Tác động của cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2024 đối với Việt Nam qua góc nhìn của diễn giả Phạm Quang Vinh

Ngày 19/7/2024 tới đây, Viện Quản trị & Công nghệ FSB đồng hành với Ban Chấp hành Hội cựu học viên FSB tổ chức webinar với chủ đề “Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2024 – Các kịch bản có thể và hàm ý với Việt Nam”. Webinar số 02 lần này hứa hẹn sẽ là một sự kiện đáng mong đợi dành cho Cộng đồng cựu học viên FSB Alumni.

Diễn giả của buổi webinar – ông Phạm Quang Vinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ mang đến những góc nhìn vô cùng thú vị về cuộc “tái đấu” lịch sử giữa Joe Biden và Donald Trump. Cuộc bầu cử này không chỉ tác động đến Hoa Kỳ mà còn là sự kiện quốc tế quan trọng, ảnh hưởng đến cục diện chính trị, kinh tế, an ninh thế giới, và Việt Nam cũng không nằm ngoài điều đó.

Chính vì vậy, webinar “Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2024 – Các kịch bản có thể và hàm ý với Việt Nam” là một cơ hội để cộng đồng FSB Alumni được lắng nghe những chia sẻ đến từ nhà ngoại giao kỳ cựu Phạm Quang Vinh để có thêm những kiến thức và góc nhìn về một sự kiện quốc tế có tầm ảnh hưởng lớn.

Thông tin về hội thảo:

Thời gian: 9:00 – 11:30, thứ Sáu, ngày 19/07/2024.

Hình thức: Trực tuyến toàn quốc qua Zoom.

Đối tượng tham gia: Cựu học viên FSB toàn quốc.

Diễn giả: Ông Phạm Quang Vinh – Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao, phụ trách quan hệ của Việt Nam với các quốc gia Nam Á, Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương từ năm 2011 – 2014, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Hoa Kỳ từ 2014 – 2018.

Hotline BTC: 0984115577 (Zalo/Viber) – Ms Mỹ Trinh

Link đăng ký: https://ap.fsb.edu.vn/link/webinar001

FSB Alumni Club (FAC)

Chủ tịch VCCI nói về “cơ hội lịch sử” của giới doanh nhân Việt

Chia sẻ về mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 66, chủ tịch VCCI cho biết chưa bao giờ Việt Nam ta có cơ hội lớn để nâng lên, đuổi kịp các nước như bây giờ. Cơ hội này không chỉ dành cho doanh nhân.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Việt Nam cần có đội ngũ doanh nghiệp lớn mạnh

Chính phủ mới đây ban hành Nghị quyết 66 nhằm thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Chương trình hành động của Chính phủ cũng đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp. Trong đó, ít nhất 70 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường đạt trên 1 tỷ USD, 120 doanh nghiệp có doanh thu thuần đạt trên 1 tỷ USD.

Bên cạnh đó, mục tiêu được đặt ra là có ít nhất 10 doanh nhân vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đã chia sẻ về nhiều điểm nhấn trong Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị.

Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu có 10 tỷ phú, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Ông đánh giá thế nào về mục tiêu này và chúng ta cần làm gì để cụ thể hóa mục tiêu?

Tôi không kỳ vọng Nghị quyết 41 là “cây đũa thần” lập tức tạo đột phá cho môi trường kinh doanh. Mục tiêu cuối cùng là doanh nghiệp phải tạo ra giá trị cho xã hội.

Việt Nam cần có đội ngũ doanh nghiệp lớn mạnh. Để nâng tầm vị thế doanh nhân Việt Nam, điểm mới mà Bộ Chính trị đặt ra trong Nghị quyết 41 là đào tạo đội ngũ doanh nhân Việt Nam.

Muốn doanh nghiệp mạnh, đội ngũ doanh nhân cần được đào tạo mạnh hơn nữa, điều này trước đây chưa thực hiện được.

Nghị quyết 41 yêu cầu phải xây dựng một chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân quốc gia. Các ngành, các địa phương cũng phải có chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân. Như vậy chúng ta mới xây dựng được đội ngũ doanh nhân một cách bài bản.

Chưa bao giờ Việt Nam có cơ hội lớn như bây giờ

Ông nghĩ sao về ý kiến cho rằng đâu đó vẫn còn tâm lý doanh nghiệp không muốn lớn? Đâu sẽ là những vấn đề sống còn của doanh nghiệp Việt Nam?

