CEO, diễn viên Mai Thu Huyền nhận học bổng MBA

Ngày 15/9, Viện Quản trị kinh doanh FSB thuộc Đại học FPT tiến hành lễ trao tặng nhiều phần học bổng cho các cá nhân xuất sắc trong đợt thi tuyển đầu vào cho khoá học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA) 2016. Trong đó CEO, diễn viên Mai Thu Huyền nhận được phần học bổng toàn phần cho toàn bộ khoá học tương đương với 99,5 triệu VNĐ.

Giải thích lý do trao học bổng toàn phần cho chị Mai Thu Huyền, Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh FSB Hà Nguyên cho biết, 4 tiêu chí mà quỹ học bổng của chương trình MBA hướng tới, đó là: Có thành tích tốt, có ảnh hưởng rộng, có tố chất lãnh đạo và có khả năng đóng góp cho cộng đồng doanh nhân và xã hội, trong đó, tiêu chí cuối cùng chiếm tỷ trọng cao nhất. Xét theo 4 tiêu chí trên thì Mai Thu Huyền đáp ứng xuất sắc tất cả. Chị là người có tố chất lãnh đạo tốt, có sức ảnh hưởng rộng rãi và đặc biệt, chị là hình ảnh rất tiêu biểu, có thể đại diện cho đội ngũ học viên của Viện Quản trị Kinh doanh FSB.
 

Về phía CEO Mai Thu Huyền, chị cho biết, chị đã tìm hiểu rất nhiều chương trình khác nhau  quyết định chọn chương trình MBA của Viện Quản trị kinh doanh FSB thuộc Đại học FPT. Lý do không chỉ là vì tính cảm với đơn vị cũ, tập đoàn chị đã từng đầu quân 10 năm qua các vị trí nhân viên truyền thông, chánh văn phòng,Giám đốc FPT Media mà quan trọng hơn tất cả là chất lượng giảng dạy.

Chị nói: “FPT là một tổ chức hiếm có ở Việt Nam quan tâm đến việc áp dụng, đổi mới các phương pháp giáo dục, làm giáo dục một cách bài bản, toàn diện, chú trọng đến tính thực tiễn. Đặc biệt, chỉ có tại chương trình của FSB tôi mới có cơ hội học tập theo phương pháp case study với những bậc đàn anh là những lãnh đạo kỳ cựu của FPT tôi rất kính trọng về năng lực chuyên môn như anh Trương Gia Bình, Nguyễn Thành Nam, Hoàng Nam Tiến,… Không chỉ được hệ thống hoá, nâng cao kiến thức chuyên môn mà mình sẽ dùng chính kinh nghiệm thành công, thất bại mà các anh rút ruột chia sẻ để điều hành công ty tốt hơn. Bên cạnh đó là kết nối thêm được mạng lưới CEO từ các bạn học viên”.

Được biết, chị vừa chính thức đồng ý tham gia giảng dạy tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic với vị trí Trưởng khoa PR & Truyền thông bên cạnh công việc điều hành Công ty Tincom hiện tại nên đây càng là lý do để chị tin tưởng chọn theo học chương trình MBA tại Viện Quản trị Kinh doanh FSB.Xem thêm: Mua Két sắt gia đình ở đâu tốt?

Nói về chương trình cấp học bổng lớn trên diện rộng cho học viên trong đó có cả những doanh nhân thành đạt, ông Hà Nguyên, Viện trưởng Viện Quản trị kinh doanh FSB cho biết: Học bổng MBA dành cho nhà lãnh đạo tương lai” ra đời với mục tiêu góp phần đồng hành cùng cộng đồng doanh nhân Việt thời hội nhập, phát hiện và bồi dưỡng những nhà lãnh đạo tiềm năng, cũng như hỗ trợ ứng viên định hướng được năng lực, hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo để trở thành nhà quản trị toàn diện”. Quỹ “Học bổng MBA dành cho nhà lãnh đạo tương lai” năm 2016 của Viện Quản trị Kinh doanh FSB lên tới 3 tỷ đồng với hơn 100 suất, được chia thành nhiều mức khác nhau.

