầu để tư vấn hiệu quả hơn.

Thông tin chi tiết sự kiện
Thời gian: 8:00 – 17:30, ngày 14/12/2024
Địa điểm: Rex Hotel Saigon, 141 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM
Vé tham dự: 3.800.000 VNĐ (bao gồm tài liệu hội nghị và chứng chỉ tham dự)

Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia diễn đàn CX lớn nhất trong năm, nơi hội tụ những chiến lược đột phá và cơ hội kết nối không giới hạn.

Cách đăng ký tham dự: Hãy truy cập https://fpub.fsb.edu.vn/global-cx-summit-2024/ hoặc liên hệ qua email ceo@fsb.edu.vn để được hỗ trợ chi tiết.

Tin FSB

HCM City aims to become Southeast Asian logistics hub

HCM City is set to enhance its logistics sector to become a key logistics hub in Southeast Asia by 2030, leveraging global supply chain opportunities.

Võ Văn Hoan, deputy chairman of the People’s Committee, speaks at HCM City Logistics 2024 conference organised by the HCM City Logistics Association on Friday. — VNA/VNS Photo

HCM City is set to enhance its logistics sector to become a key logistics hub in Southeast Asia by 2030, leveraging global supply chain opportunities.

Speaking at the HCM City Logistics conference organised by the HCM City Logistics Association on Friday, Võ Văn Hoan, deputy chairman of the People’s Committee said the city aims to position itself as a key logistics service centre in global supply chains.

The city aims to develop logistics into a pioneering and sustainable economic sector, with a goal to become a logistics service hub not only for Asia but also on a global scale by 2045.

Logistics is one of Việt Nam’s rapidly expanding sectors, boasting an annual growth rate of 16 per cent, he said.

The city has recently unveiled a plan to enhance logistics infrastructure by improving port capacity and expanding warehousing.

Investment projects will be executed transparently and equitably, with support for private sector involvement through favourable tax policies and streamlined processes.

A priority is the transition to green logistics to reduce emissions and promote sustainability, which is vital for competitiveness and growth.

Projects incorporating Industry 4.0 technologies, digital transformations, and environmental protection will be prioritised.

The goal is to develop modern logistics infrastructure and improve connectivity in the southeastern region and the Southern Key Economic Zone.

Challenges

The global logistics sector is currently grappling with challenges such as economic uncertainty, geopolitical tensions, supply chain disruptions, and natural disasters, which have adversely affected Việt Nam’s logistics industry.

Phạm Thanh Sơn, director of Tân Cảng Hiệp Phước Joint Stock Company, said that Việt Nam’s logistics industry must leverage more than its current advantages to thrive.

Việt Nam ranked 43rd in the Logistics Performance Index (LPI) in 2023.

The country’s logistics infrastructure investment has reached 5.7 per cent of GDP, the highest in Southeast Asia, contributing 4-5 per cent to national GDP and employing over one million people.

With around 9,600 registered logistics enterprises, accounting for 36.7 per cent of the national total, opportunities exist in areas like Hiệp Phước and Nhà Bè ports.

The upcoming Ring Road 3 is expected to enhance transport and reduce logistics costs.

However, public investment in infrastructure has only reached 22 per cent of planned disbursement, leaving unresolved traffic bottlenecks that hinder logistics development.

Sơn recommended improving infrastructure through accelerated road projects, railway connections, and developing waterway ports.

Vietnamese logistics firms, mostly small to medium-sized, need to optimise operations, embrace digital transformation, and invest in new technologies to enhance competitiveness.

The sector faces challenges from fragmented policies and limited infrastructure, yet the market, valued at around $40 billion in 2023, is projected to grow by 14-15 per cent by 2025, driven by free trade agreements and a favourable investment climate.

The global logistics market is expected to reach $21.91 trillion by 2033, growing at 9.35 per cent annually.

Source: VNS

VN-UK trade continues to grow

Việt Nam’s exports to the UK in the last 10 months amounted to nearly $6.4 billion, a 22 per cent annual increase.

An electronics production factory in the northern province of Thái Nguyên. The category of machinery, equipment and spare parts led Việt Nam’s exports to the UK in October. — VNA/VNS Photo Trần Việt

Việt Nam’s export turnover to the United Kingdom in October was US$687.2 million, up more than 13 per cent compared to September, statistics from the General Department of Customs showed.

Over the last 10 months, the country’s exports to the UK amounted to nearly $6.4 billion, a 22 per cent increase compared to the same period last year.

