FSB triển khai thành công chương trình đào tạo Digital Marketing – Giải pháp số tái sinh cho doanh nghiệp

Khoá học với sự tham gia của dàn diễn giả là lãnh đạo cấp cao Cen Group, ICTS, Vinalink… đã đem đến một lượng lớn kiến thức bổ ích về về việc áp dụng và thực thi các kế hoạch Marketing số để các nhà quản lý có thể áp dụng cho doanh nghiệp mình tồn tại và phát triển nhanhh hơn nữa trong thời kỳ công nghệ mới. 

Dàn chuyên gia cấp cao của khoá học

Trong 2 ngày từ  6 – 7/11/2021, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT đã triển khai thành công khoá học “Chương trình đào tạo Digital Marketing – Giải pháp số tái sinh cho doanh nghiệp” theo hình thức học trực tuyến qua ứng dụng Zoom, với hơn 100 học viên là các lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trên toàn quốc.
 
Chương trình gồm 3 phiên toạ đàm với những chia sẻ “thực chiến” về việc áp dụng Digital Marketing vào chiến lược kinh doanh đến từ ba chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực tư vấn chiến lược và bất động sản.
 
Sáng ngày 6/11, trong buổi đầu tiên của chương trình với chủ đề “Marketing số – xu hướng tất yếu để tồn tại” , chuyên gia Bùi Thị Ngọc Thu – CEO/ Founder của ICTS Training & Coaching, chuyên gia hàng đầu mảng storytelling đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đối số trong doanh nghiệp nói chung và các phòng ban nói riêng. Đồng thời, chuyên gia cũng cá nhân hoá thông điệp quảng cáo và trải nghiệm khách hàng, giúp các nhà quản lý doanh nghiệp trả lời câu hỏi “Trong Digital Marketing, công nghệ quan trọng hơn hay nội dung quan trọng hơn?”.
 
Tiếp theo, Diễn giả Shark Phạm Thanh Hưng – Phó chủ HĐQT Cen Group chia sẻ về tầm quan trọng của thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp để mang lại hiệu quả kinh doanh và bài học kinh nghiệm thành công của CEN group trong việc áp dụng chuyển đổi số.
 
Phiên toạ đàm trong buổi sáng ngày 7/11 với chủ đề “Xây dựng và thực thi chiến lược Marketing số” với sự tham gia của diễn giả Tuấn Hà – Người sáng lập Học viện đào tạo Digital Marketing Vinalink Academy, đồng thời là chuyên gia tư vấn chiến lược Digital Marketing hàng đầu Việt Nam. Trong phiên toạ đàm này, chuyên gia đã hướng dẫn cách tư duy kiểu mới về Bán hàng và Marketing dựa trên các nền tảng số, từ đó, xác định được thực trạng của doanh nghiệp và thị trường để vạch ra được một lộ trình thực thi chiến lược marketing số thành công. Đồng thời, diễn giả cũng giúp các nhà quản lý phương thức lựa chọn công cụ Marketing số phù hợp với doanh nghiệp và đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn trong việc tiếp cận, quản lý, đo lường và triển khai Digital Marketing.
 
Trong phiên toạ đàm cuối cùng về “Thực hành xây dựng chiến lược Marketing số và các bài học thành công tại Việt Nam” chiều ngày 7/11, các học viên đã có cơ hội thuyết trình về những chiến lược Marketing số của doanh nghiệp trước chuyên gia Tuấn Hà và nhận được những lời nhận xét cùng lời khuyên bổ ích về cách nâng cao năng lực cạnh tranh số cho doanh nghiệp.
 

Bài thuyết trình cuối khoá của các nhóm học viên diễn ra sôi nổi, hào hứng

 
Bên cạnh việc lắng nghe chia sẻ từ các diễn giả với bề dày kinh nghiệm cao, trong suốt buổi học, các học viên có cơ hội tương tác và đặt câu hỏi trực tiếp cho các diễn giả để nhận được lời giải cho những bài toán khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt trong thời kỳ dịch bệnh, hậu Covid- 19. Ngoài ra họ cũng nhận được công thức QCSD để tìm ra sự khác biệt trong kinh doanh ngành hàng F&B nhằm giúp “tái sinh” doanh nghiệp trong thời kỳ giãn cách.
 
