Vietnam e-commerce market 3rd largest in Southeast Asia

Vietnam’s e-commerce market is estimated at US$22 billion, the third largest in Southeast Asia behind only Indonesia ($65 billion) and Thailand ($26 billion).

The market has grown by 18% from last year, the third fastest rate behind the Philippines (23%) and Thailand (19%), according to the annual “e-Conomy SEA 2024” report by Google, Temasek and Bain & Company released this week.

It is expected to grow by 19% annually to reach $63 billion by 2030 and surpass Thailand.

E-commerce makes up 60% of Vietnam’s digital economy with the rest made up mostly of ride-hailing and delivery and online media.

The most popular platforms in the country are Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki and Sendo.

New Chinese platforms such as Temu and Shein are also trying to grab market share.

Tran Tuan Anh, CEO of Shopee Vietnam, said the market sees intense competition due to its vast potential and room for growth.

“Now is the time to focus closely on meeting the needs of both buyers and sellers,” he told VnExpress in a recent interview.

Vietnamese shopped for VND25.3 trillion (US$1 billion) a month on average on five major e-commerce platforms in the first nine months of this year, according to data provider Metric.

Products priced under VND200,000 accounted for more than half of all sales, it added.

Another report by Lazada and Kantar said one-third of Southeast Asian consumers are price-sensitive and actively seek deals.

More than half of respondents cite competitive pricing and the availability of discount vouchers as crucial factors, with promotions significantly influencing repeat purchases.

Source: eVnexpress

Ngành công nghiệp ứng dụng – Mảnh đất màu mỡ cần khai phá

Ngành công nghiệp ứng dụng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng lớn. Tuy nhiên, để duy trì và phát huy đà tăng trưởng này, các doanh nghiệp (DN) cần giải quyết thách thức về nhân lực và tìm cách tối ưu hóa doanh thu.

Ngành công nghiệp ứng dụng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ
Ngành công nghiệp ứng dụng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ

Thị trường tiềm năng

Ngành công nghiệp ứng dụng tại Việt Nam đang bùng nổ với tiềm năng đứng đầu trong khu vực và vươn ra thế giới. Theo báo cáo của data.ai năm 2023, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 toàn cầu về số lượt tải ứng dụng, với 5,6 tỷ lượt tải.

Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng đã liên tục đạt 34% mỗi năm, đưa Việt Nam trở thành “thị trường phát triển ứng dụng nhanh nhất thế giới”. Trung bình, mỗi năm có 1,1 tỷ lượt tải và 10.708 ứng dụng “Made-in-Vietnam” được tải xuống mỗi phút.

Các yếu tố thúc đẩy đà tăng trưởng này là dân số trẻ, có trình độ công nghệ cao, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh rộng rãi và sự hỗ trợ từ Chính phủ.

Theo thống kê của Statista, Việt Nam hiện nằm trong top bốn thế giới về số lượt tải ứng dụng, với người dùng trung bình dành bốn giờ mỗi ngày trên ứng dụng di động. Thêm vào đó, hơn 1.500 nhà phát hành ứng dụng tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong các danh mục phổ biến, đặc biệt là trò chơi điện tử. Dự báo đến năm 2029, ngành công nghiệp ứng dụng tại Việt Nam sẽ đạt 1,7 tỷ USD.

Nhưng nhiều thách thức

Mặc dù có tiềm năng lớn, nhưng ngành công nghiệp ứng dụng tại Việt Nam cũng đối diện với nhiều thách thức trong việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào các ứng dụng. Vấn đề lớn nhất là sự thiếu hụt các chuyên gia về AI và các chương trình đào tạo chuyên sâu. Điều này đã làm chậm quá trình phát triển nhân lực và cản trở DN tạo ra các sản phẩm AI có tính cạnh tranh cao.

Ngoài ra, hệ thống thử nghiệm nhanh chóng và cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển AI còn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc kiểm thử sản phẩm một cách hiệu quả.

