Lễ Ký kết hợp đồng đào tạo dành cho cán bộ nguồn với tỉnh uỷ Yên Bái

Ngày 24/10/2023 vừa qua, Lễ Ký kết hợp đồng chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý dành cho cán bộ nguồn tỉnh Yên Bái đã diễn ra tại trụ sở Tập đoàn FPT.
Tham dự buổi lễ ký kết, về phía FSB có ông Nguyễn Việt Thắng – Viện trưởng Viện Quản trị & Công nghệ FSB, ông Hà Nguyên – Trưởng ban Đào tạo và bà Lương Thị Hồng Anh – Giám đốc trung tâm Đào tạo & Tư vấn doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thanh Minh – Trưởng phòng Truyền thông & Quan hệ doanh nghiệp. Phía đại diện tỉnh uỷ Yên Bái có ông Hoàng Mạnh Hà – Phó Trưởng ban, Tổ chức tỉnh uỷ Yên Bái và các đại diện khác là cán bộ Tổ chức tỉnh uỷ Yên Bái.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hoàng Mạnh Hà chia sẻ mong muốn FSB sẽ đồng hành trong chương trình đào tạo sắp tới, gợi mở nhiều tri thức mới nhằm phát triển bản thân của các cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh Yên Bái đáp ứng năng lực trong Kỷ nguyên Kinh tế số – cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Viện Quản trị & Công nghệ FSB tự hào lần đầu tiên triển khai đào tạo cho cán bộ nguồn của tỉnh Yên Bái. Bên cạnh đó, FSB bày tỏ mong muốn hai bên sẽ cùng song hành với nhau để triển khai việc đào tạo một cách hiệu quả.
Rất vinh dự khi tỉnh Yên Bái đã đặt niềm tin cho Tập đoàn FPT nói chung và Viện FSB nói riêng – là đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo dành cho Tỉnh Yên Bái trong vài tháng tới đây.Tin FSB

Hai chiều tác động của tỉ giá

Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tạm dừng hạ lãi suất điều hành ít nhất cho đến nửa đầu năm 2024.

Trước áp lực tỉ giá, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tín phiếu để hút bớt dư thừa thanh khoản của hệ thống ngân hàng nhằm hạn chế đầu cơ tỉ giá. Ảnh: TL.
Áp lực tỉ giá tiếp tục gia tăng trong tháng 9 khi tỉ giá USD/VND đã tăng lên mức 24.396 vào ngày 10/10/2023, tăng 1,3% so với cuối tháng 8 và tăng 3,2% so với cuối năm 2022. Theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán VNDirect, có 3 nguyên nhân chính đã gây áp lực lên tỉ giá USD/VND. 
Đầu tiên là quyết định nâng trần nợ công của Mỹ. Cụ thể, sau quyết định nâng trần nợ công của Mỹ, chính phủ Mỹ đã đẩy mạnh phát hành trái phiếu Chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách, đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2023. 
Thứ hai, sự gia tăng đầu cơ tỉ giá nhằm tận dụng chênh lệch lãi suất giữa VND và USD, được hỗ trợ bởi xu hướng mạnh lên của chỉ số DXY (lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2023). 
Thứ ba, lạm phát trong nước có xu hướng gia tăng kể từ cuối quý III/2023. Bên cạnh đó, đồng USD cũng tăng giá so với hầu hết các loại tiền tệ trong khu vực, như đồng Rupiah của Indonesia (+1,1% so với đầu năm), Peso của Philippines (+2,0% so với đầu năm), Nhân dân tệ của Trung Quốc (+5,3% so với đầu năm), Baht của Thái Lan (+5,8% so với đầu năm) và Ringgit của Malaysia (+7,4% so với đầu năm). 
Theo VNDirect, tỉ giá tăng sẽ làm tăng nghĩa vụ nợ (đặc biệt là đối với khu vực tư nhân). Nó cũng làm tăng giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và hàng tiêu dùng nhập khẩu, từ đó gia tăng áp lực lên lạm phát trong nước. Vì vậy, khi áp lực từ tỉ giá càng lớn, thì càng ít dư địa cho Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành. 
“Chúng tôi tin rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tạm dừng hạ lãi suất điều hành ít nhất cho đến nửa đầu năm 2024 vì Ngân hàng Nhà nước cần cân bằng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng trong bối cảnh áp lực tỉ giá và lạm phát gia tăng”, VNDirect nhận định. 
Trước áp lực tỉ giá, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tín phiếu để hút bớt dư thừa thanh khoản của hệ thống ngân hàng nhằm hạn chế đầu cơ tỉ giá. VNDirect kỳ vọng tỉ giá USD/VND liên ngân hàng sẽ được duy trì trong khoảng 24.300-24.600 trong tháng 10 trước khi nguồn cung USD cải thiện vào cuối năm giúp hạ nhiệt áp lực tỉ giá. 
“Chúng tôi thấy rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn một số yếu tố hỗ trợ để ổn định tỉ giá, bao gồm: (1) thặng dư thương mại cao, (2) FDI và kiều hối ổn định và (3) nguồn cung ngoại tệ tăng thêm từ việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi cho rằng việc đồng VND giảm giá vừa phải so với đồng USD (~3%) sẽ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng điều này ít có khả năng kích thích dòng vốn đầu tư nước ngoài rút mạnh ra khỏi Việt Nam”, VNDirect đánh giá thêm. 
Ở góc nhìn khác, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng từ nay tới cuối năm, áp lực tỉ giá vẫn luôn thường trực ít nhất cho tới tháng 11. Tuy nhiên VCBS duy trì đánh giá trong điều kiện thuận lợi, VND có thể giữ mức giảm giá hợp lý ~3% so với đồng USD.
Nguồn: NCĐT

Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp bất ngờ tăng đột biến

Dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất, Công ty CP Tập đoàn Kido, Công ty CP Than Núi Béo, Công ty CP Đầu tư Nam Long vẫn có doanh thu, lợi nhuận tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ.

Doanh thu tại trung tâm thương mại của Sasco tăng 24% lên 64 tỷ đồng trong quý III.
Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco – mã chứng khoán: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý III. Theo đó, doanh thu trong quý đạt 714 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước và là con số cao nhất kể từ năm 2019, đánh dấu 8 quý tăng trưởng doanh thu liên tục của Sasco.
Trong cơ cấu nguồn thu của Sasco, riêng doanh thu từ các cửa hàng miễn thuế chiếm 310 tỷ đồng, cao gấp gần 3 lần năm ngoái. Các mảng kinh doanh khác của Sasco cũng đều tăng mạnh, như doanh thu tại trung tâm thương mại tăng 24% lên 64 tỷ đồng, doanh thu hoạt động phòng chờ tăng 62% lên 151 tỷ đồng, doanh thu các hoạt động khác tăng 21% lên 190 tỷ đồng.
Sasco cho biết, doanh thu của công ty tăng do tình hình kinh doanh của công ty trong kỳ vừa qua đã được khôi phục bình thường, sản lượng hành khách đi và đến tại nhà ga quốc nội và quốc tế đều tăng mạnh.
Trừ đi các loại chi phí, Sasco còn lãi 131 tỷ đồng quý III, gấp gần 4 lần cùng kỳ và cũng là quý có lãi cao nhất kể từ quý II/2019.
Lũy kế 9 tháng năm nay, Sasco ghi nhận doanh thu thuần 1.887 tỷ đồng tăng 124% và lãi ròng 241 tỷ đồng, tăng 99% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Sasco thực hiện được 80% kế hoạch doanh thu và 89% kế hoạch lợi nhuận năm 2023.
Tại thời điểm ngày 30/9, Sasco sở hữu 1.500 tỷ đồng tài sản ngắn hạn, trong đó hơn 50% là tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn. Nợ ngắn hạn ở mức 880 tỷ đồng, phần lớn là phải trả người bán ngắn hạn. Đáng chú ý, công ty không vay nợ ngân hàng.
Tương tự, Công ty CP Tập đoàn Kido (mã chứng khoán: KDC) cũng có lãi ròng gấp 3 lần cùng kỳ trong quý III, nhờ khoản lãi của các công ty liên doanh liên kết. Cụ thể, trong 3 tháng qua, Kido ghi nhận doanh thu 2.300 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các công ty liên doanh liên kết đã chuyển từ lỗ 35 tỷ đồng ở cùng kỳ thành lãi 31 tỷ đồng trong quý III. Điều này giúp Kido lãi ròng 74 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ.
Công ty CP Tập đoàn Kido có lãi ròng gấp 3 lần cùng kỳ trong quý III.