Tôi cho rằng khát vọng phát triển, kinh doanh của người Việt rất lớn, vấn đề là kiến tạo môi trường ra sao. Trong đó, môi trường pháp lý cần bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vẫn có tình trạng doanh nghiệp “sợ” lớn, không muốn lớn. Nguyên nhân có thể đến từ 2 góc độ là môi trường kinh doanh và đội ngũ doanh nhân.

Trong đó, môi trường kinh doanh là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh là nước, doanh nghiệp là cá. Nước tốt, cá mới sống khỏe và lớn được; ngược lại, nước không tốt, thậm chí ô nhiễm thì cá bơi đi, còn nếu ở lại sẽ chết hoặc còi cọc mãi không lớn.

Do đó, Nghị quyết 41 yêu cầu ở tầm cao mới, cao hơn rất nhiều. Trước đây là môi trường kinh doanh thuận lợi, bây giờ là thuận lợi – an toàn – bình đẳng. Chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn xuất hiện nếu đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện với các doanh nhân trong buổi gặp mặt nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Thời gian qua, kinh tế trong nước đã chịu tác động mạnh từ bất ổn về địa chính trị và kinh tế thế giới. Trong hoàn cảnh như vậy, ông đánh giá thế nào về những thách thức cũng như cơ hội của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam?

Chưa bao giờ Việt Nam ta có cơ hội lớn để nâng lên, đuổi kịp các nước trên thế giới như bây giờ. Cơ hội này không chỉ dành cho doanh nhân mà còn là cơ hội lịch sử cho Việt Nam, nếu trôi qua thì không biết bao giờ có lại.

Hậu Covid-19, xung đột địa chính trị khiến đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xuất hiện nhu cầu sắp xếp lại chuỗi cung ứng. Trong quá trình sắp xếp này, Việt Nam là một trong những “tâm điểm” chú ý của thế giới.

Hơn lúc nào hết, đây là lúc cần phải đào tạo, thúc đẩy, nâng tầm đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam để trở thành đối tác xứng tầm với các doanh nghiệp nước ngoài.

Muốn chơi được với thế giới, chúng ta phải hiểu thế giới. Doanh nhân phải có tư duy hội nhập, hiểu được văn hóa kinh doanh quốc tế, từ đó mới lãnh đạo, hoàn thiện doanh nghiệp để hòa đồng với văn hóa quốc tế.

Xin cảm ơn ông!

Theo Dân trí

Cú ‘đặt cược lớn nhất lịch sử’ của FPT

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT khẳng định tập đoàn này sẽ đặt cược tất cả tương lai của mình vào trí tuệ nhân tạo, với mục tiêu có 1 triệu chuyên gia tư vấn AI vào năm 2035.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT

Tại một hội thảo chuyên sâu về chủ đề trí tuệ nhân tạo (AI) tổ chức mới đây, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho biết, doanh nghiệp đang đầu tư nguồn lực vào một cuộc “đặt cược” lớn nhất trong lịch sử, với mong muốn trở thành đơn vị hàng đầu về AI.

Sở dĩ ông Bình gọi đây là cuộc “đặt cược” bởi chưa bao giờ ngành công nghệ Việt Nam nói chung, FPT nói riêng có cùng điểm xuất phát với thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo như hiện tại.

“Trước đây, chúng ta phải ngẩng mặt lên trời để ngước nhìn các “gã khổng lồ” trong ngành phần mềm. Nhưng giờ đây, chúng ta đã có thể cùng đối thoại với những lão làng về AI”, người đứng đầu FPT nhấn mạnh.

So sánh về câu chuyện làm phần mềm trước đây, ông Trương Gia Bình nêu ví dụ, FPT từng phải mất tới 20 năm để đạt đến doanh thu phần mềm 1 tỷ USD từ thị trường nước ngoài, nhưng một công ty AI hiện chỉ mất ba năm để đạt mức doanh thu này.

Vì lẽ đó, Chủ tịch FPT khẳng định: “Chúng ta sẽ đặt cược tất cả tương lai của mình vào trí tuệ nhân tạo”.

Người đứng đầu FPT vạch ra kế hoạch, đến năm 2035, thay vì nỗ lực có hàng vạn lập trình viên, doanh nghiệp đặt một mục tiêu có 1 triệu chuyên gia tư vấn AI. Trong đó, mỗi người FPT sẽ cần nâng cao năng suất lao động thêm 30%.

