Bí quyết để doanh nghiệp vừa và nhỏ ‘hút’ được nhân tài

Việc thu hút được nhân tài để phục vụ cho chiến lược phát triển luôn là vấn đề nan giải với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chính sách vượt trội
 
Đối với những doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, việc thu hút và tuyển được những nhân sự giỏi không phải là khó. Nhưng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới tham gia thị trường, việc tìm người giỏi đáp ứng cho mục tiêu phát triển trong tương lai luôn là vấn đề nan giải.
 
Để các doanh nghiệp vừa và nhỏ giải được bài toán nhân tài theo bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Giám đốc Quản trị chiến lược nguồn nhân lực Công ty TNHH AEON Việt Nam thì cần làm từng bước.

Bà Huệ cho rằng doanh nghiệp tìm kiếm được nhân sự giỏi, phù hợp cũng giống như câu chuyện đóng chiếc thùng gỗ đựng nước. Nếu muốn đóng một chiếc thùng đựng được 3 lít nước thì phải có những mảnh gỗ tương xứng ghép lại với nhau.
 
Khi chiếc thùng đựng sắp đầy 3 lít thì chủ doanh nghiệp cần lên kế hoạch trong 3 năm hoặc 5 năm tới sẽ phát triển chiếc bình rộng ra để đựng được 5 lít hay 10 lít.
 
Từ đó, người phụ trách nhân sự sẽ có kế hoạch tuyển người phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, tránh lãng phí.
 
Xu hướng tuyển dụng hiện nay đối với những doanh nghiệp phát triển nhanh thường tìm người giỏi ở bên ngoài, vì trong khoảng thời gian ngắn không thể đào tạo kịp.
 
Nhưng cũng có doanh nghiệp tự đào tạo hoặc kết hợp cả tự đào tạo và tuyển bên ngoài. Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp và các giai đoạn phát triển mà có chiến lược hút nhân tài khác nhau.
 
Thu hút nhân tài không phải nhiệm vụ của riêng phòng nhân sự mà bản thân người CEO, các trưởng phòng ban phải luôn ý thức làm sao hút được người về. Khi doanh nghiệp phát triển đến một giai đoạn nhất định thì nhân sự không chỉ còn việc tính lương mà còn là chiến lược về con người.
 
Còn ông Nguyễn Công Tẩn, Giám đốc công ty Citex chia sẻ lúc doanh nghiệp mới phát triển ở mức 30 đến 40 nhân sự thì tuyển người tài rất khó. Muốn hút được người thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hai điều kiện.
 
Đó là chính sách vượt trội, bao gồm cả lương, thưởng và cả chia theo tỷ lệ % năng suất hoặc lợi nhuận. Nếu chính sách không trội hẳn thì với quy mô vừa và nhỏ sẽ rất tuyển. Kế đến là phải có một câu chuyện để kể và chiến lược phát triển trong tương lai như thế nào.
 
Quan tâm đến cảm xúc
 
Việc hút được nhân tài phù hợp với công việc đã khó nhưng giữ và phát huy năng lực của nhân sự đó còn khó hơn, đặc biệt với môi trường làm việc ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
 
Ông Lâm Minh Chánh, Giám đốc Học viện kinh doanh và tài chính BizUni, người có kinh nghiệm phụ trách kinh doanh cho các tập đoàn đa quốc gia chia sẻ, trước đây trong quá trình làm việc bản thân đã từng mâu thuẫn gay gắt với phòng kế toán.

Bởi vì kế toán họ không hiểu và không đặt vấn đề cảm xúc của nhân viên lên hàng đầu mà làm sao giữ tiền được lâu nhất có thể, đến giờ chót càng tốt. Vậy làm thế nào để hài hoà giữa các phòng với nhau mà vẫn đáp ứng được kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Nếu những mâu thuẫn đó không được giải quyết thấu đáo sẽ có người ra đi.
 