Xem chương trình MBA phù hợp với bạn tại: caohoc.fpt.edu.vn

Học viên FSB học case-study của Harvard

Sáng ngày 10/9, học viên MBA của Viện Quản trị Kinh doanh FSB đã được tiếp cận và học theo phương pháp case-study từ thạc sỹ Harvard Bùi Quang Minh (một nhà kinh doanh trẻ không chỉ thành công trong lĩnh vực business mà còn nổi tiếng khi lấn sân sang truyền thông và âm nhạc). Chương trình nằm trong định hướng đưa phương pháp giảng dạy case vào nội dung đào tạo thạc sỹ QTKD của FSB.

Buổi học được xây dựng dựa trên case của Starbuck dưới sự dẫn dắt và chia sẻ từ thạc sỹ Bùi Quang Minh tốt nghiệp đại học loại ưu tại ĐH SydneyMBA tại Trường Đại học Harvard… Anh còn được biết đến với nghệ danh Minh Beta, sáng tác và biểu diễn ca khúc “Việt Nam ơi”, sáng lập và điều hành mô hình Cụm rạp chiếu phim và khu vui chơi ẩm thực Beta Cineplex tại Thái Nguyên, Giám đốc sản xuất dự án phim sitcom Phía Tây Thành phố và một số phim điện ảnh khác…

Để dẫn dắt vào case “Cung cấp dịch vụ khác hàng” của Starbucks, Ths Bùi Quang Minh đã giới thiệu một số thương hiệu lớn trên thế giới được nhiều người biết tới và cùng những điểm khác biệt của từng thương hiệu. Khi nhắc đến Cocacola, Mercedes, KFC, Victoria Beckham (thương hiệu cá nhân)… bạn nghĩ đến điều gì? Học viên MBA được tự do phát biểu và đưa ra ý kiến của mình, Ths Bùi Quang Minh chỉ là người hướng dẫn và định hướng cho học viên.
 

Với phương pháp giảng dạy theo case-study, yêu cầu trước khi vào lớp của giảng viên là tất cả các học viên phải đọc trước tài liệu để nắm được case sẽ nghiên cứu và trong quá trình trao đổi sẽ tự “vỡ lẽ” ra nhiều vấn đề.

Vì thế, để giúp học viên tiếp cận rõ ràng nhất với case của Starbuck, học viên đã được nghiên cứu trước tài liệu do Ths Bùi Quang Minh gửi để có cái nhìn tổng quát về lịch sử hình thành, các giai đoạn phát triển, những khó khăn mà Starbucks phải đối mặt và các giải pháp mà Starbucks đã áp dụng thành công nhờ cung cấp tốt dịch vụ khách hàng.

Starbucks ra đời từ năm 1971 từ một quán cà phê nhỏ tại chợ Pike Place thành phố Seattle. Cửa hàng chuyên bán cà phê Arabica nguyên hạt cho cả một thị trường thích cà phê thuần tuý. Vậy, lý do tại sao Howard Schultz muốn thực hiện ý tưởng tạo ra một chuỗi các quán cà phê tại Mỹ? Ths Bùi Quang Minh đã liên tiếp đặt ra các câu hỏi: Chiến lược xây dựng thương hiệu của Starbucks? Đào tạo nhân viên cho các cửa hàng? Đo lường chất lượng dịch vụ?… Các câu hỏi liên tục được đặt ra để nhận được nhiều ý kiến và trao đổi từ các học viên MBA. Nhờ đó, học viên đã phát hiện được một số mâu thuẫn trong Bảng đánh giá sự hài lòng và đo tuần suất của khách hàng của Starbucks.

Buổi học theo phương pháp giảng dạy case-study nhận được nhiều đánh giá tích cực từ học viên MBA. Tuy nhiên, đây là một phương pháp giảng dạy mới, chưa được áp dụng phổ biến tại Việt Nam nên nhiều học viên sẽ cảm thấy lạ. Chị Thu Hiền (học viên FeMBA#12) chia sẻ: “Đây thực sự là phương pháp giảng dạy hấp dẫn, mình mong muốn trường sẽ có nhiều buổi học như thế. Để buổi học dễ tiếp thu và hữu ích hơn, mình nghĩ ngoài việc gợi mở cho học viên, giảng viên cũng nên đưa ra các bài học từ case đó hoặc hướng giải quyết cho học viên để có cái nhìn tổng quát nhất”.