Kết thúc khoá học, FSB đã cấp chứng chỉ cho hơn 100 học viên tham dự. Anh Lâm Bình Xuyên – Sale Manager của Công ty Bekaert Việt Nam cho biết: “Khoá học đã giúp tôi nhìn thấy được bức tranh tổng thể về chiến lược kinh doanh  Marketing , kèm theo đó là chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành về các công cụ Digital Marketing cùng những kinh nghiệm thực tế đã giúp tôi có thể phát triển và nâng cao hiệu suất của công ty.”
 
Anh Nguyễn Minh Hùng – Giám đốc MobiFone tỉnh Sóc Trăng chia sẻ anh rất tâm đắc với phần chia sẻ của diễn giả Ngọc Thu. Và những gì công ty anh đang triển khai đã và đang đi đúng hướng. Anh Hùng nói thêm: “Nhờ khoá học cùng sự chia sẻ bổ ích của ba chuyên gia, tôi có cơ hội để đánh giá lại những chiến lược kinh doanh của công ty liệu có đang đi đúng hướng hay không. Đồng thời, tôi được học hỏi thêm được nhiều những kinh nghiệm thực chiến của các chuyên gia”
 
Anh Nguyễn Minh Hùng là một học viên đã tham gia nhiều chương trình đào tạo của Viện Quản trị & Công nghệ FSB. Anh tự hào chia sẻ: “Việc áp dụng và triển khai những kiến thức mà tôi đã học từ các khoá học của FSB giúp tôi tự tin hơn trong thao tác trên các nền tảng xã hội, từ đó đã thực sự nâng cao hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp”.
 
Chương trình Đào tạo Digital Marketing – Giải pháp số tái sinh cho các doanh nghiệp được FSB khai giảng liên tục. Chi tiết xem tại: http://khoangan.fsb.edu.vn/marketing/ 

Tin FSB

Doanh nghiệp Việt và bài toán đón đầu xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu

Sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu đang đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp Việt. Nhưng, chúng ta sẽ tận dụng cơ hội này ra sao, đó là vấn đề cần được nhắc đến…

Chuỗi cung ứng toàn cầu là gì?
 
Trước khi đề cập đến khái niệm chuỗi cung ứng toàn cầu, chúng ta hãy cùng xem qua khái niệm về chuỗi cung ứng.

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và đại dịch COVID-19 đang phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.
 
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng. Tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản, chuỗi cung ứng là một hệ thống các hoạt động cung cấp, sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng.
 
Từ đó, chuỗi cung ứng toàn cầu là bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng trên phạm vi toàn cầu. Trong mạng lưới đó, một doanh nghiệp sẽ mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài để thực hiện việc cung cấp, sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
 
Thời điểm hiện tại, theo báo cáo từ các nhà kinh tế, chuỗi cung ứng toàn cầu đang được điều chỉnh lại để giảm rủi ro gián đoạn trong tương lai. Cộng đồng quốc tế và các nhà đầu tư đang tìm cách chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc sang Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Song, các doanh nghiệp Việt cần phải chuẩn bị năng lực như thế nào để nắm bắt được cơ hội đang đến?
 
Cơ hội cho doanh nghiệp Việt
 
Rõ ràng, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn sự vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến các doanh nghiệp, kể cả lớn hay nhỏ đều rơi vào tình trạng khó khăn trong việc mô hình hóa hoạt động đầu tư, kinh doanh và đánh giá rủi ro.
 
 
Các doanh nghiệp Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
 
Mặc dù, Việt Nam là một trong những quốc gia đã thực hiện tốt việc kiểm soát đại dịch toàn cầu, ổn định kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Nhưng, có lẽ cái chúng ta cần trong thời điểm hiện tại là việc chuyển hướng từ giai đoạn “ứng phó khủng hoảng sang thời điểm phục hồi”.
 
Trong bối cảnh này, vấn đề quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp Việt là làm thế nào để có thể chuẩn bị tốt hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu mới. Trong đó, sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Đây được xem là chiếc chìa khóa để có thể vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội đầu tư, sản xuất và kinh doanh trong tương lai.
 