Theo bà Huệ, việc hoá giải những mâu thuẫn giữa các phòng, ban trong qúa trình vận hành của doanh nghiệp là hoàn toàn có thể thực hiện bằng việc luân chuyển đối với các nhân sự giỏi, làm việc lâu năm.
 
Làm việc lâu năm cho một doanh nghiệp sẽ rất tốt với nhân sự có nhiều kinh nghiệm nhưng không phải bắt buộc và phải luân chuyển qua các phong ban khác nhau.
 
Mục đích của việc luân chuyển không phải tránh làm một việc lâu sẽ dẫn đến nhàn chán mà để nhân sự này có cơ hội trải nghiệm ở nhiều vị trí qua đó có nhiều góc nhìn khác nhau và tự cân bằng trong công việc.
 
“Quá trình vận hàng doanh nghiệp thường xảy ra việc phòng nhân sự “chiến đấu” với phòng tài chính để sử dụng tiền hoặc phòng maketing “chiến đấu” với phòng kế toán về việc thủ tục giấy tờ phức tạp…Nhưng nếu trưởng các phòng ban đó đã trải qua môi trường làm việc ở nhiều phòng ban thì việc hài hoà giải quyết công việc sẽ được đặt lên trên hết chứ không phải đối đầu rồi tạo ra khoảng cách”, bà Huệ nói thêm.
 
Việc chọn thời gian trả lương theo bà Huệ cũng là một trong những yếu tố đánh vào tâm lý để giữ nhân tài.
 
Đơn cử như việc trả lương lúc 8h sáng và 17h chiều thì số tiền phải trả vẫn ngang nhau nhưng hiệu quả sẽ rất khác nhau. Nếu chọn trả lương lúc 8h sáng thì mọi nhân viên sẽ bàn nhau trong tâm lý phấn khởi cả ngày thay vì lúc 17h, công nhân hết giờ làm đi về ngủ rồi quên.

Nguồn: The Leader

THƯ MỜI tham dự chương trình FSB THE WAY HOME

Kính gửi: Các anh chị học viên chương trình đào tạo Thạc sĩ – Khu vực Hà Nội, các khoá từ 2015 tới nay

Để gắn kết và tạo nên một cộng đồng cựu học viên giàu giá trị, FSB đã duy trì các hoạt động giao lưu thường niên như tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể thao, mời dự Hội làng FSB… Trong hai năm đại dịch, FSB cũng thường xuyên tổ chức và gửi thư mời tham dự các hội thảo quản trị, qua đó mang lại những giá trị gia tăng cho học viên của Viện ngay cả sau khi tốt nghiệp.

Tiếp nối những hoạt động trên, FSB trân trọng kính mời toàn thể anh chị cựu học viên các khóa về tham dự buổi họp mặt, giao lưu và liên hoan thân mật với chủ đề “FSB The way home”.
 
Thời gian: 8h30 – 12h00 ngày Thứ 7, 18/06/2022
Địa điểm: Nhà hàng Đệ Nhất, 89 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Hà Nội
Đăng ký tham dự: https://bit.ly/39dlFT2 hoặc liên hệ 033 4928 380 (Mama Khánh Hòa)
 
Đây là cơ hội để các anh chị cựu học viên các khóa có dịp gặp gỡ và giao lưu kết nối giữa các thế hệ, từ đó mở rộng quan hệ và cơ hội phát triển của cá nhân cũng như doanh nghiệp mình.

Sự hiện diện của Quý anh chị sẽ góp phần quan trọng cho sự thành công của buổi gặp mặt!
Chương trình với các hoạt động gameshow, chia sẻ và kết nối.

Chi tiết vui lòng XEM TẠI ẢNH DƯỚI ĐÂY
 

Trân trọng kính mời!
Viện Quản trị & Công nghệ FSB.

Hoạt động M&A bùng nổ, nhiều doanh nghiệp đa ngành lãi tăng bằng lần

Nhiều tập đoàn đa ngành đạt mức lợi nhuận 3 chữ số như Bamboo Capital, Gelex, Masan, Sao Mai Group.