Còn theo quan điểm của Ths Bùi Quang Minh: “Đây chính là phương pháp giảng dạy case-study của Đại học Harvard. Có thể, khi mới tiếp cận các bạn học viên thấy “hẫng” với phần kết mở. Nhưng nếu áp dụng đúng phương pháp này, học viên sẽ được đánh giá vấn đề từ nhiều góc, trải nghiệm nhiều vấn đề để tự rút ra kinh nghiệm cho chính bản thân mình”.
Phương pháp giảng dạy và học tập theo case-study nằm trong chương trình đào tạo mà Viện Quản trị Kinh doanh FSB hướng tới nhằm giúp học viên MBA được tiếp cận những kiến thức hiện đại về quản trị cùng những bài học thực tiễn từ chính những case nổi tiếng trên thế giới.

Xem thêm chương trình MBA tại: http://caohoc.fpt.edu.vn/fsb/gemba

Giảng viên FSB sẽ áp dụng “Case Method Teaching”

Ngày 5/8, trong buổi sinh hoạt chuyên đề định kỳ tháng 8 tại Viện Quản trị Kinh doanh FSB Hà Nội, các giảng viên FSB đã cùng chia sẻ và trao đổi phương pháp giảng dạy dựa trên các tình huống “Case Method Teaching”. Dẫn dắt buổi sinh hoạt là TS Nguyễn Đức Nhật, Chủ nhiệm bộ môn Kinh tế và quản lý, Viện Quản trị Kinh doanh FSB.

TS Nguyễn Đức Nhật chia sẻ về case của Nissan (Pháp) và Renaul (Nhật) để các giảng viên tham khảo và cùng chuẩn bị trước khi trao đổi. Đây chính là 2 case điển hình của 2 hãng xe ô tô, đều có điểm mạnh, điểm yếu và có thể bổ sung cho nhau rất tốt. Nissan hiện là hãng xe lớn thứ 9 thế giới, trong khi Renault đứng thứ 10, xét về khía cạnh doanh số. Gộp lại, bộ đôi này đứng thứ tư thế giới.

Với lĩnh vực giáo dục, trường Đại học Havard Business School danh tiếng cũng là một trong những trường đầu tiên trên thế giới áp dụng phương pháp giảng dạy theo học thuyết kiến tạo. Đây là học thuyết khá mới xuất hiện từ những năm 40 của thế kỷ trước và được hai hiệu trưởng đầu tiên của trường Havard bắt đầu áp dụng. Từ ví dụ học tập tại Havard, TS Nguyễn Đức Nhật đã chia sẻ về các xây dựng case và phương pháp Contructivism có thể áp dụng tại FSB.
 

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, thiết kế case tại FSB như thế nào? Dậy case trong những phần nào của môn học? Format case như thế nào và lấy nguyên liệu từ đâu? Các giảng viên FSB đã trao đổi rất sôi nổi từ thực tế các môn mình đang giảng dạy và đưa ra một số giải pháp áp dụng case trên thực tế để học viên dễ nắm bắt và tiếp thu vấn đề theo phương pháp riêng của mình.

Hiện tại, một số giảng viên đã dùng case trong các bài học nhưng một số giảng viên thì không dù các giảng viên đều biết là dạy bằng case sẽ nhàn hơn mà không phải áp dụng quá nhiều kiến thức hàn lâm.

Cũng theo TS Nguyễn Đức Nhật, tại FPT lãnh đạo rất chú trọng việc giảng case và Viện Quản trị Kinh doanh FSB đã có hơn 100 case ‘quét ngang’ tất cả các môn học, tuy nhiên case đã làm vẫn là chưa đủ, chưa có teaching note bài bản, để bất kỳ giảng viên nào cũng có thể sử dụng được. Vì vậy để áp dụng phương pháp này một cách toàn diện, các giảng viên cũng cần phải tự xây dựng case của bộ môn mình đang giảng dạy.

Các giảng viên có thể có 2 cách giảng dạy, một là khuyến khích thảo luận trong nhóm để họ tự xác định nhóm các vấn đề lớn (exploration), hai là nêu những câu hỏi vấn đề chung mà case có thể minh họa cung cấp thông tin (indicative).

