FSB vinh danh học viên xuất sắc kỳ Spring 2024

Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT tổ chức lễ vinh danh nhằm tôn vinh những cá nhân xuất sắc trong chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) và Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) kỳ Spring 2024 tại các cơ sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Sự kiện này là cơ hội tuyệt vời để ghi nhận những nỗ lực và thành tựu xuất sắc của các học viên trong suốt quá trình học tập. Những cá nhân tiêu biểu không chỉ đạt thành tích cao trong học tập mà còn thể hiện năng lực lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm và đóng góp tích cực vào các hoạt động tập thể.

FSB xin chúc mừng các học viên có tên trong danh sách khen thưởng dưới đây:

Danh hiệu Champion Award (Học viên xuất sắc nhất lớp):

Học viên Vũ Hoàng Khánh (SEM08HN)

Học viên Lê Thị Hồng Tươi (SEM09HN)

Học viên Hoàng Nam Trung (SEM15HN)

Học viên Nguyễn Quang Huy (MSE13HN)

Học viên Nguyễn Trà My (SEM14HN)

Danh hiệu The Most Progressive Student (Học viên bứt phá):

Học viên Nguyễn Văn Vượng (SEM08HN)

Học viên Nguyễn Đăng Phát (MSE13HN)

Danh hiệu Golden Key Student:

Học viên Nguyễn Thu Anh (SEM09HN)

Học viên Đỗ Thị Thu Trang (SEM09HN)

Học viên Nguyễn Bá Phước (SEM09HN)

Học viên Phạm Thị Minh (SEM15HN)

Học viên Phạm Minh Thúy (MSE13HN)

Học viên Nguyễn Trung Hiếu (MSE13HN)

Danh hiệu The Best Student of Spring Term 2024 (Học viên xuất sắc Nhất kỳ (toàn FSB)):

Danh hiệu The Second Student of Spring Term 2024 (Học viên xuất sắc Nhì kỳ (toàn FSB)):

Danh hiệu Champion Award (Học viên xuất sắc nhất lớp):

Học viên Châu Nguyễn Gia Huy (SEM10HCM)

Học viên Lâm Thúy (SEM11HCM)

Học viên Lê Vũ Vi (SEM16HCM)

Học viên Huyền Tôn Nữ Thụy My (SEM17HCM)

Học viên Trần Quốc Huy (MSE12HCM)

Học viên Phạm Trọng Kha (MSE14HCM)

Học viên Huỳnh Anh Duy (MSE18HCM)

Danh hiệu The Most Progressive Student (Học viên bứt phá):

Học viên Lưu Vũ Sơn (SEM10HCM)

Học viên Võ Văn Sang (SEM11HCM)

Học viên Hà Quyết Thắng (MSE12HCM)

Học viên Nguyễn Hồng Khánh (MSE14HCM)

Danh hiệu Golden Key Student:

Học viên Nguyễn Thị Thu Trang (SEM11HCM)

Học viên Nguyễn Đăng Khoa (SEM10HCM)

Học viên Nguyễn Thị Thanh Hiền (SEM16HCM)

Học viên Hoàng Thị Thành Hải (SEM11HCM)

Học viên Hà Thị Thu Thuỷ (SEM11HCM)

Học viên Huỳnh Anh Khoa (MSE18HCM)

Học viên Lê Anh Thắng (MSE18HCM)

Học viên Nguyễn Đức Thành (MSE18HCM)

Học viên Khổng Văn Lực (MSE14HCM)

Danh hiệu Champion Award (Học viên xuất sắc nhất lớp):

Học viên Võ Thị Kiến Trúc (SEM12DN)

Học viên Đặng Minh (SEM18DN)

Học viên Nguyễn Đăng Vĩnh (MSE15DN)

Danh hiệu Golden Key Student:

Học viên Phạm Thị Như Quỳnh (SEM12DN)

Học viên Võ Văn Hiếu (MSE15DN)

