FSB thông báo tổ chức các hội nghị quốc tế về Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) cùng đối tác Ấn Độ

Trong tháng 1-2 năm 2023, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT sẽ cùng 2 đối tác tại Ấn Độ tổ chức các Hội nghị quốc tế nhằm cùng nhau chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau về tất cả các khía cạnh của các chiến lược quản lý doanh nghiệp mới nhất nhằm phát triển bền vững.

Thông tin chi tiết về hội nghị & đăng ký tham dự như sau:

1. VIPS: International Conference on rethinking Education on Contemporatorey World

Hội nghị quốc tế tư duy lại giáo dục trên thế giới đương đại.

Một nền giáo dục có chất lượng là nền tảng của sự phát triển bền vững, đây là các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) và Giáo dục là một hệ số nhân lực cho phép tự lực, tăng cường tăng trưởng kinh tế bằng cách nâng cao kỹ năng và cải thiện cuộc sống của người dân bằng mở ra cơ hội kiếm sống tốt hơn. Hội nghị quốc tế  vì sự phát triển bền vững sẽ làm nổi bật vai trò quan trọng của Giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) như một yếu tố quyết định chính để đạt được thành công của tất cả các Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), quá trình tái thiết sau COVID-19, và để tạo động lực tăng cường ESD trong chính sách và thực tiễn.

Đối tác: Vivekananda Institute of professional studies – Technical Campus, India

Thời gian tổ chức: 24-25/01/2023

Brochure hội nghị VIPS: https://bit.ly/3C0F8Bw

Website: https://vips.edu/

Link đăng ký tham dự tại: https://forms.gle/2A4vBiMAmbqsRSkJ8

Hình thức tham dự: Online/Hybrid

Phí tham dự: Miễn phí

Hotline hỗ trợ: Ms . Phương Thảo (Phòng NCPT FSB: 0388127425 – thaonp70@fe.edu.vn)

 

2. CGC: International Conference on Global best practices for diversity, equity and inclusion aimed at sustainable development (Hội nghị quốc tế về các thực tiễn tốt nhất toàn cầu về đa dạng, công bằng và hòa nhập nhằm phát triển bền vững.)

 

Hội nghị nhằm quy tụ các học giả, nhà nghiên cứu và nhà giáo hàng đầu để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm và nghiên cứu của họ về tất cả các khía cạnh của các chiến lược quản lý doanh nghiệp mới nhất nhằm phát triển bền vững. Hội nghị này sẽ cung cấp một nền tảng liên ngành để trình bày và thảo luận về những đổi mới gần đây nhất, xu hướng và mối quan tâm trong tương lai cũng như những thách thức thực tế gặp phải và các giải pháp được áp dụng trong các lĩnh vực đa dạng, công bằng và hòa nhập.

Đối tác: Chandigarh Business School of Administration Landran, India.

Thời gian tổ chức: 16-17/2/2023

Brochure hội nghị CGC: https://bit.ly/3VmOr5F

Website: http://cgc.edu.in/

Link đăng ký tham dự tại: https://forms.gle/tsQktdK3E6hpUXL86

Hình thức tham dự: Online/Hybrid

Phí tham dự: 100 USD/người (tuy nhiên người FPT tham dự được discount còn 60 USD/người)

Hotline hỗ trợ: Ms . Phương Thảo (Phòng NCPT FSB: 0388127425 – thaonp70@fe.edu.vn)

Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT kính mời các thầy cô, các học viên đăng ký tham dự chương trình này.

Tin FSB.

Trải nghiệm số trong doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?

Ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch FPT Telecom cho rằng, khi xã hội phát triển và trải qua nền kinh tế sản xuất, nền kinh tế dịch vụ, thì tương lai sẽ là nền kinh tế trải nghiệm.
 

 
Trải nghiệm số trong doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?

Tiếp nối thành công sau 5 mùa tổ chức, Đại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing CSMOSummit đã trở lại với chủ đề "DigitalX – Trải nghiệm số trong chiến lược Sales & Marketing".
Chia sẻ về chủ đề DigitalX, ông Lê Quốc Vinh – Phó Chủ tịch CSMO Việt Nam, Chủ tịch Le Bros nhấn mạnh: "Biểu tượng X trong chủ đề của sự kiện năm nay không chỉ là chuyển đổi, mà mang ý nghĩa trải nghiệm số. Đó cũng chính là mục tiêu, đích đến của hoạt động chuyển đổi số, bao trùm các hoạt động sales và marketing của các doanh nghiệp đã và đang tiến tới chuyển đổi số".
 