Bà Nana Phan – Giám đốc Hợp tác Chiến lược của Yandex Ads tại Đông Nam Á cho rằng, các nhà phát hành Việt Nam cần tiếp cận và tích hợp các công nghệ mới như AI để phát triển kinh doanh

Sự thiếu cố vấn từ các chuyên gia đầu ngành cũng khiến nhà phát triển gặp khó trong xây dựng sản phẩm AI chất lượng. Ông Sundar Pichai – Giám đốc điều hành của Google đã chia sẻ trong một sự kiện gần đây rằng: “AI không chỉ là công nghệ, mà là công cụ để các nhà phát triển định hình thế giới mới. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn, nhưng để nắm bắt, các nhà phát triển cần được hỗ trợ từ các đối tác toàn cầu về kiến thức, nguồn lực và hạ tầng”.

Không chỉ vậy, ngành công nghiệp ứng dụng còn đối diện với những rào cản về kiến thức và nguồn nhân lực. Khảo sát từ Yandex Ads chỉ ra rằng, 64% nhà phát hành ứng dụng tại Việt Nam nhận thấy thiếu kiến thức và nguồn lực để gia tăng doanh thu.

Do không có đủ các chương trình đào tạo bài bản, nhiều nhà phát hành ứng dụng phải tự học hoặc tìm hiểu thông tin trên mạng, dẫn đến thiếu hụt chiến lược bền vững. Vấn đề này đã trở thành một rào cản lớn trong việc phát triển các sản phẩm ứng dụng chất lượng và tăng trưởng lâu dài.

Ngoài ra, tuyển dụng nhân sự chuyên môn là thử thách khi gần một nửa số nhà phát hành gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chuyên viên tăng trưởng và doanh thu, với thời gian tuyển dụng trung bình kéo dài đến 4 tháng, ảnh hưởng đến tiến độ phát triển sản phẩm.

Cũng theo Yandex Ads, khoảng 40% nhà phát hành cho biết họ thiếu thời gian nghiên cứu tài liệu, trong khi một phần ba gặp khó khăn trong việc kiểm soát quy trình thanh toán. Đặc biệt, 65% nhà phát hành gặp khó khăn trong việc xây dựng chiến lược tối ưu doanh thu, một phần do thiếu kinh nghiệm thị trường quốc tế, không hiểu rõ hành vi người dùng và quy định pháp lý ở các quốc gia khác.

Cần chiến lược toàn diện

Theo các chuyên gia, để vượt qua các rào cản trên, ngành công nghiệp ứng dụng Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế và đầu tư vào đào tạo nhân lực chất lượng. Việc hợp tác với các đối tác công nghệ lớn như Yandex Ads hay Google không chỉ mang lại nguồn lực tài chính mà còn cung cấp kiến thức và công cụ kỹ thuật hỗ trợ cho sự phát triển của các sản phẩm ứng dụng. Những công ty này có thể cung cấp cơ sở hạ tầng, công cụ và các chương trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng cho đội ngũ kỹ sư, từ đó thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Bên cạnh đó, việc xây dựng mối quan hệ chiến lược với các đối tác công nghệ toàn cầu giúp ngành công nghiệp ứng dụng Việt Nam tiếp cận với kiến thức và công nghệ tiên tiến nhất, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi để các DN nước ngoài đầu tư vào thị trường ứng dụng tại Việt Nam, góp phần phát triển hệ sinh thái ứng dụng bền vững.

Ở góc độ DN, cần áp dụng các chiến lược đa dạng nhằm tối ưu hóa doanh thu như mua hàng trong ứng dụng, mô hình đăng ký và quảng cáo. Bà Nana Phan – Giám đốc Hợp tác Chiến lược của Yandex Ads tại Đông Nam Á, nhấn mạnh: “Tối ưu hóa vị trí, tần suất và mức độ liên quan của quảng cáo không chỉ bảo đảm trải nghiệm người dùng mà còn duy trì tiềm năng doanh thu dài hạn”.