Có lẽ, khi các công ty toàn cầu điều chỉnh các chiến lược sản xuất và chuỗi cung ứng của họ để xây dựng khả năng phục hồi, các doanh nghiệp Việt đang có cơ hội rất lớn để tham gia vào chuỗi cung ứng và trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu. 
 
Theo một khảo sát về nguồn cung ứng toàn cầu của QIMA, nhà cung cấp dịch vụ kiểm soát chất lượng, hợp tác với các thương hiệu, nhà bán lẻ và nhà nhập khẩu quốc tế, cho thấy: 43% số người được hỏi tại Mỹ, mô tả Việt Nam nằm trong số ba khu vực địa lý mua hàng hàng đầu của họ vào đầu năm 2021 và khoảng một phần ba số người mua trên toàn cầu.
 
Sự gần gũi của Việt Nam với Trung Quốc, cũng như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, cũng là một trong những lý do khiến chúng ta duy trì khả năng cạnh tranh và kết nối với các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
 
Đồng thời, với chi phí lao động thấp, sự ổn định chính trị, các chính sách thân thiện với nhà đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng và những nỗ lực được nhà nước hậu thuẫn để thúc đẩy các công ty khởi nghiệp công nghệ khiến Việt Nam dần trở thành điểm đến cho các nhà đầu tư.
 
Thêm vào đó, là thành viên của hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam đang trở thành một trong những nền kinh tế mở nhất. Cùng với đó là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam và EU (EVFTA), vừa được phê chuẩn là những yếu tố thúc đẩy bổ sung cho các doanh nghiệp toàn cầu tìm cách chuyển dịch chuỗi cung ứng của mình.
 
Nói tóm lại, Việt Nam đang sở hữu đầy đủ những lợi thế cạnh tranh, ưu thế về kết nối quốc tế, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội trong vận hội mới.
 
Những thách thức, khó khăn
 
Mặc dù cơ hội đang mở ra rất lớn cho các doanh nghiệp Việt, tuy nhiên, theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), sự tham gia của các doanh nghiệp Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu là rất thấp so với các nền kinh tế có quy mô tương tự trong khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt đang gặp nhiều khó khăn và thử thách.
 
Cụ thể, mới chỉ có 36% doanh nghiệp Việt tham gia vào mạng lưới sản xuất, bao gồm cả việc xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp, trong khi, tỷ lệ này ở Malaysia, Thái Lan là 60%.
 
Thực trạng trên cho thấy, các doanh nghiệp Việt đang bị phân tán và ít khả năng được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng lực sản xuất.
 
Theo VCCI, nguyên nhân chính của thực trạng trên là do Việt Nam chỉ có khoảng 4% doanh nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp trong nước hầu như đứng ngoài chuỗi giá trị toàn cầu mà các doanh nghiệp FDI đang sản xuất tại Việt Nam.
 
Có lẽ vấn đề đầu tiên và lớn nhất là việc các doanh nghiệp Việt thường không được đánh giá cao trong việc tuân thủ những quy định quốc tế. Trong khi những công ty đa quốc gia thường có những yêu cầu khắt khe theo chuẩn quốc tế khi đầu tư và hợp tác kinh doanh.
 
Đây được coi là một yêu cầu khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt trong giai đoạn hiện tại, nhưng nếu không vượt qua thách thức này để phát triển một cách bền vững theo xu hướng thị trường thì doanh nghiệp Việt khó có thể chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
 
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt còn có một số điểm yếu cố hữu, đó là việc chúng ta thiếu sự chuyên nghiệp ở một số vấn đề hay thời điểm. Nhiều doanh nghiệp Việt khi thành công ở một lĩnh vực nào đó, lại không đầu tư tiếp để phát triển, mà chuyển sang những ngành nghề, lĩnh vực khác, nên nhiều khi bị phân bổ nguồn lực và thiếu tập trung.
 
Có lẽ, thời điểm hiện tại được coi là giai đoạn đòi hỏi các doanh nghiệp phải tư duy và quản trị doanh nghiệp lại, bởi sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang đặt ra nhiều thách thức, và nếu không vượt qua thì cơ hội khó đến tay các doanh nghiệp Việt.