The growth has been driven by some key export items with large turnover such as machinery, equipment, spare parts, computers, electronics, footwear and textiles.

The leading export category in the last 10 months was machinery, equipment and spare parts, with a turnover of $1.14 billion. This is an annual increase of 39.7 per cent and accounts for 17.9 per cent of total exports.

Next was mobile phones and components with over $1.03 billion in turnover, down 12.9 per cent compared to the same period last year and accounting for 16.3 per cent of total exports so far.

Some other categories saw significant growth in exports compared to 2023.

Computers, electronics, and components increased by 30.7 per cent. Handbags, suitcases and umbrellas rose by 18 per cent. Seafood increased by nearly 10 per cent.

Base metals grew by 30.2 per cent, wood and wood products by 15.5 per cent, steel products by 34 per cent, and transportation means and spare parts by 35.7 per cent.

The Việt Nam–UK Free Trade Agreement (UKVFTA), which has been in effect since 2021, has been a key driver of this growth. For three consecutive years since the agreement’s implementation, Việt Nam’s exports to the UK have seen significant improvement, with large trade surpluses.

In 2021, two-way trade between the two countries was $6.6 billion, up 17.2 per cent from 2020, with a trade surplus of $4.8 billion.

In 2022, due to global challenges and economic difficulties in the UK, two-way trade decreased, but Việt Nam’s exports to the UK still grew by about 1.9 per cent.

In 2023, while Việt Nam’s exports to several markets declined, with some dropping to 30 per cent, exports to the UK still grew by 11 per cent.

Việt Nam-UK bilateral trade this year was forecast to reach $8.5-$8.7 billion.

Source: VNS

500 tỉ USD đến từ đâu?

Quy mô nền kinh tế có thể đạt 500 tỉ USD nếu xử lý được những vấn đề nội tại liên quan đến động lực xuất khẩu và chế biến chế tạo.

Những vướng mắc nội tại, do không được xử lý kịp thời, đã tác động trực tiếp lên mục tiêu thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao. Ảnh: TL.

Chính phủ ước tính nền kinh tế có thể đạt quy mô 500 tỉ USD vào năm 2025 trong bối cảnh các dự báo đều hướng đến mức tăng trưởng 7% cho năm 2024. Nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng mục tiêu này là khả thi, bởi quy mô nền kinh tế năm 2023 đạt khoảng 433,7 tỉ USD, năm 2024 có thể đạt 470-480 tỉ USD. Nhưng cũng có thách thức, nếu để đồng tiền mất giá dù chỉ 5% hay lạm phát cao hơn trong năm tới.

Vấn đề “500 tỉ USD đến từ đâu?” được Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, chỉ dẫn đến 2 yếu tố. Thứ nhất, xuất khẩu phục hồi sẽ kéo ngành chế biến chế tạo tăng trưởng trở lại, nhưng điều kiện là Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) phải trên 50 điểm trong các tháng tới. Khi xuất khẩu tốt sẽ kéo thêm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và chỉ khi đó, ngành chế biến chế tạo mới có thể tăng trưởng cao. Yếu tố thứ 2 đến từ sự phục hồi của kinh tế trong nước, sẽ góp phần vực dậy khu vực tư nhân, vốn có mức tăng trưởng thấp trong những năm gần đây (chỉ tăng 2,7% đến cuối năm 2023, thấp hơn 3,3 lần so với năm 2022).

Đâu là căn cứ cho những mối lo lần này? Trên thực tế, nền kinh tế dường như đã bỏ qua thời điểm tốt nhất để xử lý những vấn đề nội tại của chính các động lực tăng trưởng, vốn được các nhà kinh tế cảnh báo hồi đầu năm. Đầu tiên là sự hồi phục của thị trường thế giới, đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng trở lại sẽ kéo theo đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phục vụ xuất khẩu. Kế đến, thị trường trong nước và khu vực tư nhân sẽ hồi phục, một phần nhờ thị trường bất động sản tập trung vào các phân khúc phù hợp với túi tiền của người dân, sự trợ giúp của Nhà nước thúc đẩy số lượng dự án tăng lên thông qua việc gỡ bỏ những vướng mắc, rào cản về cơ chế và thủ tục hành chính. Cuối cùng, đầu tư công sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, gỡ khó cho nền kinh tế.