Danh hiệu Champion Award (Học viên xuất sắc nhất lớp):

Học viên Nguyễn Văn Bé Ba (SEM13CT)

Học viên Tạ Kim Nguyên (SEM19CT)

Học viên Trần Văn Thịnh (MSE16CT)

Danh hiệu The Most Progressive Student (Học viên bứt phá):

Học viên Huỳnh Thị Khánh Tuyền (SEM13CT)

Danh hiệu Golden Key Student:

Học viên Nguyễn Trung Kiên (SEM13CT)

Học viên Huỳnh Thị Khánh Tuyền (SEM13CT)

Lê Cẩm Hoàng Tuấn (SEM13CT)

Việc vinh danh học viên xuất sắc không chỉ tạo ra một môi trường học tập tích cực mà còn xây dựng một cộng đồng nơi sự nỗ lực và cống hiến được ghi nhận và tôn vinh. Hoạt động vinh danh được tổ chức thường kỳ, không chỉ khích lệ sự cố gắng và cạnh tranh lành mạnh giữa các học viên, mà còn thúc đẩy tinh thần học thuật và đổi mới.

Chúc mừng các học viên xuất sắc! Hy vọng rằng sự ghi nhận từ Viện Quản trị & Công nghệ FSB sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ, không chỉ trên con đường học tập mà còn trong việc ứng dụng kiến thức để xây dựng sự phát triển bền vững và đóng góp vào thành công chung của cộng đồng.

Tin FSB

Loạt ”ông lớn” đổ bộ, ngành bán dẫn Việt Nam làm gì để chớp thời cơ?

Việc các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới về ngành bán dẫn… đầu tư vào Việt Nam là tín hiệu mừng, tuy nhiên những thách thức, khó khăn cũng không nhỏ.

Ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.

Thời gian qua, nhiều “ông lớn” trong ngành bán dẫn như: Samsung, Qualcomm, Infineon, Amkor… đã đổ bộ vào thị trường Việt Nam với nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp có giá trị lên tới hàng tỷ USD. Sản xuất chip bán dẫn được định vị là động lực mới đưa Việt Nam thành quốc gia thịnh vượng. Dự báo đến cuối năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của nhiều doanh nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Được hưởng lợi từ những thay đổi toàn cầu, ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội. Điển hình, Samsung đầu tư trung tâm phát triển sản phẩm lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp vi mạch bán dẫn từ Hà Lan cũng đã bắt đầu đầu tư vào Việt Nam. Công ty BE Semiconductor Industries N.V của Hà Lan đã nhận giấy chứng nhận đầu tư vào Khu công nghệ cao TP.HCM, với số vốn hơn 115 tỷ đồng (tương đương 4,9 triệu USD) trong giai đoạn đầu, để đầu tư thuê nhà xưởng, sản xuất. Dự án này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý I/2025.

Gần đây nhất, đầu tháng 7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn đã trao Giấy chứng nhận điều chỉnh đầu tư cho Công ty TNHH Amkor Technology Việt Nam. Theo đó, dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn của Amkor tại KCN Yên Phong II-C điều chỉnh tăng vốn thêm hơn 1,07 tỷ USD.

Nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn của Công ty TNHH Amkor Technology Việt Nam có tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD, sản xuất 3.600 triệu sản phẩm/năm. Trước đó, Amkor dự kiến phân kỳ đầu tư đến năm 2035 mới đầu tư đủ 1,6 tỷ USD, tuy nhiên sau khi khánh thành nhà máy vào tháng 10/2023, tập đoàn này đã quyết định đầu tư sớm 11 năm so với dự kiến.

Trước đó, tháng 6, tỉnh Bắc Ninh cũng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án Nhà máy FCPV Foxconn Bắc Ninh. Dự án được đầu tư với mục tiêu sản xuất, lắp ráp, gia công bảng mạch in PCB (bo mạch in) với tổng công suất là 2.793.000 sản phẩm/năm. Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án là 383,33 triệu USD.