Bên cạnh việc phát triển trong nước, các DN Việt Nam cũng cần hướng tới thị trường quốc tế để mở rộng quy mô và doanh thu. Điều này đòi hỏi nhà phát hành phải hiểu rõ quy định pháp lý, văn hóa và sở thích của người dùng địa phương. Để thành công, nhà phát hành cần điều chỉnh nội dung và chiến lược quảng cáo cho phù hợp với từng thị trường, từ đó tăng cường khả năng tiếp cận và tương tác với người dùng quốc tế.

Các nhà phát hành Việt Nam cần tiếp cận và tích hợp các công nghệ mới như AI để cá nhân hóa nội dung, phát triển các mô hình doanh thu bền vững và sáng tạo. Sự kết hợp giữa chiến lược thông minh và công nghệ sẽ là chìa khóa để các ứng dụng Việt không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn mở rộng sang thị trường quốc tế, đóng góp tích cực vào nền kinh tế số và nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.

Nguồn: DNSG

Cách những thương hiệu tỷ đô gia tăng giá trị

Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả giúp người tiêu dùng hiểu được bối cảnh và tham vọng sẽ giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu.

Thị trường gặp nhiều khó khăn, nhu cầu nội địa và xuất khẩu suy giảm nên giá trị thương hiệu của một số ngành cũng có sự phân hoá tăng, giảm khác nhau.

Trong 10 doanh nghiệp có thương hiệu mạnh nhất Việt Nam năm 2024 do công ty tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance công bố, Viettel có giá trị nhất với 8,9 tỷ USD (bằng năm 2023).Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả được coi như bí quyết giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu. Ảnh Thuỳ Trang

Sức mạnh thương hiệu của Viettel chủ yếu nhờ điểm số cao ở các chỉ số như nhận diện về sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu, nỗ lực tiếp thị và các khía cạnh bền vững trong cộng đồng và quản trị.

Vinamilk xếp thứ hai khi có giá trị thương hiệu 2,6 tỷ USD (giảm 11%) và Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) giá trị đạt 2,6 tỷ USD (giảm 3%) xếp thứ ba.

Thay đổi lớn nhất trong top 10 là việc thương hiệu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đạt 1,4 tỷ USD thế chỗ Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam).

Đáng chú ý, trong số 10 doanh nghiệp có thương hiệu mạnh nhất thì có đến sáu thương hiệu ngành ngân hàng. Ngân hàng cũng là ngành ghi nhận giá trị thương hiệu tăng trưởng 10% đạt 13,8 tỷ USD. Trong số 20 thương hiệu ngành ngân hàng được xếp hạng thì có 17 thương hiệu tăng giá trị.

Vietcombank dẫn đầu thương hiệu ngành ngân hàng với giá trị đạt 2 tỷ USD (tăng 7%). VIB có giá trị thương hiệu gia tăng nhiều nhất với 51%, đạt 273 triệu USD.

Ngành thực phẩm, có bảy trong số 11 thương hiệu thực phẩm được xếp hạng có giá trị tăng hai con số. Thương hiệu Vinamilk có giá trị dẫn đầu ngành thực khi đạt 2,6 tỷ USD (thấp hơn 11% so với năm 2023). Chin-Su là thương hiệu có mức gia tăng giá trị cao nhất khi đạt 123 triệu USD, tăng 71%.

Với mức tăng trưởng giá trị thương hiệu 142% đã giúp VinFast trở thành thương hiệu có thay đổi lớn nhất Việt Nam lên 181 triệu USD. Wake-up 247 có giá trị thương hiệu tăng 83% lên 149 triệu USD.

Còn FPT có sự bứt phá khi tăng sáu bậc so với bảng xếp hạng năm 2023, với giá trị thương hiệu đạt xấp xỉ một tỷ USD lọt top 10 công ty tăng giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam.

Bí quyết nâng giá trị thương hiệu

Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả giúp người tiêu dùng hiểu được bối cảnh và tham vọng được coi như bí quyết giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu.

