Tư duy phát triển hồi sinh lại Microsoft

Xét về năng lực, rùa và thậm chí nhiều con vật khác không bao giờ có thể nhanh hơn thỏ trong một cuộc đua. Hơn ai hết, thỏ biết rõ điều này, đến nỗi chắc mẩm rằng mình sẽ thắng như bao cuộc chạy khác, nên đã ngồi… ngủ sau khi bỏ xa đối thủ. Ngược lại, rùa chỉ biết mỗi một việc là chạy và “chạy không ngừng” cho đến khi về đích. Vậy, doanh nghiệp (DN) học được gì từ chuyện này?

Thông qua câu chuyện rùa và thỏ, có thể thấy, thỏ đã rơi vào bẫy của tư duy cố định, khi cho rằng năng lực bẩm sinh sẽ luôn giúp mình giành chiến thắng, đến nỗi “ngủ” trên kinh nghiệm của bản thân. Trong khi đó, rùa lại có tư duy phát triển, tin rằng mình phải luôn chăm chỉ và nỗ lực không ngừng để chiến thắng. Hai loại tư duy này được đề cập lần đầu bởi TS. Carol Dweck – nhà tâm lý học thuộc Đại học Stanford. Bà nhận thấy một số người tin rằng thành công của họ đến từ năng lực bẩm sinh – nhóm được gọi là có tư duy cố định. Ngược lại, số khác tin rằng thành công đến từ sự chăm chỉ học tập và kiên trì rèn luyện, tức nhóm sở hữu tư duy phát triển.

Theo TS. Carol Dweck, khác biệt trong tư duy sẽ dẫn đến sự khác biệt rõ rệt trong hành vi. Sở hữu tư duy phát triển, cá nhân và tổ chức có thể đạt nhiều thành tích hơn, vì ít lo sợ việc phải tỏ ra thông minh hay giỏi giang mà thay vào đó dành nhiều nỗ lực hơn cho việc học hỏi. Một ví dụ cho điều này là Microsoft và văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đặt trọng tâm vào tư duy phát triển.

Dùng văn hóa để bẻ lái con thuyền Microsoft

Cuối tháng 1/2024, vốn hóa thị trường của Microsoft vượt 3.000 tỷ USD, đưa tập đoàn trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, do “chậm thích ứng với xu hướng mới”, “dậm chân tại chỗ” trong nhiều năm và hứng chịu chỉ trích vì văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đặt nặng cạnh tranh nội bộ nên Microsoft đã tuột dốc.

Để “sinh lại” một công ty gần 50 năm tuổi này, chìa khóa không nằm ở chiến lược điện toán đám mây, mảng di động hay loạt thương vụ mua lại hàng tỷ USD mà bí quyết được CEO Satya Nadella đưa ra là dùng VHDN bẻ lái con thuyền khổng lồ nhưng ì ạch này.

Để tạo môi trường cho VHDN mới, Nadella yêu cầu các lãnh đạo cấp cao đọc quyển Truyền thông không bạo lực của Marshall Rosenberg để hiểu hơn về sự hợp tác đồng cảm. Điều này phát tín hiệu rằng Nadella sẽ điều hành tập đoàn khác với cách của Gates hay Ballmer, và khẳng định rằng ông muốn thay đổi truyền thống cạnh trạnh và đấu đá nội bộ gay gắt. Tiếp đó, vị CEO dành phần lớn thời gian trong năm đầu để “vi hành”, lắng nghe nhân viên ở mọi cấp thuộc tổ chức, hoặc riêng lẻ hoặc trong các nhóm tập trung.

Mục đích của việc trên là để mọi người “mở lòng” ra, tạo tiền đề cho họ bộc bạch suy nghĩ. Bản thân Nadella từng nói với các nhân viên rằng “nếu không thích công việc của mình thì hãy nói điều đó với quản lý”. Ở cấp tổ chức, ban lãnh đạo thuê rất nhiều tổ chức tư vấn uy tín để tìm ra “hành vi” mà tập đoàn phải bỏ hoặc xây dựng để giúp tổ chức vượt qua thách thức. Sau đó, họ làm mọi cách để tập thể nhân viên học và biết cách lắng nghe nhau, chấp nhận khác biệt của nhau để hợp tác.

Học tập, đào tạo liên tục

Khi đã gỡ được nút thắt “ngại bày tỏ vì sợ đấu tố”, hướng đi của kế hoạch thay đổi VHDN chuyển sang xây dựng nhận thức “học mọi thứ” thay vì “biết mọi thứ”.

Ở cấp cá nhân, Nadella gửi video để mọi người thảo luận về các cuốn sách ông đang đọc. Ở cấp tổ chức, một hệ thống đánh giá hiệu suất mới được xây dựng và khẩu hiệu “thành công thực sự đến từ khả năng học hỏi của mỗi người chứ không phải từ trí tuệ hay năng lực bẩm sinh” được liên tục truyền bá. Trên các bức tường ở trụ sở của Microsoft, vô số câu nói truyền cảm hứng như “đón chào ý tưởng mới”, “nuôi dưỡng sự tò mò” xuất hiện, như một cách nhắc nhở mọi người từ tâm thức.