“Mỗi người FPT phải là một chuyên gia AI, mỗi lãnh đạo FPT phải là lãnh đạo AI, mỗi đơn vị của FPT phải AI, mỗi sản phẩm – dịch vụ của FPT đều phải là AI. Tất cả phải là AI”, ông Trương Gia Bình nói.

Ông Bình tin rằng, AI sẽ trở thành hạt nhân trong chiến lược phát triển của FPT, hướng đến phục vụ ít nhất 50% công dân Việt Nam và 300 triệu công dân toàn cầu.

Để chuẩn bị cho tương lai này, FPT đã liên tục có những đầu tư lớn cho mảng trí tuệ nhân tạo. Cuối năm ngoái, FPT trở thành một trong những nhà đầu tư lớn và đối tác chiến lược của Landing AI tại Châu Á Thái Bình Dương.

Hai bên cam kết phát triển AI trong 2 lĩnh vực công nghệ và giáo dục. Trong lĩnh vực công nghệ, FPT và Landing AI sẽ hợp tác để triển khai các dự án AI như phát triển ứng dụng thị giác máy tính cho các ngành công nghiệp, y tế, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác.

Trong lĩnh vực giáo dục, Landing AI sẽ hợp tác với Tổ chức giáo dục FPT để phát triển chương trình giảng dạy AI toàn diện cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Toàn bộ chương trình sẽ được Tiến sĩ Andrew Ng – top 100 người có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực AI và cộng sự của ông biên soạn.

Tuy mới thành lập năm 2017, nhưng Landing AI là công ty công nghệ đã được đánh giá dẫn đầu về thị trường thị giác máy tính của thế giới cho đến thời điểm hiện tại.

Hay gần đây, FPT đã công bố hợp tác chiến lược toàn diện với tập đoàn Nvidia nhằm thúc đẩy nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, cung cấp dịch vụ, giải pháp cho khách hàng Việt Nam và trên toàn cầu.

Hai bên dự kiến sẽ xây dựng nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory), đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và trở thành đối tác phát triển dịch vụ trong mạng lưới của Nvidia.

FPT dự kiến sẽ đầu tư 200 triệu USD để xây dựng AI Factory cung cấp nền tảng điện toán đám mây phục vụ nghiên cứu phát triển AI và có chủ quyền tại Việt Nam.

Đồng thời, nhà máy cũng giúp FPT tăng tốc xây dựng, phát triển các nền tảng, ứng dụng AI có giá trị cao hơn cho khách hàng mọi ngành nghề.

Từ đây, FPT dự kiến sẽ đưa nội dung đào tạo của Nvidia vào giảng dạy chính quy tại trường học để phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao. Tập đoàn đặt mục tiêu có ít nhất 30.000 sinh viên và học sinh được tiếp cận chương trình trong vòng 5 năm.

Theo: The Leader

“FPT từng kinh doanh rất nhiều mảng, nếu bỏ hết đi chỉ giữ lại một, thì giữ lại thứ gì?”: Ông Hoàng Nam Tiến đưa ra câu trả lời bất ngờ

FPT vừa được Fortune vinh danh là công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, ông Hoàng Nam Tiến cho biết trong một cuộc nói chuyện giữa các thành viên của Tập đoàn, đứng trước giả định chỉ giữ lại một mảng của FPT thì giữ lại thứ gì, câu trả lời mà họ thống nhất không phải là công nghệ.

>> Chi tiết: “FPT từng kinh doanh rất nhiều mảng, nếu bỏ hết đi chỉ giữ lại một, thì giữ lại thứ gì?”: Ông Hoàng Nam Tiến đưa ra câu trả lời bất ngờ (cafef.vn)

Vì sao phải ‘chuyển đổi kép’?

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số luôn phải được song hành bởi thực chất hai xu thế lớn này hướng đến một mục tiêu chung là tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số cần tích hợp chuyển đổi xanh để tối đa hóa giá trị & phát triển bền vững

Vài năm trở lại đây, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông ứng dụng hệ thống thông minh tạo ra hình chiếu của sản phẩm vật lý lên không gian số. Từ đó, các ý tưởng mới sẽ được triển khai và thử nghiệm trên máy tính, giúp xác định ưu, khuyết điểm và đưa ra quyết định.

Giải pháp công nghệ này không chỉ giúp thúc đẩy sáng tạo, giảm thời gian nghiên cứu cho Bóng đén phích nước Rạng Đông mà còn giúp doanh nghiệp này tiết kiệm lượng nguyên vật liệu lớn dùng vào việc thử nghiệm.