Nói về xu hướng trải nghiệm số trong doanh nghiệp, ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch FPT Telecom cho rằng, khi xã hội phát triển và trải qua nền kinh tế sản xuất, nền kinh tế dịch vụ, thì tương lai sẽ là nền kinh tế trải nghiệm. Trong đó, việc quan trọng nhất giúp gia tăng nguồn khách hàng cho doanh nghiệp chính là "cá nhân hoá" trên nền tảng số.
 
Để có thể "cá nhân hóa" trải nghiệm, doanh nghiệp cần học hỏi thói quen người tiêu dùng phân loại theo từng nhóm người trong xã hội.
 
Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi, liệu doanh nghiệp có thật sự hiểu và vẽ ra được "chân dung khách hàng" hay không, Chủ tịch FPT Telecom nhận định: "Nâng cao trải nghiệm sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường, nhưng trước hết chúng ta cần từ bỏ lối suy nghĩ theo lối cũ và áp dụng công nghệ số. Muốn cá thể hoá được khách hàng chỉ có thể sử dụng công nghệ."
 
Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia Nguyễn Dương nêu ra một khái niệm còn mới mẻ – la bàn quản trị điều hành của doanh nghiệp, trong đó có vai trò của trải nghiệm số.
 
Ông Nguyễn Dương chia sẻ: "Nếu bạn lấy khách hàng làm trung tâm và muốn tạo nên trải nghiệm khách hàng xuất sắc thì cần phải xây dựng la bàn của doanh nghiệp có tầm vóc về trải nghiệm khách hàng, lấy trải nghiệm khách hàng để dẫn dắt".
 
Từ góc độ thực tế, những điều trên được ứng dụng trong đời sống bằng cách giúp khách hàng đặt mục tiêu; sử dụng công nghệ chuyển đổi số để tạo không gian trải nghiệm mới giúp họ thuận tiện, dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức; tạo nên trải nghiệm cảm xúc mới khác biệt, khiến khách hàng vượt ra khỏi nỗi sợ của bản thân.
 
Đặc biệt, các công ty có trải nghiệm xuất sắc không sử dụng công nghệ để thay thế con người mà để công nghệ làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, con người sẽ tập trung vào những thứ quan trọng hơn như hỗ trợ để tạo nên human touch – kết nối với khách hàng.
 
"Đừng đánh giá quá cao công nghệ kỹ thuật số, nhưng cũng đừng đánh giá quá thấp. Chúng ta cần cân bằng các yếu tố trong trải nghiệm dịch vụ số để mang đến nhiều lợi ích hơn cho khách hàng", Giáo sư Werner H Kunz – chuyên gia hàng đầu về marketing từ Hoa Kỳ nêu quan điểm.
 
Trước tốc độ phát triển nhanh chóng, hàng loạt ứng dụng mới ra đời nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu của con người, song khó có thể đảm bảo được chất lượng cũng như mức độ tin tưởng về thông tin cá nhân.
 
Do đó, Giáo sư Werner H Kunz đưa ra lời khuyên, khách hàng/người dùng cần cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm thích hợp.
 
Tiếp nối bức tranh về trải nghiệm số, ông Việt Hoàng – Consumer Tech, FinServe & Telco Solution Lead, Meta Vietnam cho rằng, doanh nghiệp có thể tận dụng các công nghệ thực tế ảo nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng.
 
Theo ông Hoàng, giải pháp cho vấn đề này nằm ở 2 xu hướng lớn: Bussiness Message và Metaverse. Doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo một số ý tưởng về Metaverse như: Portfolio Showcase – Tạo ra trải nghiệm thực tế ảo (WebXR); Educate người tiêu dùng về các tính năng mới của sản phẩm qua công nghệ Metaverse; Product Trials – Cho người dùng trải nghiệm sản phẩm qua các filter; Deeper connection with Consumers – Mang lại trải nghiệm sâu sắc hơn cho khách hàng qua các trải nghiệm thực tế ảo;…

Nguồn: The Leader

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần làm gì để chinh phục thị trường quốc tế?

Tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ IV, giá trị thương hiệu quốc gia và sứ mệnh nâng cao giá trị công nghệ số Việt Nam liên tục được đề cập.

Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ IV có chủ đề "Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu"

150 tỷ USD là doanh thu của ngành công nghiệp công nghệ số của Việt Nam trong năm 2022. Tuy nhiên, 140/150 tỷ USD này là giá trị xuất khẩu ở nước ngoài. Con số cho thấy thực tế là ngành công nghiệp số của chúng ta vẫn đang hoạt động theo hướng gia công từng công đoạn.
 