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp viễn thông Quân đội (Viettel) cho rằng, xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ chính những gì chúng ta làm. Doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều tuyên bố, nhưng điều mà khách hàng và công chúng đánh giá là những cảm nhận, trải nghiệm thông qua sản phẩm, dịch vụ, ứng xử.

Với đặc thù hoạt động trong ngành thực phẩm, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) nhấn mạnh ba yếu tố cốt lõi giúp Vinamilk chinh phục thành công thị trường trong và ngoài nước là chất lượng, giá cả và dịch vụ; trong đó, yếu tố chất lượng phải đi đầu.

“Là công ty thực phẩm, sản xuất đồ ăn, thức uống cho mọi người, phải làm ra những sản phẩm tốt nhất, như đang làm cho người thân, gia đình của mình vậy”, bà Liên nói thêm.

Đến nay, Vinamilk là doanh nghiệp sở hữu những sản phẩm đi đầu các xu hướng dinh dưỡng trên thị trường. Nổi bật là các sản phẩm sữa tươi và sữa bột trẻ em đạt chuẩn organic châu Âu đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam hay sữa tươi đầu tiên trên thế giới đạt chuẩn Clean Label Project về sự an toàn, tinh khiết.

Với một hãng hàng không, không chỉ hoạt động tại thị trường Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài, ông Đỗ Xuân Quang, Phó tổng giám đốc Công ty CP Hàng không Vietjet cho biết, khẩu hiệu của công ty là giá rẻ, vui vẻ, đúng giờ. Vietjet truyền đi hình ảnh là những cô gái trẻ, tràn đầy năng lượng và luôn luôn cười tươi vui vẻ.

Yếu tố thành công của thương hiệu Vietjet nằm ở xứ mệnh và tầm nhìn. Hiện nay công ty đang phát triển mạng lưới toàn cầu như các đường bay qua Úc, Ấn Độ, sắp tới bay châu Âu, châu Mỹ. Ngoài ra, Vietjet còn có công ty con Thai Vietjet tại Thái Lan, tương lai sẽ tăng lên 50 máy bay.

Vietjet luôn ý thức được sự cần thiết của việc phát triển bền vững nên đã đẩy mạnh thực hành ESG. Đơn cử như tăng máy bay mới để giảm khí thải carbon hay việc sắp xếp lại ghế trên máy bay theo hướng tăng bình dân, giảm thương gia.

Còn bà Trần Thị Kim Phượng, Giám đốc FPT Software TP.HCM thì đi theo doanh nghiệp lớn là cách nhanh nhất để xây dựng thương hiệu. Năm 2023, FPT đã đạt được cột mốc đáng nhớ khi vượt doanh thu tỷ USD ở thị trường nước ngoài.

Ngoài ra, FPT tập trung thu hút nhân tài trên toàn cầu, hiện tập đoàn có 75 quốc tịch, đang hiện diện ở 30 quốc gia trên toàn cầu và vừa đón nhận nhân viên thứ 80 nghìn. Các nhân viên của FPT liên tục học tập, học hỏi để đạt được các chứng chỉ quốc tế. Ngoài đào tạo thì FPT luôn luôn xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc.

FPT cũng đi sâu vào công nghệ mới. Ngay từ lúc thành lập lãnh đạo FPT cam kết trở thành tập đoàn hùng mạnh, tiên phong nghiên cứu sáng tạo các giải pháp dịch vụ mới. Nhờ cách làm này, FPT đã trở thành đối tác của những tập đoàn lớn trên thế giới.

Theo: The Leader

Tầm nhìn chiến lược và quản trị thay đổi: Lãnh đạo FPT đồng hành cùng Agribank trong hành trình chuyển đổi số

Vào ngày 18/10/2024 tại Khách sạn Fortuna Hà Nội, Viện Quản trị & Công nghệ FSB đã tổ chức Chương trình Đối thoại của Lãnh đạo Tập đoàn FPT dành cho Lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Chương trình gồm các đối thoại với những chủ đề mang tính chiến lược và thực tiễn, nhằm giúp các lãnh đạo Agribank hiểu rõ hơn về các yếu tố cốt lõi trong quá trình chuyển đổi số và quản trị thay đổi trong tổ chức.