Nhưng điều nhất quán trong những năm gần đây là quy mô nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào công nghiệp chế biến chế tạo, vốn là lĩnh vực phụ thuộc vào FDI, hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, thủ tục hành chính phức tạp, chi phí logistics cao, thiếu lao động chất lượng cao, tình trạng mất điện, lại đang cản trở dòng vốn FDI – lĩnh vực có vai trò quan trọng, đóng góp 16,1% tổng đầu tư toàn xã hội năm 2023, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Nhiều hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, như EuroCham và Kocham, hơn một lần phản ánh tình trạng lao động Việt Nam thiếu hụt các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết. Trong khi đó, việc tuyển dụng lao động nước ngoài khó khăn, bởi quy định nghiêm ngặt, quy trình xin visa, giấy phép lao động phức tạp.

Những vướng mắc nội tại, do không được xử lý kịp thời, đã tác động trực tiếp lên mục tiêu thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao. Việt Nam đã để vuột khỏi tay không ít cơ hội khi các quốc gia trong khu vực thúc đẩy các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực có thế mạnh. Bằng chứng là mới đây, Google công bố kế hoạch đầu tư 3 tỉ USD vào Malaysia và Thái Lan để xây các trung tâm dữ liệu, thay vì chọn Việt Nam. Hay những khoản đầu tư đáng kể được công bố sau chuyến thăm Ấn Độ vào đầu năm ngoái của Tim Cook, CEO của Apple.

Theo hướng đó, xuất khẩu hàng hóa cũng có thể không còn đóng vai trò là động lực tăng trưởng như trước đây, khi chu kỳ thương mại toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt, đơn hàng sản xuất giảm ở nhiều nền kinh tế có khả năng diễn ra trong năm tới. Chỉ dấu đến từ chỉ số PMI giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 9, báo hiệu tình hình sản xuất khó khăn và xuất khẩu chậm lại trong những tháng cuối năm. Bước sang năm sau là nguy cơ đứt gãy các tuyến đường vận tải trọng yếu của thế giới khi dòng chảy thương mại toàn cầu chịu tác động trực tiếp từ xung đột quân sự Nga – Ukraine và Israel – Hamas.

Những điều này được Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (VIOIT) giải thích rằng, không chỉ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ mà còn làm phát sinh thêm chi phí logistics cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cũng đến từ việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, tiếp tục áp thuế chống bán phá giá, cũng như EU và Đài Loan (Trung Quốc) xem xét điều tra chống bán phá giá đối với một số nhóm hàng của Việt Nam. Việc tuân thủ quá trình điều tra, chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa tác động trực tiếp đến quy mô và sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Quy mô nền kinh tế 500 tỉ USD có thể đạt được vào năm sau, nhưng nguồn lực sẽ không thể phân bổ hiệu quả nếu thiếu cơ chế thị trường và cạnh tranh. Các nhà kinh tế uy tín nhất cũng nhắc nhiều đến tình trạng doanh nghiệp “không lớn được” và “không muốn lớn”, nguyên nhân dẫn đến thiếu vắng các doanh nghiệp quy mô trung bình, nhất là trong công nghiệp chế biến chế tạo, trở thành rào cản tăng năng suất, chuyên môn hóa và chuyển giao công nghệ. Điều này giải thích một cách rõ ràng về khu vực tư nhân, dù trên 900.000 doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh, nhưng chỉ đóng góp trên dưới 10% GDP.

Chính phủ chọn 2025 là năm tăng tốc, bứt phá để đạt mục tiêu kế hoạch cho cả giai đoạn 5 năm tới, với 3 đột phá chiến lược, trong đó tập trung vào phát triển hạ tầng số, điện năng, đặc biệt là giao thông. Mục tiêu đến cuối năm 2025 cả nước sẽ có hơn 3.000 km đường bộ cao tốc, cơ sở để tiếp tục triển khai nhiều dự án cho giai đoạn 2026-2030.

Việt Nam đang ở thời điểm tương tự Trung Quốc hơn 20 năm trước, bắt đầu chuyển sang mô hình tăng trưởng ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, điều kiện quan trọng để thu hút FDI. Ông Frederic Neumann, Kinh tế trưởng Khối Nghiên cứu kinh tế châu Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng HSBC, tại hội thảo “Market Outlook 2024” mới đây đã cảnh báo việc nền kinh tế nhận được nhiều vốn FDI hơn khả năng hấp thụ, có thể khiến hệ thống hạ tầng chịu nhiều áp lực. Và Việt Nam cần rút kinh nghiệm trong kiểm soát tài chính và giảm phụ thuộc vào FDI của Trung Quốc trong phát triển hạ tầng.