Vào tháng 7/2023, khi lần đầu đến thăm Việt Nam, Bà Janet Yellen – Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ nhấn mạnh, trong một thập kỷ qua, Việt Nam nổi lên như một điểm nút quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu và mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong việc phát triển chuỗi cung ứng, bao gồm trong lĩnh vực bán dẫn.

Vá “lỗ hổng” nhân lực

Tuy sở hữu nhiều lợi thế, nhưng Việt Nam cũng có những thách thức phải đối mặt để thu hút nhà đầu tư, trong bối cảnh nhiều quốc gia cũng đang đẩy mạnh thu hút ngành này. Việt Nam đang thiếu kỹ sư trình độ cao phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Thực tế cho thấy, không có nguồn nhân lực chất lượng sẽ hạn chế dòng vốn đầu tư từ các công ty lớn.

Thực tế, cơ sở hạ tầng và logistics để hỗ trợ các ngành công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023, nhóm chỉ số cơ sở hạ tầng tại Việt Nam chỉ đứng thứ 71/132 quốc gia. Thách thức nữa đối với ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự thiếu hụt nhân tài có kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến là một rào cản rất lớn.

Báo cáo từ Bộ Thông tin & Truyền thông chỉ ra, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin, công nghiệp số của Việt Nam khoảng 150.000 kỹ sư/năm, nhưng hiện mới đáp ứng được 40-50%. Trong đó, riêng nhu cầu nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn chỉ đáp ứng khoảng 20%.

Phân tích sâu hơn, ông Vũ Quang Hùng- Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) nhìn nhận, để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đòi hỏi rất nhiều công đoạn phức tạp, đầu tư lớn và trình độ nguồn nhân lực rất cao, đặc biệt là trong khâu thiết kế. Trong ngành công nghiệp bán dẫn, quy trình sản xuất gồm các khâu là thiết kế, sản xuất và đóng gói, kiểm tra. Việt Nam đã tham gia ngành công nghiệp bán dẫn từ rất lâu nhưng chỉ được ở khâu đóng gói, kiểm tra cho một số nhà sản xuất chíp như intel… Chíp bán dẫn có rất nhiều chủng loại, tính năng và độ phức tạp khác nhau, Việt Nam chỉ mới đáp ứng được trong khâu đóng gói các loại chíp đơn giản.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Đỗ Thị Thuý Hương- Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho hay, ngành công nghiệp bán dẫn liên quan đến nhiều mảng, từ đầu tư sản xuất đến xử lý quy trình công nghệ, cập nhật công nghệ. Do đó, nhân lực cho ngành này không phải chỉ cần kỹ sư thiết kế vi mạch, như thế là chưa đủ và sẽ thiếu tính trọng tâm. Vai trò của các kỹ sư thiết kế rất quan trọng, song việc hiểu biết quy trình công nghệ sản xuất bán dẫn còn quan trọng hơn, vì tốc độ thay đổi công nghệ trong ngành này cực nhanh.

“Như vậy, cùng với kỹ sư thiết kế, ngành này còn rất cần các chuyên gia, những người dù học ở bậc Cao đẳng song phải có chuyên môn tốt trong quá trình tổ chức sản xuất – điều mà Việt Nam vẫn đang thiếu. Việc đào tạo cũng cần gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, bởi nếu đào tạo mang tính hàn lâm sẽ khó bảo đảm tính thực hành trong khi tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh”– bà Hương nói và cho rằng, cần có chính sách vườn ươm, hỗ trợ doanh nghiệp nhiều mặt, từ phát triển nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá và nâng cao năng lực cạnh tranh, bơm nguồn lực tài chính để doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn thuận lợi…

Một số chuyên gia cũng cho rằng, Chính phủ và các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ để phát huy những tiềm năng hiện có, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành bán dẫn. Với những nỗ lực này, Việt Nam có thể trở thành một trong những trung tâm sản xuất bán dẫn quan trọng trên thế giới, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ để vượt qua những thách thức đồng thời hướng đến mục tiêu trở thành một trung tâm về thiết kế, dịch vụ thiết kế, đóng gói và kiểm thử, Việt Nam phải có cách tiếp cận đột phá, khai thác tối đa lợi thế của nước đi sau. Xác định rõ mục tiêu để tập trung nguồn lực phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn giai đoạn đến năm 2030 và 2050.