Song song với truyền nhận thức, Microsoft cũng xây dựng bộ hành vi để củng cố VHDN mới. Chúng gồm sẵn sàng trải nghiệm, khuyến khích phản hồi, học tập và đào tạo liên tục, công nhận từ những thành tựu nhỏ, biết mình là ai và mạnh – yếu thế nào, tôn trọng, chính trực và có khả năng dẫn dắt.

Ngoài ra, hoạt động tham vấn là một phần quan trọng trong xây dựng tư duy phát triển tại Microsoft. Theo đó, nhân viên mới sẽ được giao cho một mentor – người hỗ trợ họ thích nghi với môi trường mới và phát triển kỹ năng cá nhân. Đi cùng với đó là việc nhân viên được khuyến khích xem xét và cải thiện mình thông qua phản hồi từ quản lý, đồng nghiệp lãn bản thân.

Dù vậy, có lẽ không thay đổi nào cho thấy rõ VHDN mới của Microsoft như tuần lễ trại Hè nhân viên hằng năm được triển khai từ năm 2014. Mỗi tháng 8, tất cả nhân viên sẽ đến Washington cắm trại và tham gia sự kiện kéo dài cả tuần được gọi là One Week. Bên cạnh các buổi triển lãm, thuyết trình và chương trình hỏi – đáp, nổi bật nhất là Cuộc thi Lập trình toàn cầu trong 3 ngày (hackathon). Trong 3 ngày này, nhân viên tại sự kiện hoặc ở xa được khuyến khích thực hiện các chương trình nằm ngoài phạm vi công việc mỗi ngày. Trên thực tế, giao diện máy tính điều khiển bằng mắt, bộ điều khiển cho Xbox và trí tuệ nhân tạo cho người khiếm thị là 3 trong nhiều sản phẩm của Microsoft ra từ hackathon.

“Bất cứ chuyện gì cũng đều có thể xảy ra với một DN khi văn hóa tại đó là lắng nghe, học hỏi và khai thác đam mê lẫn tài năng cá nhân cho sứ mệnh của DN. Tạo ra loại văn hóa đó là việc chính của tôi với tư cách CEO”, Nadella chia sẻ.

Nguồn: DNSG

FSB Welcomes Delegation from University of Colorado Denver

The FPT School of Business & Technology (FSB) had the honor of welcoming representatives from the University of Colorado Denver (CUD) for a visit on March 12, 2024. The visiting delegation included Dr. Scott Dawson as Dean of the Business School at CUD, and Dr. Andrey Mikhailitchenko as Associate Dean of Programs.

The University of Colorado Denver is a large, diverse university with a vibrant alumni community that brings about significant collaboration opportunities. It is ranked 45th among the world’s best universities for its Nursing program and is among the top 150 universities for medicine in the QS World University Rankings. Besides, students at the University of Colorado Denver can choose from over 140 programs, including 52 master’s programs, 13 doctoral programs, and numerous professional certificate programs in business, engineering and education.

The representatives from the University of Colorado Denver spent nearly two days touring the FPT Corporation Building and the FPT University Campus. Dr. Scott and Dr. Andrey showed great enthusiasm throughout the trip despite the long and tiring flight from the United States to Vietnam.

Significantly, during this visit, FSB and CUD also officially signed an MOU at the FPT School of Business & Technology (FSB), laying the groundwork for deeper collaborations in the future.

It is hoped that following this occasion, FSB and CUD will take significant steps in cooperation, bringing academic value to both institutions and students alike.

FSB tiếp đoàn Đại học Colorado Denver Hoa Kỳ

Ngày 12/3/2024, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT vinh dự đón tiếp đại diện Đại học Colorado Denver (CUD) sang thăm. Buổi ghé thăm có TS Scott Dawson – Viện trưởng Viện kinh doanh tại CUD và TS Andrey Mikhailitchenko – Phó trưởng khoa chương trình.

Đại học Colorado Denver là một trường đại học lớn, đa dạng, cộng đồng cựu sinh viên sôi nổi gắn kết mang đến những cơ hội hợp tác lớn. Trường được xếp hạng 45 trường đại học tốt nhất thế giới về chương trình Nursing và nằm trong số 150 trường đại học về y học trong Bảng xếp hạng QS World University Rankings. Người học tại Đại học Colorado Denver có thể chọn từ hơn 140 chương trình đào tạo bao gồm cả 52 chương trình thạc sĩ, 13 chương trình tiến sĩ và nhiều chương trình chứng chỉ đào tạo chuyên nghiệp về kinh doanh, kỹ thuật và giáo dục.

Đại diện của Đại học Colorado Denver đã dành ra gần hai ngày để thăm quan tại Toà nhà Tập đoàn FPT và Khuôn viên Đại học FPT. TS Scott và TS Andrey đã tỏ ra rất thích thú trong suốt chuyến đi này mặc dù chặng bay từ Mỹ sang Việt Nam khá dài và mất sức.