Theo lý giải từ Kido, lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư tài chính và tái cấu trúc công ty. Gần nhất, Kido đã sở hữu 68% cổ phần của thương hiệu bánh bao Thọ Phát. Hiện tại, Kido đang có 4 công ty liên doanh liên kết, gồm Thực phẩm Đông lạnh Kido (sở hữu 49% vốn điều lệ), Mỹ phẩm LG Vina (nắm 40% vốn điều lệ), Lavenue (giữ 50% vốn điều lệ) và Chế biến Thực phẩm Dabaco (Dabaco Food – nắm 50% vốn điều lệ).
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Kido ghi nhận doanh thu thuần 6.670 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi ròng lại gấp đôi cùng kỳ, đạt 673 tỷ đồng, chủ yếu nhờ quá trình tái cấu trúc và thoái vốn khỏi các khoản đầu tư.
Ngày 30/9, Kido đang có 6.950 tỷ đồng, trong đó có hơn 2.000 tỷ đồng tiền mặt và 662 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn. Khoản phải thu ngắn hạn ở mức 3.000 tỷ đồng, hàng tồn kho giảm một nửa so với đầu năm xuống mức 1.120 tỷ đồng.
Trong quý III, Công ty CP Than Núi Béo (Vinacomin – mã chứng khoán: NBC) ghi nhận doanh thu thuần 902 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Lãi ròng đạt gần 33 tỷ đồng, gấp 7,6 lần cùng kỳ và đây là mức lãi cao nhất kể từ quý III/2020.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Than Núi Béo ghi nhận doanh thu thuần 2.708 tỷ đồng và lãi ròng 68 tỷ đồng, tăng tương ứng 11% và 233% so với cùng kỳ. Như vậy, NBC đã thực hiện được 91% kế hoạch doanh thu và vượt kế hoạch lãi trước thuế khoảng 11%.
Công ty CP Đầu tư Nam Long có lãi ròng hơn 66 tỷ đồng, gấp 8,4 lần năm trước nhờ vào ghi nhận phần lợi nhuận phân bổ về từ dự án Mizuki.
Trong khi đó, Công ty CP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) đạt doanh thu thuần gần 357 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lãi ròng của công ty hơn 66 tỷ đồng, gấp 8,4 lần năm trước nhờ vào ghi nhận phần lợi nhuận phân bổ về từ dự án Mizuki.
Tại thời điểm ngày 30/9, tổng tài sản của NLG ghi nhận gần 27.700 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm. Trong đó, giá trị hàng tồn kho tăng 13%, lên 16.800 tỷ đồng, chiếm phần lớn trong đó là bất động sản dở dang của dự án Izumi với hơn 9.000 tỷ đồng.
Nguồn: Tiền Phong

SeMBA tôi luyện bản lĩnh doanh nhân trong kỷ nguyên VUCA

Khi “cơn bão” VUCA càn quét, làm ảnh hưởng nền kinh tế với nhiều biến động, người lãnh đạo cần phát huy tốt vai trò dẫn đầu. Trong đó, tư duy linh hoạt, sự thấu hiểu “sức khỏe” và thế mạnh của doanh nghiệp chính là cánh tay chèo đắc lực giúp người đứng đầu đưa “con thuyền” doanh nghiệp đứng vững và phát triển mạnh mẽ trong giông bão.

>> Chi tiết: https://cafebiz.vn/semba-toi-luyen-ban-linh-doanh-nhan-trong-ky-nguyen-vuca-176230930092431568.chn