 
Mua bán sáp nhập (M&A) trong những năm gần đây đã trở thành một xu thế lớn trên thị trường. Nhiều Tập đoàn sử dụng M&A như 1 công cụ để mở rộng quy mô hoạt động, tăng trưởng kết quả kinh doanh. Theo số liệu của KPMG Việt Nam, trong 10 tháng năm 2021, thị trường M&A đã thu hút hơn 8,8 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2020 và 13,7% so với năm trước dịch, năm 2019. 
 
Tại Việt Nam, nhiều Tập đoàn đa ngành lớn thường xuyên sử dụng M&A như 1 chiến lược kinh doanh và đạt được kết quả kinh doanh tăng trưởng nhanh chóng. Trong quý 1/2022, hầu hết các tập đoàn đa ngành đều đạt mức tăng trưởng ấn tượng, với nhiều doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận 3 chữ số như Bamboo Capital, Gelex, Masan, Sao Mai Group. Các công ty khác cũng đều đạt mức tăng trưởng cao ngoại trừ Vingroup.
 
Công ty có mức tăng trưởng tốt nhất là Masan Group (MSN) với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.000 tỷ, tăng 326% so với cùng kỳ, Masan cũng vượt qua Vingroup dẫn đầu về lợi nhuận nhóm doanh nghiệp đa ngành.
 
Về các hoạt động M&A, trong cuộc họp ĐHCĐ năm 2022 mới đây, Masan công bố đã hoàn tất thỏa thuận đầu tư 65 triệu USD mua 25% cổ phần của Công ty cổ phần Trusting Social, công ty con tại Việt Nam của Trust IQ Pte. Ltd. ("Trusting Social") có trụ sở tại Singapore. Theo thỏa thuận hợp tác, Trusting Social góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Masan trở thành hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ tích hợp từ offline đến online (O2).
 
Cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Masan cũng đã thành công chi phối 70% cổ phần Mobicast và 51% cổ phần chuỗi đồ uống Phúc Long để hoàn thiện mảnh ghép "Point of Life". Trong quý 1, riêng chuỗi Phúc Long Heritage cũng thu về doanh thu 257 tỷ đồng cho tập đoàn.
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) là "dân chơi tài chính" mới nổi trong thời gian gần đây, quý 1 BCG lãi 659 tỷ đồng trước thuế, tăng 230% so với cùng kỳ. BCG hiện kinh doanh trên 7 lĩnh vực chính gồm: Năng lượng tái tạo, Xây dựng – Hạ tầng, Bất động sản, Sản xuất – Thương mại, Tài chính – Bảo hiểm, Dịch vụ quản lý và phân phối bất động sản, và Dược phẩm.
 
Lâu nay, BCG vẫn được biết đến với thế mạnh M&A và tái cơ cấu thành công các doanh nghiệp, các dự án tiềm năng. Tracodi (HoSE: TCD) chính là trường hợp điển hình được Bamboo Capital M&A và tái cơ cấu vô cùng thành công hay Bảo hiểm AAA đã có nhiều thay đổi tích cực sau khi về hệ sinh thái Bamboo Capital. Trong thời gian gần đây, nhân sự liên quan đến BCG xuất hiện trong hội đồng quản trị nhiều công ty như Dược phẩm Tipharco, Ngân hàng Eximbank, Khách sạn và dịch vụ OCH, Vinahud.
 
Năm 2022, BCG đặt kế hoạch doanh thu thuần đạt 7.250 tỷ đồng, tăng trưởng 280% so với thực hiện 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 220%.
Tập đoàn Gelex do đại gia "Tuấn Mượt" (Nguyễn Văn Tuấn) làm tổng giám đốc đạt mức tăng trưởng 170% chủ yếu đến từ việc sở hữu chi phối tại Tổng công ty Viglacera từ quý 2/2021.
 
Nhận thấy tiềm năng thị trường bất động sản nên PC1 đã gia nhập mảng này thông qua việc hợp tác đầu tư 30% vốn vào CTCP Western Pacific, ngoài ra PC1 đã thành công sở hữu 57% cổ phần Công ty cổ phần Khoáng sản Tấn Phát, qua đó sở hữu mỏ Niken – Đồng tại Hà Trì, Cao Bằng là mỏ có trữ lượng Niken lớn thứ 3 ở Việt Nam.
 