Cần xây dựng hệ sinh thái công nghiệp vi mạch bán dẫn nhằm kết nối các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp. Hình thành một số trung tâm nghiên cứu mạnh về vi mạch bán dẫn. Thu hút đầu tư theo hướng doanh nghiệp nước ngoài là cầu nối hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn toàn cầu, có đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam… Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động đào tạo, gia tăng nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.

Bán dẫn là công nghệ lõi, đóng vai trò then chốt trong việc sản xuất các thiết bị điện tử hiện đại thông qua việc cung cấp các linh kiện bán dẫn thiết yếu như bộ vi xử lý, bộ nhớ và thiết bị lưu trữ dữ liệu… Được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng đối với các thiết bị điện tử và sự phát triển vượt bậc của công nghệ mới, ngành bán dẫn đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế toàn cầu, trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Theo Hiệp hội Công Nghiệp Bán dẫn SIA, thị trường bán dẫn toàn cầu dự kiến sẽ đạt 600 tỷ USD vào năm 2025, tăng 14% so với năm 2023.

Theo TheLeader

Những sự kiện tài chính thế giới nổi bật trong tuần 15-19/7

Bầu cử Mỹ, lãi suất FED hay ECB… là những chủ đề được giới tài chính toàn cầu quan tâm. Liệu ông Joe Biden có bị chịu áp lực phải rời khỏi cuộc đua bầu cử tổng thống Mỹ hay không? Kỳ vọng về việc Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng 9, mùa báo cáo kết quả doanh thu quý 2, cuộc họp chính sách của ECB và Nhà Vua nước Anh công bố chương trình lập pháp của Chính phủ mới của đảng Lao động.

Dưới đây là những sự kiện tài chính thế giới quan trọng sẽ diễn ra trong tuần 15-19/7/2024

1/ Một tuần bận rộn của Mỹ

Đây là một tuần quan trọng ở Mỹ với chủ đề chính trị, doanh số bán lẻ, Fed và thu nhập của lĩnh vực ngân hàng.

Lạm phát và lãi suất cao đã thử thách khả năng phục hồi của các hộ gia đình Mỹ khi nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế nước này đang hạ nhiệt và lạm phát chậm lại cố kỳ vọng về việc ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9/2024. Dữ liệu doanh số bán lẻ công bố hôm thứ Ba (16/7) có thể cho thấy liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể hiện ở lĩnh vực tiêu dùng hay không.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), ông Jerome Powell, sẽ phát biểu tại Washington vào thứ Hai (15/7), trong khi Goldman Sachs công bố kết quả thu nhập vào ngày 15 tháng 7, tiếp theo là Bank of America và Morgan Stanley công bố kết quả thu nhập của mình vào ngày kế tiếp.

Và thị trường đang theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp diễn ra với việc ông Biden phải đối mặt với những nghi ngờ về cơ hội tái đắc cử của mình. Đối thủ của ông, cựu tổng thống Donald Trump, sẽ chính thức được đề cử tại Đại hội đảng Cộng hòa toàn quốc kéo dài 4 ngày, bắt đầu từ thứ Hai (15/7).2/ ECB sẽ làm gì?

Tăng trưởng bán lẻ ở Mỹ.

Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) gần như chắc chắn sẽ giữ lãi suất ổn định vào thứ Năm (18/7), một tháng sau lần cắt giảm lãi suất đầu tiên sau 5 năm. Điều mà thị trường quan tâm chú ý là liệu các nhà hoạch định chính sách của ECB có bàn nhiều hơn về việc cắt giảm lãi suất thêm hay không.