Nguồn: Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Phó Tổng giám đốc FPT tham dự khai giảng Khoá 2 “Vaccine cho doanh nghiệp – Từ sống sót đến thịnh vượng” cùng hơn 100 học viên trên cả nước

Tối qua, 22.10.2021, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT đã chính thức khai giảng khoá eCovax#02. Tham dự chương trình có sự hiện diện của TS Hà Nguyên, Trưởng ban Đào tạo FSB, TS. Phan Minh Đức – Trưởng bộ môn Quản trị đổi mới FSB, cùng toàn thể hơn 100 học viên ghi danh tham dự trên cả nước.

 
FSB ghi nhận hơn 100 học viên tham dự khoá học eCovax#02
 
Phát biểu tại Lễ Khai giảng, ông Hà Nguyên đã chia sẻ những thông tin cập nhật mới nhất về chương trình học cũng như các vấn đề mà các doanh nghiệp phải đối mặt “hậu giãn cách”. Đồng thời đại diện BLĐ FSB cũng gửi lời chúc tới toàn thể học viên sẽ “mang về những tài sản trí tuệ có giá trị dành cho doanh nghiệp của mình” trong thời kì đầy biến động như hiện nay.

 
Đại diện FSB, ông Hà Nguyên: “Mong học viên có thể mang về những tài sản trí tuệ có giá trị dành cho doanh nghiệp của mình”
 
Phiên đầu tiên có tên “Doanh mạng: Covid và những thách thức để tồn tại” cũng được tiến hành ngay sau buổi lễ. Tại phiên này, các học viên có cơ hội tham dự toạ đàm cùng 02 diễn giả là ông Marcin Miller – Giám đốc hợp danh McKinsey Việt Nam, và ông Hoàng Việt Anh – Phó Tổng Giám đốc FPT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần viễn thông FPT, Chủ tịch Công ty TNHH FPT Digital. Qua đó, học viên có cơ hội đặt câu hỏi trực tiếp cho các diễn giả, giảng viên để nhận được lời giải cho những bài toán mà doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay.

 
Ông Hoàng Việt Anh – Phó Tổng Giám đốc FPT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần viễn thông FPT, Chủ tịch Công ty TNHH FPT Digital

 
Ông Marcin Miller – Giám đốc hợp danh McKinsey Việt Nam
 
Chương trình được tổ chức theo hình thức học trực tuyến E-learning thông qua ứng dụng Zoom và Edunext – nền tảng học tập tương tác đặc biệt do Tập đoàn FPT phát triển dựa trên những công nghệ mới nhất và nguyên lý học tập kiến tạo.
 
Khóa học diễn ra trong 3 ngày (22 – 24/10/2021), với 02 phiên thảo luận chung và 03 phiên tọa đàm chuyên đề với sự chia sẻ “thực chiến” của các chuyên gia, doanh nhân đến từ các tập đoàn hàng đầu trong các lĩnh vực tư vấn, bất động sản, công nghệ, nhà hàng, sản xuất (FPT, Deloitte, McKinsey, FLC, Golden Gate Group, Nam Thái Sơn….). Ngoài ra, ngay tại khóa học, học viên sẽ nhận được công thức 5+1 giúp đo đạc một cách chính xác sức khỏe của doanh nghiệp để từ đó có những giải pháp tương ứng thúc đẩy tăng trưởng bứt phá trong "bình thường xanh". Được biết, diễn giả trong các phiên tiếp theo của chương trình cũng là những doanh nhân cực “hot”, có thể kể đến: Madame Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Công ty Deloitte Việt Nam, Ông Đào Thế Vinh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Golden Gate Group, ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC…
 
Khoá học "Vaccine cho doanh nghiệp – Từ sống sót đến thịnh vượng" là một trong những hoạt động trọng tâm của chương trình FPT eCovax do FPT khởi xướng, được triển khai bởi Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT, với mong muốn cung cấp “kịp thời” các "vũ khí" giúp doanh nghiệp tăng cường kháng thể thích ứng và linh hoạt trước mọi tình huống để đảm bảo kinh doanh không gián đoạn, vượt qua những thách thức của đại dịch.
 