Trong một vài năm trở lại đây, PGS–TS Trương Gia Bình cũng là một trong những người đưa phương pháp giảng dạy theo học thuyết kiến tạo vào các bài giảng và những chia sẻ của ông tại các hội thảo và chương trình trainning tại FPT.máy lọc nước két sắt chính hãng

Với định hướng giúp học viên của FSB được tiếp cận nhiều case thực tế với phương pháp giảng dạy mới, Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh – ông Hà Nguyên và TS Nguyễn Đức Nhật đang kỳ vọng sẽ thay đổi cách giảng dạy mới tại FSB và giúp học viên tự xây dựng một cách học mang lại nhiều tri thức nhất.

Xem các chương trình MBA tại: http://caohoc.fpt.edu.vn/

Học MBA để làm quản lý hay lãnh đạo?

Tỷ phú Mỹ Warren Buffet từng chia sẻ: “Càng học nhiều, bạn càng có cơ hội kiếm được nhiều – The more you learn, the more you’ll earn”.

Với quan điểm như vậy, nhiều nhà kinh doanh, quản lý cũng như những nhân viên trẻ nhiều tham vọng đã lựa chọn họ tiếp lên MBA để có đươc sự bứt phá mới. Và khi chọn khóa học MBA để theo đuổi, họ lại đứng trước câu hỏi: Nên chọn chương trình hướng tới đào tạo kỹ năng quản lý hay lãnh đạo?

Nên học quản lý hay lãnh đạo?

Trong đợt khảo sát học viên MBA của Viện Quản trị Kinh doanh FSB, có tới 77% người được hỏi cho rằng các chương trình MBA nên đào tạo cân đối giữa hai kỹ năng quản lý và lãnh đạo để giúp học viên trở thành một nhà quản trị toàn diện, 16,4% muốn chương trình hướng đến khơi gợi và phát huy con-người-lãnh-đạo trong học viên và còn lại 6,6 là muốn được tập trung rèn luyện năng lực quản lý.

Lý do mà học viên muốn được đào tạo cân đối cả năng lực lãnh đạo và quản lý, theo các học viên, là vì các cán bộ quản lý giờ đây cũng rất cần được rèn luyện thêm năng lực lãnh đạo. Với nhiều doanh nghiệp hiện đại, việc phân quyền đã rất sâu. Một trưởng phòng hay giám đốc trung tâm đã được phân quyền tuyển chọn nhân viên, đưa ra định mức KPI, lương thưởng đối với từng nhân viên… Họ được toàn quyền như vậy trong đơn vị của mình vì bản thân họ phải chịu trách nhiệm trước ban Tổng giám đốc về các chỉ tiêu, định mức. Và đề hoàn thành những chỉ tiêu đó, một trưởng phòng hay giám đốc trung tâm cũng phải có tầm nhìn, kỹ năng tập hợp lực lượng, kỹ năng động viên khuyến khích, tạo động lực… Đó là những kỹ năng quan trọng của người lãnh đạo. Trong xã hội hiện đại, hình tượng nhà quản trị vừa có kiến thức vững chắc về quản lý, đồng thời vừa có kỹ năng lãnh đạo, có thể truyền cảm hứng cho đội ngũ bên dưới, mới là hình tượng mà các doanh nhân trẻ đang hướng tới.

Học MBA nào để trở thành nhà quản trị toàn diện

Nhiều người quan niệm, “lãnh đạo cần năng khiếu, quản lý có thể rèn luyện”. Bởi vậy, phần đông các chương trình MBA đang giảng dạy tại Việt Nam, kể cả một số chương trình liên kết quốc tế, thường chỉ tập trung rèn luyện những kỹ năng quản lý. Nhìn vào chương trình đào tạo MBA của các trường, đa số các môn học đều gắn với chữ management như: Quản trị tài chính, quản lý nhân sự, quản lý dự án, quản lý sản xuất… Hầu hết các môn học đều hướng tới hệ thống hóa kiến thức, cung cấp các bộ công cụ, giúp người học tổ chức công việc tốt hơn, đúng với chức năng quản lý.