Nguồn: NCĐT

Chiến lược chống lại sự kiệt sức

Nhiều nhà lãnh đạo hiểu rằng nhân viên “kiệt sức” sẽ ảnh hưởng đến năng suất, nhưng không phải ai cũng hiểu được vấn đề này nghiêm trọng đến mức nào…

Một nghiên cứu của Gallup chỉ ra rằng 76% nhân viên được khảo sát cho biết đôi khi họ bị kiệt sức, trong đó 28% cho biết họ cảm thấy kiệt sức rất thường xuyên hoặc luôn luôn. Tình trạng kiệt sức này dẫn đến việc tăng 63% số ngày nghỉ ốm và khả năng nhân viên tích cực tìm kiếm việc làm mới cao hơn 2,6 lần. Kiệt sức không chỉ là vấn đề tạm thời mà còn đe dọa sự ổn định lâu dài của tổ chức.

Vào thời điểm tình trạng kiệt sức của nhân viên đang ở mức cao nhất mọi thời đại, các chiến lược tiêu chuẩn, mang tính “truyền thống” sẽ không đủ tạo hiệu quả. Các nhà lãnh đạo phải áp dụng các phương pháp mới mẻ, thúc đẩy sự tò mò để mang lại năng lượng và niềm đam mê cho nhóm của mình, thông qua việc kết hợp các hoạt động sáng tạo như: cuộc họp im lặng, phương pháp cố vấn ngược, tạo sự đổi mới, xây dựng văn hóa chống chủ nghĩa hoàn hảo.

Mô hình “cuộc họp im lặng” giải phóng sức mạnh của sự tò mò

Sự tò mò là một công cụ mạnh mẽ để vượt qua tình trạng kiệt sức. Khi nhân viên tò mò, họ cảm thấy gắn kết hơn và có động lực khám phá các giải pháp mới. Nghiên cứu từ Trường Kinh doanh Harvard cho thấy sự tò mò thúc đẩy việc học tập, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.

Một chiến lược của Amazon mang tên “các cuộc họp im lặng” (Amazon’s “Silent Meetings”) được Jeff Bezos đưa vào văn hóa làm việc của công ty, đã được chứng minh là phương pháp hiệu quả trong việc thúc đẩy sự tò mò của cả đội ngũ. Thay vì bắt đầu cuộc họp bằng các bài thuyết trình hoặc trình bày miệng như thông thường, tất cả mọi người sẽ ngồi đọc thầm một tài liệu tóm tắt khoảng 6 trang, được gọi là “narrative memo,” trong 30 phút đầu tiên của buổi họp.

Các tài liệu này được chuẩn bị kỹ lưỡng và chứa đựng những thông tin chi tiết về các ý tưởng, vấn đề hoặc dự án sắp thảo luận. Việc dành thời gian yên lặng để đọc giúp tất cả thành viên có thời gian hiểu kỹ lưỡng nội dung trước khi đưa ra nhận xét hay câu hỏi. Cách tiếp cận này khuyến khích mỗi nhân viên phải suy nghĩ sâu sắc để đưa ra ý kiến, và mọi thành viên tham gia đều phải đưa ra các thảo luận có ý nghĩa.

Thay vì bắt đầu cuộc họp bằng các bài thuyết trình hoặc trình bày miệng như thông thường, tất cả mọi người sẽ ngồi đọc thầm một tài liệu…

Người quản lý có thể áp dụng các chiến lược tương tự bằng cách xem xét lại cách thức tổ chức các cuộc họp, tập trung vào sự tham gia chủ động của nhân viên và giải quyết vấn đề nhiều hơn, thay vì theo quy cách “truyền thống”. Các nhà lãnh đạo cần tạo ra một văn hóa mà ở đó mọi nhân viên đều cảm thấy được trao quyền để đóng góp, kích thích sự tò mò và suy nghĩ của từng cá nhân.

Khuyến khích nhân viên khám phá và sáng tạo

Ngoài Amazon, các công ty như 3M và Atlassian đã áp dụng các chính sách thúc đẩy đổi mới, khuyến khích sự tò mò, sáng tạo. “ShipIt Days” là một hoạt động độc đáo do công ty phần mềm Atlassian tổ chức, khuyến khích nhân viên dành thời gian phát triển các dự án sáng tạo mà họ đam mê trong vòng 24 giờ. Trong khoảng thời gian này, các nhóm hoặc cá nhân có thể tự do lựa chọn và tập trung vào bất kỳ ý tưởng nào họ muốn, từ cải tiến sản phẩm cho đến giải quyết vấn đề kỹ thuật hặc các dự án thú vị khác. Đặc biệt, hầu hết các dự án này có thể không nằm trong thế mạnh của từng cá nhân. Mục tiêu chính của “ShipIt Days” là thúc đẩy sự sáng tạo, hợp tác và tinh thần dám nghĩ dám làm.