Lạm phát ở khu vực đồng Euro trong tháng 6/2024 đã giảm lần đầu tiên sau ba tháng, nhưng lại tăng ở lĩnh vực dịch vụ – chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Eurozone và không giảm trong năm nay.

Một số nhà hoạch định chính sách của ECB cảm thấy lo lắng về việc đã cắt giảm lãi suất vào tháng 6 và hối hận vì đã cam kết trước đó nhiều tuần. Vì vậy, họ không vội thông báo điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và sẽ xem xét kỹ lưỡng dữ liệu trước cuộc họp tháng 9.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ bị chất vấn về việc liệu ngân hàng này có sẵn sàng can thiệp và mua trái phiếu của Pháp và các chính phủ khác trong trường hợp có thêm bất ổn hay không. Điều đó có vẻ khó xảy ra trừ khi có những biến động lớn hơn trên thị trường hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến nợ của các quốc gia khác.

3/ Hội nghị Trung ương 3 của Trung Quốc

Hội nghị Trung ương 3 khóa XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc một sự kiện quan trọng thường được tổ chức 5 năm một lần và dự kiến ban đầu là vào cuối năm ngoái, sẽ khai mạc vào thứ Hai (15/7).

Cải cách là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự: có thể bao gồm cuộc cải tổ hệ thống tài chính quan trọng nhất trong ba thập kỷ nhằm cố gắng chuyển hướng thu nhập từ Bắc Kinh sang các chính quyền khu vực đang thiếu tiền mặt.

Trong khi đó, một loạt các dữ liệu quan trọng nhất của Trung Quốc sẽ được công bố, bao gồm GDP, doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp. Trong khi xuất khẩu mạnh mang lại sự ổn định trong nửa đầu năm, nhu cầu trong nước chậm chạp và lĩnh vực bất động sản bị thu hẹp có thể là thách thức trong thời gian từ nay đến cuối năm.

Giảm phát là một mối lo ngại đối với Trung Quốc và những nỗ lực của ngân hàng trung ương nhằm hỗ trợ lợi suất trái phiếu dài hạn cũng có thể cản trở tăng trưởng.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn hy vọng rằng biện pháp kích thích mới có thể nâng cao tâm lý thị trường. Các bluechip của Trung Quốc tuần qua đã tăng, kết thuc chuối 7 tuần giảm liên tiếp trước đó.

4/ Công bố của Nhà Vua nước Anh

Vua Charles của Vương quốc Anh sẽ công bố chương trình nghị sự lập pháp đầy đủ của chính phủ mới của Thủ tướng Anh Keir Starmer vào lúc 12:00 GMT ngày thứ Tư (17/7), nhưng dữ liệu lạm phát được công bố vào buổi sáng cùng ngày có thể sẽ thu hút sự quan tâm hơn từ các nhà đầu tư.

Lạm phát chung trong tháng 5 đã giảm trở lại mục tiêu 2% của Ngân hàng Anh (BoE) nhưng các nhà hoạch định chính sách vẫn đang theo dõi chặt chẽ giá dịch vụ – đã tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước.

Nhà kinh tế trưởng của BoE, Huw Pill, cho biết ông sẽ không để bị phân tâm quá nhiều bởi một bộ dữ liệu, đặt cược vào thị trường tài chính về việc sẽ cắt giảm lãi suất ngay sau khi BoE đưa ra thông báo tiếp theo về chính sách tiền tệ vào ngày 1 tháng 8.

Dữ liệu việc làm mới nhất của Vương quốc Anh công bố vào thứ Năm (18/7) cũng sẽ là chìa khóa lý giải cho những lo lắng của BoE về tốc độ tăng tiền lương mạnh mẽ.