Đặc biệt, trong chuyến ghé thăm này, FSB và CUD cũng chính thức ký MOU tại Viện Quản trị & Công nghệ FSB, tạo tiền đề cho các hợp tác sâu hơn về sau.

Hy vọng sau dịp này, FSB và CUD sẽ có những bước hợp tác đột phá, mang lại nhiều giá trị về học thuật cho nhà trường và cả người học.

Tin FSB

Nhiều học viên tiêu biểu được FSB vinh danh trong học Kỳ FALL 2023

Đến hẹn lại lên, sau khi tổng kết Kết quả học tập kỳ Fall và toàn năm 2023, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT đã tổ chức vinh danh những học viên có thành tích xuất sắc đến từ các chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) và Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) tại cả 4 trụ sở trên cả nước

1. Tại FSB trụ sở Hà Nội

Danh hiệu Student of The Year 2023/Học viên xuất sắc Nhất năm 2023:

Danh hiệu Best Student of Fall Semester 2023/Học viên xuất sắc Nhất kỳ cả 4 miền:

Học viên Lê Thị Hồng Tươi (SEM.09HN)

Danh hiệu Second Student of Fall Semester 2023/Học viên xuất sắc Nhì kỳ cả 4 miền:

Học viên Trần Thị Ngọc (GEM.12HN)

Danh hiệu Golden Key Student:
Học viên Nguyễn Thị Hồng Vân (GEM.12HN)
Học viên Phùng Quang Huy (SEM.09HN)

Danh hiệu Champion Award/Học viên xuất sắc nhất lớp:

Học viên Lưu Thị Lệ Thuý (GEM.12HN)

Học viên Trần Trọng Nam (GEM.13HN)

Học viên Nguyễn Bá Phước (SEM.09HN)

Học viên Khuất Cao Khuê (SEM.08HN)

Học viên Lê Ngọc Long (MSE.13HN)

Danh hiệu The Most Progressive Student/Học viên bứt phá lớp:
Học viên Nguyễn Phương Linh (GEM.12HN)

Học viên Lê Hoàng Đạt (GEM.13HN)

2. Tại FSB trụ sở TP Hồ Chí Minh
Danh hiệu Golden Key Student:
Học viên Phạm Hữu Vinh (GEM.10HCM)

Học viên Đỗ Lĩnh (GEM.10HCM)

Học viên Phan Quốc Cường (GEM.10HCM)

Học viên Trương Thị Lệ Xuân (GEM.11HCM)

Học viên Lâm Bảo Tính (GEM.11HCM)

Học viên Nguyễn Đức Minh Quân (MSE.12HCM)

Học viên Nguyễn Kim Kha (MSE.12HCM)

Danh hiệu Champion Award/Học viên xuất sắc nhất lớp:
Học viên Đỗ Lĩnh (GEM.10HCM)

Học viên Thái Thị Phương (GEM.11HCM)

Học viên Nguyễn Châu Bích Tuyền (SEM.10HCM)

Học viên Nguyễn Thị Thu Trang (SEM.11HCM)

Danh hiệu The Most Progressive Student/Học viên bứt phá lớp:
Học viên Trần Thanh Thuý (GEM.10HCM)

Học viên Mã Hoàng Nhật Phi (MSE.12HCM)

3. Tại FSB trụ sở Đà Nẵng

Danh hiệu Golden Key Student:

Học viên Tạ Nguyệt Minh (GEM.14HN)
Học viên Lê Việt Hưng (GEM.14HN)

Danh hiệu Champion Award/Học viên xuất sắc nhất lớp:
Học viên Đặng Thị Thanh Thiện (GEM.14DN)

Học viên Nguyễn Lê Văn Quân (SEM.12DN)

Danh hiệu The Most Progressive Student/Học viên bứt phá lớp:
Học viên Đỗ Văn Hanh (GEM.14DN)

4. Tại FSB trụ sở Cần Thơ
Danh hiệu Golden Key Student:
Học viên Lê Cẩm Hoàng Tuấn (SEM.13CT)

Học viên Nguyễn Thị Thảo Nguyên (GEM.15CT)

Học viên Mạc Huy Hoàng (GEM.15CT)

Danh hiệu Champion Award/Học viên xuất sắc nhất lớp:
Học viên Nguyễn Thị Hồng Ánh (GEM.15CT)

Học viên Nguyễn Trung Kiên (SEM.13CT)

Danh hiệu The Most Progressive Student/Học viên bứt phá lớp:
Học viên Trương Minh Khoa (GEM.15CT)

Vinh danh học viên xuất sắc là một hoạt động thường kỳ & thường viên của FSB của nhằm ghi nhận và tôn vinh những nỗ lực học tập, hoạt động tập thể của các học viên chương trình thạc sĩ. Thông qua đó thúc đẩy tinh thần học tập suốt đời, cống hiến hết mình của mỗi cá nhân và xây dựng môi trường học tập tích cực. Chúc mừng các học viên được vinh danh trong kỳ Fall & toàn năm 2023. Hy vọng sự vinh danh của Viện Quản trị & Công nghệ FSB sẽ trở thanh là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh cho các học viên trên hành trình học tập, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển của cộng đồng và quốc gia.

Tin FSB