Hay như tại Nestlé Việt Nam, khâu logistics được quản lý bằng hệ thống kho và vận chuyển thông minh, từ đó tối ưu hóa các hoạt động thông qua ghép đơn hàng, giảm quãng đường di chuyển.

Đây là giải pháp quan trọng giúp Nestlé Việt Nam thực hiện mục tiêu “netzero” vào năm 2050 thông qua kiểm soát khí thải nhà kính ở phạm vi số 3 (phát thải gián tiếp từ sản phẩm và chuỗi cung ứng), chiếm đến 95% tổng cơ cấu phát thải của doanh nghiệp này.

Ở Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Nestlé Việt Nam và nhiều doanh nghiệp khác, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh được tiến hành song song, cùng hướng đến một mục tiêu chung là tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp, giảm thất thoát, lãng phí, từ đó giảm chi phí, tăng lợi nhuận và củng cố tính bền vững.

Vì sao không “chuyển đổi đơn”

Giữa thế kỷ XIX, nhà kinh tế học William Stanley Jevons đã đưa ra một nghịch lý, về sau được đặt bằng chính tên của ông. Nội dung nghịch lý này chỉ ra, những phát kiến công nghệ giúp tiết kiệm, giảm tiêu hao tài nguyên dẫn tới tăng mạnh quá trình khai thác và tiêu thụ.

Gần hai thế kỷ đã trôi qua, thực tế chứng minh nhận định của nghịch lý Jevons là hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ, giảm tiêu hao tài nguyên giúp giá bán sản phẩm giảm đi và nhu cầu sử dụng tăng cao theo nguyên lý thị trường. Đó là nguyên nhân khiến cho quá trình tiêu thụ và khai thác tăng mạnh.

Nghịch lý này chỉ ra mặt trái khi chuyển đổi số nhưng không tính đến các giải pháp chuyển đổi xanh. Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chuyển đổi số không tự mang tính bền vững như công chúng lầm tưởng, vẫn có thể gây ra thất thoát tài nguyên, tăng cường phát thải nếu công nghệ số chỉ được ứng dụng với mục tiêu lợi nhuận.

Không chỉ là tăng mức tiêu thụ như lý giải của nghịch lý Jevons, sự thiếu bền vững của chuyển đổi số còn thể hiện ra ở mức phát thải carbon dùng cho vận hành, lưu trữ hệ thống hay lượng rác thải điện tử ngày càng tăng cao.

Ngược lại, các hoạt động hướng đến phát triển bền vững, hay chuyển đổi xanh, khó tạo ra hiệu quả đáng kể nếu thiếu sự hỗ trợ từ phía công nghệ. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, sở hữu chuỗi cung ứng phức tạp và đội ngũ nhân sự đồ sộ. Bởi, các giải pháp phát triển bền vững cần được triển khai đồng bộ trong toàn hệ thống của doanh nghiệp.

Ngoài ra, ở một số công đoạn, thay đổi công nghệ là bắt buộc để giảm thiểu phát thải, chẳng hạn các ngành công nghiệp sử dụng lò đốt như dệt may, luyện kim. Khi chuyển sang dùng lò nung điện hay lò nung tái sử dụng nhiệt, doanh nghiệp cũng cần có giải pháp giám sát tiêu hao năng lượng bằng ứng dụng số để kịp thời điều chỉnh.

Hoặc như đối với quản trị (yếu tố G trong ESG), có thể sẽ không phức tạp với bộ máy khoảng vài chục nhân sự. Tuy nhiên, khi đội ngũ lên đến vài trăm hoặc vài ngàn người, đảm bảo cho tất cả các nhân sự đều được đảm bảo phúc lợi, quyền giám sát, quyền nêu ý kiến là rất khó nếu không có ứng dụng công nghệ số.

Bên cạnh đó, thiếu vắng vai trò của chuyển đổi số, doanh nghiệp khó có thể đánh giá tác động của một số giải pháp bền vững. Như vậy, các giải pháp được triển khai xuất phát hoàn toàn từ suy nghĩ chủ quan của nhà quản trị, có thể không có giá trị, thậm chí là tác động xấu tới môi trường, xã hội khi triển khai thực tiễn.

Ngược lại, như các ví dụ ở đầu bài viết, chuyển đổi số tích hợp chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn hơn về những giải pháp đang triển khai, từ đó cộng hưởng hiệu quả của hai chiến lược chuyển đổi. Đó là cách doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tăng uy tín và thương hiệu nhưng cũng đóng góp tích cực vào phát triển bền vững.

Theo The Leader