Sự “tự do” có kiểm soát này đã kích thích được sự sáng tạo của nhân viên, khai phóng những tiềm năng khác của họ, từ đó tạo ra các sản phẩm đột phá và cải thiện các quy trình làm việc mà nhiều khi người quản lý không ngờ tới.

Nhiều công ty đã thử áp dụng chương trình “ShipIt Days”

Các nhà quản lý có thể xem xét áp dụng các chương trình tương tự như “Hackathons”, nơi nhân viên từ nhiều phòng ban khác nhau hợp tác giải quyết các thách thức nằm ngoài phạm vi thông thường của mỗi phòng. Chiến lược này không chỉ khơi dậy sự sáng tạo mà còn giúp nhân viên cảm thấy trẻ hóa và có động lực hơn khi thoát khỏi các công việc thường ngày.

Học tập hai chiều

Các chương trình “cố vấn ngược”, nơi nhân viên cấp dưới cố vấn cho các nhà lãnh đạo cấp cao, là một cách tiếp cận mới đang thu hút sự chú ý. Mặc dù thường tập trung vào việc thu hẹp khoảng cách kiến ​​thức giữa các thế hệ, phương pháp này cũng có thể kích thích sự tò mò và tạo cảm giác cởi mở trong toàn bộ tổ chức.

Ví dụ, tại PwC, nhân viên trẻ hơn cố vấn cho các giám đốc điều hành về các chủ đề mới nổi như AI và blockchain, thúc đẩy văn hóa học tập liên tục và tò mò. Nhà quản lý có thể tận dụng sự cố vấn ngược để khuyến khích đối thoại, phá vỡ sự ngăn cách và tạo ra môi trường học tập hợp tác, nơi sự tò mò có thể lan tỏa theo cả hai hướng.

Phong trào chống chủ nghĩa hoàn hảo

Nhiều công ty đang hướng tới cách tiếp cận “chống chủ nghĩa hoàn hảo” để khuyến khích sự sáng tạo. IDEO, công ty thiết kế và tư vấn sáng tạo nổi tiếng, đã thúc đẩy khái niệm “thất bại tiến lên” (fail forward) để khuyến khích nhân viên không sợ thất bại và coi đó là một phần tự nhiên của quá trình sáng tạo. Hay như Slack, công ty hiện đang tích cực khuyến khích nhân viên chia sẻ những ý tưởng thô sơ, chưa hoàn thiện. Mục tiêu rất đơn giản: xóa bỏ nỗi sợ thất bại và tạo không gian cho tư duy thô sơ, chưa hoàn hảo…

Nhà quản lý có thể thúc đẩy tư duy này bằng cách tổ chức các buổi “Beta Brainstorm” tập trung vào các ý tưởng giai đoạn đầu và phát triển tập thể. Việc này không chỉ thúc đẩy sự tò mò mà còn thúc đẩy sự đổi mới bằng cách tạo không gian cho các quan điểm và tư duy mới mẻ.

Phân tích dự đoán

Nhiều vị lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý, chuyên gia nhân sự vẫn dựa vào các phương pháp “truyền thống” để giải quyết tình trạng kiệt sức, chẳng hạn như nhìn vào phản ứng của các nhân viên. Tuy nhiên, các công ty hàng đầu như Microsoft đang sử dụng công nghệ phân tích dự đoán để giải quyết vấn đề trước khi nó xảy ra. Bằng cách phân tích các dữ liệu như số lượng cuộc họp quá tải, thời gian làm việc ngoài giờ nhiều và khối lượng email lớn, Microsoft có thể dự đoán tình trạng kiệt sức có thể xảy ra với ai, khi nào, và thực hiện các bước chủ động để ngăn chặn tình trạng này.
Mỗi doanh nghiệp nên cân nhắc xây dựng các mô hình dự đoán tương tự phù hợp với lực lượng lao động của mình. Cách tiếp cận dựa trên dữ liệu này có thể giúp triển khai các biện pháp can thiệp kịp thời và các chiến lược tái gắn kết hiệu quả, tránh việc “mất bò mới lo làm chuồng”!

Nguồn: Forbes