5/ Chứng khoán Châu Âu tăng đều trên diện rộng hơn chứng khoán Mỹ

Hai trong số các đối thủ nặng ký trong chỉ số chứng khoán STOXX 600 của Châu Âu – nhà sản xuất chất bán dẫn Hà Lan ASML và tập đoàn phần mềm SAP của Đức – sẽ công bố kết quả thu nhập trong tuần tới.

Điều đáng nói là tầm ảnh hưởng của các công ty công nghệ lớn trên thị trường tổng thể. Rốt cuộc, mức tăng vượt trội của các công ty công nghệ lớn của Mỹ, dẫn đầu bởi nhà sản xuất chip AI Nvidia, đã làm sai lệch bức tranh hiệu suất tổng thể của S&P 500 và ảnh hưởng nhiều đến kết quả của họ. S&P tăng 17% trong năm nay, nhưng chỉ số có tỷ trọng tương đương .EWGSPC chỉ tăng 3,8%.

Không còn nghi ngờ gì nữa, độ rộng thị trường châu Âu cũng là một yếu tố. Dữ liệu LSEG cho thấy 10 thành phần hàng đầu chiếm 25% chỉ số STOXX, so với khoảng 20% của 5 năm trước. Nhưng hiệu suất vượt trội của STOXX, tăng 7,8% so với đầu năm, so với mức tương đương có tỷ trọng tương đương, tăng 3,8%, thấp hơn so với chỉ số cùng ngành ở Mỹ.

Thị trường chứng khoán châu Âu có thể nhỏ hơn Mỹ nhưng ‘tình yêu’ lại được lan tỏa rộng rãi hơn.

Theo CafeF

Chuyển đổi số trong quản trị nhân sự: Khoản đầu tư cốt lõi cho thành công của doanh nghiệp

Khi chuyển đổi số trở thành mục tiêu của doanh nghiệp, với vai trò như một trụ cột quan trọng, quản trị nhân sự cũng cần được quan tâm, đầu tư để chuyển mình nhằm thích ứng và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.

>>> Xem chi tiết tại đây: https://cafef.vn/chuyen-doi-so-trong-quan-tri-nhan-su-khoan-dau-tu-cot-loi-cho-thanh-cong-cua-doanh-nghiep-188240716122534846.chn?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR2UzT1DwXEAWdgjYKIzsAeXfIPpWbKHBm_JbrecNBNiPh9JQbzokR56MO4_aem_RUe6w7uF5xPXLgyZf-se_g

Cùng FSB hướng tới chinh phục đỉnh “Xanh”

Đồng hành cam kết của Chính phủ Việt Nam, Tập đoàn FPT lần đầu tiên chính thức ban hành Chính sách môi trường, trong đó làm rõ lộ trình thực hiện các bước đi cụ thể để giảm thiểu phát thải khí nhà kính (KNK) đạt Net Zero (gần bằng 0 nhất có thể) vào năm 2040.

Anh Nguyễn Thế Phương – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn khẳng định trong Báo cáo ESG 2023: “Tại FPT, chúng tôi cam kết tiên phong ở Việt Nam trong các hoạt động nhằm giảm tác động phát thải khí nhà kính đạt Net Zero vào năm 2040 và ảnh hưởng tích cực tới môi trường sống, làm việc, học tập của hơn 1 triệu người lao động đến năm 2035”.

Các tòa nhà, văn phòng làm việc của FPT được ứng dụng công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu phát thải KNK (hình ảnh campus F-Ville 2 – Hòa Lạc – Hà Nội). 

Là thành viên của Tập đoàn FPT, Viện Quản trị & Công nghệ FSB cũng tham gia vào nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường. Chúng tôi bắt đầu từ những hành động nhỏ hàng ngày để rồi từ đó hình thành nên những thói quen góp phần xây dựng môi trường làm việc xanh.

Chính vì vậy, FSB rất mong nhận được sự ủng hộ và đồng hành của toàn thể cán bộ giảng viên, học viên để chúng ta có được điều kiện tốt nhất dành cho sự sáng tạo và phát triển trên hành trình kiến tạo tri thức!

Nguồn: FSB News