Tham dự chương trình đối thoại có sự góp mặt của hơn 40 lãnh đạo cấp cao và quy hoạch cấp cao từ Hội đồng thành viên, Ban điều hành, Đảng ủy Agribank. Đây là dịp để các lãnh đạo Agribank cùng trao đổi, học hỏi và định hướng cho những bước đi chiến lược trong tương lai.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Ông Trương Gia Bình đã truyền cảm hứng thông qua những chia sẻ sâu sắc, đồng thời gửi lời chúc đến các lãnh đạo của Agribank sẽ tiếp tục gặt hái thành công, phát huy tối đa những giá trị cốt lõi đã được truyền tải. Ông cũng bày tỏ mong muốn Agribank sẽ dẫn dắt tổ chức vươn xa hơn trong thời kỳ số hóa đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, ông cũng gửi gắm niềm tin rằng mối quan hệ hợp tác giữa Agribank và FPT sẽ ngày càng bền chặt, góp phần vào sự phát triển vượt bậc của ngành ngân hàng.

PGS. TS Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT

Đối thoại 1, với chủ đề “Xây dựng tầm nhìn và Lãnh đạo chuyển đổi số”, do PGS. TS Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT dẫn dắt, đã tập trung giúp các lãnh đạo Agribank định hình tầm nhìn chiến lược cho quá trình chuyển đổi số. Buổi thảo luận mang đến những góc nhìn sâu sắc về việc định hướng, phát triển năng lực lãnh đạo trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi mạnh mẽ, từ đó giúp tối ưu hóa hoạt động ngân hàng thông qua việc áp dụng công nghệ số tiên tiến.

Đối thoại 2, với chủ đề “Quản trị sự thay đổi và kiến tạo động lực”, do ông Hoàng Nam Tiến – Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT chủ trì, đã xoáy sâu vào các chiến lược quản trị sự thay đổi và cách thức tạo động lực cho nhân viên trong tổ chức. Buổi thảo luận giúp lãnh đạo Agribank được trang bị những công cụ và phương pháp hữu ích trong việc quản lý sự thay đổi, từ đó thúc đẩy sự sáng tạo và tinh thần cống hiến, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi số đầy thách thức.

Ông Hoàng Nam Tiến – Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT

Chương trình Đối thoại đã mang lại những kiến thức và chiến lược thiết thực, giúp Agribank quyết tâm mạnh mẽ hơn trên hành trình chuyển đổi số và quản trị sự thay đổi, hứa hẹn những bước phát triển vượt bậc trong tương lai.

Tin FSB

FSB và hành trình kiến tạo môi trường doanh nhân trong kỷ nguyên số

Sau hơn 20 năm phát triển, Viện Quản trị & Công nghệ FSB đã khẳng định vị thế của mình trên hành trình đào tạo nên thế hệ doanh nhân Việt trong kỷ nguyên mới. Kết hợp giữa kiến thức quản trị hiện đại và kinh nghiệm thực tiễn, FSB không ngừng đổi mới để xây dựng môi trường đào tạo lý tưởng.

>>> Xem thêm tại: https://tienphong.vn/fsb-va-hanh-trinh-kien-tao-moi-truong-doanh-nhan-trong-ky-nguyen-so-post1680749.tpo
FSB Way – Triết lý đào tạo đặc trưng

Với ba yếu tố cốt lõi: Triết lý đào tạo khai phóng, phương pháp luận kiến tạo và phương pháp giảng dạy phi truyền thống, FSB Way kế thừa tinh hoa từ các mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới, được điều chỉnh phù hợp với văn hóa phương Đông dành cho doanh nhân Việt. Không chỉ dạy lý thuyết, FSB Way luôn chú trọng ứng dụng thực tiễn và sử dụng nền tảng công nghệ để nâng cao hiệu quả học tập.