Chưa lúc nào mà giá trị thương hiệu quốc gia và sứ mệnh nâng cao giá trị công nghệ số Việt Nam được đề cập nhiều như thời điểm hiện tại. Những ý kiến mới nhất đã được chia sẻ tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ IV diễn ra tại Hà Nội cách đây không lâu.

Có thể thấy, ngành công nghiệp công nghệ số của Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong năm 2022. Với tốc độ tăng trưởng gấp 24 lần so với năm 2009, công nghiệp công nghệ số được kỳ vọng là một trong những con đường chủ đạo của công nghiệp quốc gia. Cơ hội có nhưng thách thức cũng không hề nhỏ.
 
Tại diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận chiến lược phát triển doanh nghiệp số Việt Nam, với mục tiêu nâng cao giá trị công nghệ số Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy các sản phẩm Make in Vietnam vươn ra thế giới. Các chuyên gia nhấn mạnh, doanh nghiệp cần nỗ lực sáng tạo, thiết kế thay vì chỉ gia công sản phẩm.
 
Theo đó, chiến lược thời gian tới sẽ là chuyển dịch sang tư vấn, thiết kế, phát triển các dự án chuyển đổi số theo đặc thù của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, với các tập đoàn tiên phong như Viettel, VNPT, FPT…
 

 
Các chuyên gia đề xuất những giải pháp, ý tưởng về phát triển doanh nghiệp công nghệ số
 
Để thực hiện được chiến lược này, Nhà nước cần có hành lang pháp lý để thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ số trong nước liên kết với nhau, hình thành hệ sinh thái khai phá thị trường nước ngoài.
 
Mục tiêu đặt ra là đến năm 2030 là kinh tế số chiếm 30% GDP. Năm 2021, kinh tế số chiếm khoảng 9,6% GDP và trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ này khoảng 10,5%. Do đó, con số 30% đang được đánh giá là mục tiêu thách thức nhưng có thể làm được.
 
Năm 2022 đã có 35 nền tảng số tiêu biểu Make in Vietnam được lựa chọn giới thiệu để phục vụ chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, 100 % sản phẩm, nền tảng này do người Việt thiết kế, sáng tạo và hoàn thiện với các nhóm nền tảng gồm: nhóm Chính phủ số; nhóm tài chính, ngân hàng, kinh doanh; nhóm nền tảng y tế, giáo dục, văn hóa xã hội, nhóm nền tảng nông nghiệp, giao thông, kho vận, công thương.
 
Đáng chú ý, tỷ trọng Make in Vietnam trên các sản phẩm công nghệ số tăng từ 27 – 34 %. Doanh thu đạt gần 150 tỷ USD, tăng 10,2%, gấp 1,5 lần tăng trưởng GDP trong năm trước.
 
Đây là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới gặp nhiều khó khăn trong năm qua. Với nền tảng này và khát vọng nâng tầm mang thương hiệu Việt Nam, chúng ta có quyền hy vọng vào một ngành công nghệ số xứng đáng với tiềm năng mà chúng ta có.

Nguồn: VTV

Quy luật 78:22 giúp người Do Thái kiếm tiền “thần tốc”: Chỉ nhắm vào 1 đối tượng nhưng giàu nhanh hơn bao giờ hết, người Mỹ và Nhật đều thử và đã thành công

Không chỉ người Do Thái, người Mỹ và Nhật Bản cũng đều áp dụng quy luật này trong kinh doanh và thu lợi rất nhanh.

Làm thế nào để kiếm tiền nhanh hơn là một chủ đề luôn thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là những người trong giới kinh doanh. Không phải tự nhiên mà người Do Thái được mệnh danh là dân tộc thông minh và giỏi kiếm tiền bậc nhất thế giới. Không chỉ là nhóm những người chăm chỉ và kiên trì nhất, người Do Thái còn sở hữu những bài học làm giàu vô cùng sắc sảo và khôn ngoan, khiến người người phải nể phục và học hỏi.
 
Trí tuệ kiếm tiền của họ được đúc kết ngắn gọn trong hai ý: kinh doanh với người giàu, kiếm tiền từ người giàu! Cũng chính vì tư duy kinh doanh đỉnh cao này mà cho dù có khởi đầu chẳng có gì trong tay, người Do Thái cũng có thể quật khởi thành công trong tương lai.
 
Quy luật vĩnh hằng của vũ trụ
 
78:22 không phải là những con số ngẫu nhiên, tỷ lệ này xuất hiện trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Cho nên, nhiều người tin rằng quy luật 78:22 thực ra là quy luật muôn thuở của vũ trụ:
 
Trên thực tế, trong không khí tự nhiên, tỷ lệ nitơ và oxy là 78:22; trong cơ thể con người, tỷ lệ nước so với các chất khác là 78:22; trên trái đất của chúng ta, tỷ lệ giữa đại dương và đất liền cũng là 78:22.
 
Bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều 78:22 trong toàn vũ trụ, do đó, người Do Thái cho rằng đây là một quy luật không chỉ trong tự nhiên mà còn có thể áp dụng trong những lĩnh vực đời sống, kinh doanh. Vì vậy, họ đã tìm hiểu và tìm thấy quy luật này trong thực tế.
 
 
Họ đã phát hiện ra trong toàn xã hội, tỷ lệ người giàu so với người bình thường là khoảng 22:78. Ngược lại, khối lượng tài sản những người giàu có sở hữu so với những người bình thường là 78:22.
 
Nói cách khác, gần 80% của cải trên toàn thế giới nằm trong tay 20% dân số. Do đó, người Do Thái đã đúc kết nên quy tắc kiếm tiền, trải qua hàng ngàn năm vẫn còn nguyên giá trị. Đó là: Kinh doanh là kiếm tiền từ người giàu, và chỉ bằng cách này, bạn mới có thể kiếm tiền nhanh chóng và kiếm được nhiều tiền!
 
Quả thực nếu để ý, chúng ta sẽ thấy một công ty kinh doanh ô tô kiếm được nhiều tiền hơn một công ty xe đạp; Kinh doanh đồ trang sức kiếm được nhiều tiền hơn so với bán quần áo bình thường; Đầu tư tài chính thường kiếm được nhiều tiền hơn so với làm các ngành truyền thống.
 
Quy luật thiên vị khách hàng
 
Trên thực tế, không chỉ có vậy, bạn sẽ nhận ra 78% hoạt động kinh doanh của hầu hết các công ty đến từ 22% khách hàng. Cụ thể, một tác giả nổi tiếng ở Nhật Bản đã tham gia vào dịch vụ chiến lược khách hàng của Toshiba hơn mười năm và nhận thấy rằng, 25% khách hàng thường xuyên của Toshiba đã tạo ra 75% lợi nhuận của công ty. Cho nên, ông đã đề xuất một ý tưởng tên là "luật thiên vị khách hàng", có thể giúp các công ty tăng gấp đôi hiệu suất của họ một cách nhanh chóng.
 
Câu hỏi được đặt ra là một khách hàng nhỏ chỉ chi 1 triệu đồng một năm và một khách hàng lớn chi 100 triệu đồng một năm có nên được hưởng cùng một chính sách đãi ngộ? Những khách hàng hiếm hoi chỉ đến cửa hàng mỗi tháng một lần và những khách hàng thường xuyên ghé thăm có nên được hưởng những ưu đãi khác nhau không? Nếu có thì sẽ có sự khác biệt nào?
 
Lấy một ví dụ khác, có một nhân viên bán sơn ở Hoa Kỳ tên là Moore. Thành tích của anh luôn cao hơn gấp 10 lần so với những người bán hàng khác. Cuối cùng, Moore đã leo lên vị trí quản lý công ty nhờ làm việc chăm chỉ. Một lần, có người hỏi anh bí quyết thành công của anh là gì? Moore trả lời: Thật ra không có gì, lúc đầu tôi chỉ phân tích biểu đồ bán hàng của mình và tôi thấy rằng 80% doanh thu đến từ 20% khách hàng.
 
 
Vì vậy, tôi đã giao những khách hàng ít hoạt động nhất cho những người khác và tập trung năng lượng của mình vào những khách hàng triển vọng nhất. Bây giờ khi đã là quản lý cấp cao, tôi cũng yêu cầu nhân viên trong công ty làm như vậy.
 
Vậy, bạn đã tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên chưa?
 
Cho dù là người Do Thái, các công ty lớn nổi tiếng hay giới thượng lưu kiệt xuất, họ đều sẽ tập trung sự ưu tiên vào 22% khách hàng giàu có – những người tạo ra giá trị cho công ty, thay vì chia đều năng lượng cho tất cả các đối tượng mà không thu được lợi ích nhiều hơn. Chính vì vậy, cho dù bạn là ông chủ lớn, một doanh nhân nhỏ hay một nhân viên bán hàng, lời khuyên cho bạn là nên phân loại công ty hoặc khách hàng của chính mình.
 
Phân loại khách hàng và có những chiến lược khác nhau cho từng nhóm, đồng thời tập trung phục vụ 22% khách hàng cốt lõi. Sau đó, chắc chắn hiệu suất và thu nhập của bạn sẽ có thể tăng lên đáng kể.
 
Theo Zhihu