Tuy nhiên, gần đây đã có một số chương trình MBA hiện đại bắt kịp hơi thở của thời đại, điều chỉnh nội dung giảng dạy để bổ sung thêm việc rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo, tạo môi trường cho tố chất lãnh đạo trong học viên được bộc lộ, phát huy, để giúp họ không những có kiến thức quản lý tốt mà còn có kỹ năng lãnh đạo hiệu quả.

Tiêu biểu cho nhóm chương trình hướng đến đào tạo năng lực lãnh đạo là chương trình FeMBA của Viện quản trị kinh doanh FSB, Executive MBA của ĐH Ngoại thương hợp tác với ĐH Hawaii (Mỹ), EMBA dành cho nhà lãnh đạo của ĐH Kinh tế TP.HCM…

Chẳng hạn, như ở chương trình FeMBA của Viện quản trị kinh doanh FSB, học viên thường xuyên được thực hành những bài tập về tập hợp lực lượng, phải vẽ ra tầm nhìn để thu hút người khác. Học viên cũng thường xuyên phải tư duy, nghĩ ra chiến lược, thuyết phục các nhóm khác. Ngay trong từng nhóm, để hoàn thành bài tập chung, các hoc viên cũng được rèn luyện kỹ năng động viên khuyến khích, tạo động lực cho nhau… Với phương pháp đào tạo theo thuyết kiến tạo, giảng viên thường xuyên tạo ra các tình huông, các sự cố khủng hoảng, đòi hỏi học viên phải đóng vai lãnh đạo, đứng  đối thoại với cả lớp, để làm an lòng mọi người hoặc khiến mọi người bị thuyết phục.

Cơ bản ở mỗi người đều có một số tố chất lãnh đạo tiềm ẩn. Nhưng nếu những tố chất đó không có môi trường để bộc lộ, để rèn luyện thì sẽ rất khó phát triển. Ngay cả với những người có rất ít tổ chất lãnh đạo, nhưng nếu được khuyến khích và được tôi luyện, chắc chắn họ cũng trở nên tự tin hơn rất nhiều. Vì thế, các chương trình MBA hiện đại đã nhận ra sự cần thiết rèn luyện kỹ năng lãnh đạo cho nhà quản lý. Với cách dùng phương pháp đào tạo hiện đại, tạo ra nhiều tình huống, đặc biệt là mời các CEO giàu kinh nghiệm về chia sẻ… các học viên sẽ được tạo điều kiện để kích thích tố chất lãnh đạo. Với người học vốn có năng khiếu về lãnh đạo, họ sẽ có cơ hội để rở thành những nhà lãnh đạo giỏi. Còn với những người thiên về năng lực quản lý, họ có cơ hội rèn luyện kỹ năng lãnh đạo để trở thành nhà quản lý toàn diện.

Với các nhà quản lý và quản lý đang băn khoăn lựa chọn chương trình MBA, hãy căn cứ vào tố chất, nhu cầu của mình để lựa chọn  được chương trình MBA phù hợp với mục tiêu phát triển.máy lọc nước két sắt chính hãng

 Viện Quản trị Kinh doanh FSB – Đại học FPT, Top 2 trường đào tạo kinh doanh tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của Eduniversal và là trường duy nhất của Việt Nam đạt chuẩn 5 sao về giảng dạy của QS Star  đang tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh GeMBA hướng tới đào tạo những nhà quản lý toàn diện. Đăng ký để được tư vấn tại http://caohoc.fpt.edu.vn/fsb/gemba/

Hà Nội: ĐT: 093.293.9981

TP HCM: 090.498.7491

Đà Nẵng: 093.588.0777

Cần Thơ: 0899.018.000

Đề thi tuyển sinh MBA hay và thú vị

“Cách ra đề thi khá hay và phù hợp với kiến thức của thí sinh. Môn  Quản trị học có 2 câu hỏi tự luận gắn với thực tế và kinh nghiệm của từng cá nhân nên tôi đánh giá rất cao cách ra đề thi của trường”, đây là một trong những nhận xét của thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh đầu vào MBA đợt 1 năm 2016 do Viện Quản trị Kinh doanh FSB – ĐH FPT tổ chức trong hai ngày 11 và 12/6/2016 tại trụ sở FSB (Tòa nhà Việt Úc, Mỹ Đình, Hà Nội).