Triết lý đào tạo đặc trưng của FSB góp một phần không nhỏ cho sự thành công và hiệu quả của các chương trình đào tạo. Nhờ đó mà học viên không chỉ tiếp thu kiến thức toàn diện mà còn có thể áp dụng vào công việc thực tế ngay trong quá trình học tập.

Trước năm 1995, GS Joseph Massey giúp PGS.TS Trương Gia Bình kết nối đội ngũ giáo sư trường Đại học Amos Tuck (Hoa Kỳ) với Việt Nam, chung tay thành lập Trường Kinh doanh như một Harvard tại Việt Nam.

Chia sẻ những giá trị chung trên hành trình tri thức

TS. Trần Quang Huy – Trưởng Ban Đào tạo FSB

FSB không chỉ là nơi truyền tải tri thức mà còn là bệ phóng giúp thế hệ doanh nhân tương lai tìm kiếm và phát triển những giá trị mới. Môi trường giáo dục tại FSB được xây dựng dựa trên mối quan hệ tương tác chặt chẽ giữa giảng viên và học viên, nơi cả hai cùng tham gia vào hành trình phát triển toàn diện về năng lực và tư duy.

Một trong những cá nhân tiêu biểu góp phần định hình nên mô hình giáo dục này là TS. Trần Quang Huy – Trưởng Ban Đào tạo FSB. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo quản trị nhân sự, TS Huy đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo doanh nhân tại Việt Nam.

Trong năm 2024, TS. Trần Quang Huy tiếp tục đặt mục tiêu cải tiến và nâng cấp chương trình đào tạo. Một điểm nhấn đáng chú ý là sự ứng dụng mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) trong phương pháp giảng dạy, nhằm tối ưu hóa hiệu quả học tập và lan tỏa những giá trị bền vững cho cộng đồng doanh nhân trên toàn quốc. Sự cống hiến của TS. Huy đã được ghi nhận với danh hiệu Top 100 FPT năm 2023, khẳng định tầm ảnh hưởng của anh trong việc góp phần xây dựng nên thế hệ doanh nhân Việt tài năng và đầy triển vọng.

Những giá trị cốt lõi đồng hành cùng doanh nhân Việt

Lễ tốt nghiệp của các học viên FSB

TS Nguyễn Việt Thắng, Viện trưởng FSB nói: “Sứ mệnh của FSB không chỉ là tạo dựng nên những thế hệ doanh nhân mới, cạnh tranh và thích ứng trong kỷ nguyên số mà còn tạo dựng môi trường học tập sáng tạo, nơi giảng viên và học viên cùng chia sẻ tri thức, cùng phát triển, cùng hướng tới thành công.”

Một trong những điểm nhấn của chương trình đào tạo tại FSB là tính tức thời. Học viên không chỉ nắm vững kiến thức căn bản mà còn được ứng dụng trực tiếp vào các vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp và bản thân, từ đó giải quyết bài toán ngay trong quá trình học. Trong bối cảnh thị trường kinh tế còn nhiều biến động và chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, tính tức thời trong các chương trình đào tạo chất lượng tại FSB giúp học viên tái tạo tư duy, thực học – thực chiến và nâng cao nhanh chóng bộ kỹ năng cần thiết để sẵn sàng cho những thách thức lớn của thời đại.

Với tinh thần khai phóng, FSB cam kết tiếp tục phát triển những chương trình đào tạo chất lượng, gắn kiến thức với thực tiễn góp phần thúc đẩy sự phát triển tri thức của doanh nhân Việt Nam trong tương lai. Cùng với đó, FSB luôn đặt sứ mệnh đào tạo nên thế hệ doanh nhân Việt hội tụ đủ tâm – tài – trí – đức, đồng thời làm chủ công nghệ hiện đại, là mục tiêu cốt lõi trong hành trình kiến tạo những nhà lãnh đạo tương lai cho kỷ nguyên số.

Theo: Tiền Phong