Tập đoàn REE trong năm 2021 cũng có 1 thương vụ M&A thành công trong năm 2021 là đã sáp nhập Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH).
 
Tập đoàn IPA lãi 203 tỷ đồng, tăng đến 91% chủ yếu do doanh thu tài chính tăng chủ yếu do lãi tiền gửi, tiền cho vay tăng từ 32,8 tỷ đồng lên 117,4 tỷ đồng.
 
Vingroup là tập đoàn đa ngành hiếm hoi lại tăng trưởng âm trong quý 1 do doanh thu giảm mạnh so với cùng kỳ, đặc biệt là doanh thu từ bất động sản. Dù vậy, bất động sản vẫn là mảng mang lại doanh thu chủ yếu cho Vingroup với đóng góp hơn 1 nửa vào doanh thu của tập đoàn nếu tính cả doanh thu chuyển nhượng lô lớn được hạch toán vào doanh thu tài chính. Thời gian gần đây, Vingroup đã thoái vốn tại One Mount Group, tập đoàn đang tập trung nguồn lực cho lĩnh vực sản xuất xe điện và kế hoạch IPO Vinfast trên đất Mỹ.
Nguồn: NSKT

“Quản trị rủi ro” cùng Nhà Lãnh đạo 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ ở 7 quốc gia

Tối ngày 31/05/2022 vừa qua, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, đại học FPT đã tổ chức hội thảo quản trị: “Risk management in service industry – Quản trị rủi ro trong ngành dịch vụ” nhằm tạo cơ hội để học viên các chương trình FSB cập nhật kiến thức quản trị từ những người thầy giàu kinh nghiệm, ứng biến linh hoạt với sự thay đổi nhanh chóng trong kỷ nguyên biến động.

Hội thảo được dẫn dắt bởi diễn giả James Young phụ trách vị trí Phó Tổng Giám Đốc Hoạch định và Phát triển Nguồn lực của tập đoàn WMC, tập đoàn quản lý nhà hàng khách sạn, căn hộ dịch vụ cao cấp và trung tâm thương mại hàng đầu Việt Nam.
 
Tại Hội thảo, ông James Young chia sẻ với các nhà quản trị, điều hành doanh nghiệp về “rủi ro” từ hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ ở 7 quốc gia khác nhau. Và ông thấu hiểu những khó khăn của việc vừa học vừa làm, tuy nhiên đây là cơ hội tuyệt vời để khi tốt nghiệp tất cả sẽ có sự thay đổi và cánh cửa thế giới mới sẽ mở ra.

Chúng ta cần phải “chấp nhận rủi ro và nêu rủi ro trong 1 bối cảnh cụ thể” vì trong 1 bối cảnh doanh nghiệp cụ thể thì mới hiểu được ý nghĩa của rủi ro. Rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và khắp mọi nơi vì thế với tư cách là nhà lãnh đạo phải tập trung, chủ động quản lý và sẵn sàng chuẩn bị cho rủi ro và rủi ro phải là cốt lõi, trung tâm trong chiến lược để quản lý trong trường hợp khủng hoảng xảy ra hạn chế tác động đến kết quả kinh doanh của mình.
 

Hội thảo quản trị “Quản trị rủi ro trong ngành dịch vụ” nhận được sự quan tâm tích cực từ nhà quản trị doanh nghiệp trên khắp cả nước. Đồng thời, người tham dự cũng lần lượt gửi những câu hỏi, thắc mắc và nhận được thêm nhiều chia sẻ giá trị từ diễn giả. Phó Tổng Giám Đốc Hoạch định và Phát triển Nguồn lực của tập đoàn WMC cũng dành nhiều lời khen ngợi cho học viên FSB với sự tham gia tích cực và đặt ra nhiều câu hỏi thú vị.
 
Tin FSB