Tham gia kỳ thi tuyển sinh đầu vào MBA 2016, các thí sinh phải thi 3 môn là Tiếng Anh, GMAT và Quản trị học. Điểm khác biệt trong kỳ thi đầu vào của Viện Quản trị Kinh doanh FSB là đề thi của cả 2 môn tiếng Anh và GMAT hoàn toàn là trắc nghiệm với bộ đề do Hội đồng tuyển sinh của trường gồm các giáo sư, tiến sỹ đã có nhiều năm kinh nghiệm tổ chức thi Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh ra đề. Riêng môn Quản trị học là 2 câu tự luận, hỏi về những suy nghĩ, quan điểm đánh giá của thí sinh dựa vào những thực tế trải nghiệm của mỗi cá nhân.

Điều này đòi hỏi các học viên phải nắm vững các kiến thức về toán, tiếng Anh và quản trị một cách hệ thống và vận dụng linh hoạt với kinh nghiệm cá nhân chứ không phải học thuộc hay phải ôn thi theo kiểu truyền thống trước đây.
 

Kết thúc 3 môn thi, trưa ngày 12/6 nhận xét chung của nhiều thí sinh là đề thi khá phù hợp với các kiến thức họ đã được học và những kinh nghiệm thực tế họ từng trải qua. Anh Hoài Nam (đã có bằng tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Toán tin, Trường Đại học Quốc gia), hiện đang công tác tại Viettel đánh giá: “Các môn GMAT và tiếng Anh khá hay và phù hợp với kiến thức của thí sinh. Với môn Quản trị học, 2 câu hỏi tự luận gắn với thực tế và kinh nghiệm của từng cá nhân nên tôi đánh giá rất cao cách ra đề thi của trường. Đây cũng là điểm khác biệt so với cách ra đề thi thiên về lý thuyết mà nhiều trường vẫn đang áp dụng”.

Giám thị coi thi, cách thức tổ chức phòng thi và cơ sở vật chất của trường cũng được thí sinh đánh giá cao. Anh Nguyễn Quân, hiện đang công tác tại công ty BCD chia sẻ: “Tôi nhận thấy kỳ thi do trường tổ chức rất nghiêm túc, theo đúng nội quy đã thông báo, các giám thị làm việc tròn trách nhiệm và đúng chức năng nhiệm vụ. Phòng thi sạch sẽ, thoáng mát. Môn tiếng Anh và GMAT câu hỏi khá hay, tuy nhiên số lượng câu hỏi của GMAT hơi nhiều nên tôi không thể dành nhiều thời gian để chăm chút cho từng câu được. Với môn Quản trị học, để thi mang tính mở, gần thực tế, giúp thí sinh phát huy được những lý luận thực tiễn, những trải nghiệm trong công việc”.

Nhìn chung, kỳ thi tuyển sinh đầu vào thạc sỹ quản trị kinh doanh đã diễn ra suôn sẻ, theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và không có thí sinh nào vi phạm quy chế thi. Bà Nguyễn Thị Thanh Minh, Thư ký hội đồng tuyển sinh, Trưởng phòng Đào tạo Viện Quản trị Kinh doanh FSB két sắt may loc nuoc cho biết: “Kỳ thi tuyển sinh đợt 1/2016 diễn ra suôn sẻ và nghiêm túc. Trong suốt quá trình thi, Hội đồng tuyển sinh không ghi nhận bất kỳ trường hợp nào vi phạm quy chế thi. Cán bộ coi thi chặt chẽ, nghiêm túc. Nội quy phòng thi được phổ biến tới tất cả các học viên. Theo đánh giá chung của tôi, học viên tham gia kỳ thi năm nay có chất lượng khá đồng đều. Các thí sinh đều làm hết được các đề thi, không có thí sinh nào bỏ dở bài thi. Thái độ thi nghiêm túc, tuân thủ nội quy phòng thi”.

Kết quả thi đầu vào MBA sẽ được Hội đồng chấm thi thông báo đến từng thí sinh tham dự trong tháng 6.

Xem các chương trình MBA TẠI ĐÂY

Tìm hiểu thêm dòng Két sắt gia đình Việt TiệpHòa Phát tại đây