Thông tin chương trình: http://ecovax.fsb.edu.vn

Nền kinh tế đối mặt nhiều rủi ro

Lạm phát và bong bóng tài sản sẽ là hai rủi ro rất lớn mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt.

Tăng trưởng GDP quý III/2021 chỉ đạt âm 6,17%
 
Lỡ nhịp phục hồi!
 
Thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021, Việt Nam là điểm sáng nhất trong số các quốc gia theo đuổi chính sách chống dịch "zero Covid". Cả nền kinh tế và các doanh nghiệp đều tràn trề hy vọng lạc quan về sự phục hồi.
 
Tuy nhiên, ngay sau đó là sự bùng phát mạnh mẽ của làn sóng dịch bệnh lần thứ tư khiến nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề. 
 
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược Việt Nam, điều đáng tiếc là Việt Nam đã bỏ lỡ nhịp phục hồi kinh tế từ năm 2020. Nếu như trong năm 2020, nhất là thời điểm gần cuối năm khi mà nhiều loại vaccine Covid-19 đã được sử dụng ở nhiều nước, Việt Nam sớm triển khai mạnh mẽ việc tiếp cận để mua các  vaccine nhằm sớm tiêm vaccine quy mô lớn cho người dân khi đang có lợi thế lớn là chưa có nhiều người mắc Covid-19, thì sẽ hạn chế được nhiều sức ảnh hưởng của dịch bệnh.
 
Sự bùng phát dịch lần thứ tư đã tác động mạnh và hệ quả là tăng trưởng GDP quý III/2021 đã sụt giảm rõ rệt, âm 6,17%. Quan trọng hơn, khi nền kinh tế nhiều nước trên thế giới đang đi vào quỹ đạo ổn định và tăng trưởng thì Việt Nam lại gặp phải khó khăn rất lớn khi bị đứt gãy chuỗi cung ứng, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ, thị trường lao động bị xáo trộn nghiêm trọng.
 
Để khắc phục những khó khăn này là không hề đơn giản và cần nhiều thời gian, có lẽ sẽ phải tính theo tháng, ông Thành nhận định.
 
Cũng theo vị chuyên gia này, một khó khăn khác của các doanh nghiệp hiện nay là mọi chi phí đầu vào, giá nguyên vật liệu đều đang tăng mạnh, chưa kể các chi phí trong phòng chống dịch đều được cộng vào chi phí sản xuất kinh doanh.
 
Mặc dù thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân nhưng hiệu quả vẫn chưa thực sự rõ ràng, đặc biệt là đối với khu vực phi chính thức. Mọi số liệu thống kê đều chưa phản ánh được hết những thực tế khó khăn của doanh nghiệp hiện nay và rủi ro tiềm tàng của nền kinh tế vẫn đang hiện hữu, ông Thành nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, tại Toạ đàm Đánh giá tình trạng kinh tế Việt Nam 2021 và dự báo những rủi ro trong năm 2022 do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức, chuyên gia kinh tế vĩ mô, TS. Phạm Thế Anh cũng cho rằng, rủi ro của nền kinh tế hiện nay là không nhỏ.
 
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, chỉ số CPI hiện đang rất thấp, chưa đến 2%. Tuy nhiên, chỉ số giá của tất cả các loại hàng hóa (không tính riêng hàng tiêu dùng) lại tăng đến 23%. Thông thường 2 chỉ số này sẽ biến động cùng nhau nhưng hiện nay, lại có khoảng cách rất lớn, lên đến hơn 10 lần. Điều này cho thấy sức ép lạm phát trong nền kinh tế là không nhỏ.
 
Nguyên nhân của chỉ số CPI thấp trong quý III vừa qua là do sức cầu yếu, người dân không tiêu dùng được do giãn cách xã hội, doanh nghiệp sản xuất không đưa được hàng hóa đến tay người tiêu dùng, chuỗi cung ứng bị đứt gãy… Trong khi đó, chi phí sản xuất gia tăng do dịch bệnh đều được dồn cả vào giá cả hàng hóa.
 
Do đó, nguy cơ lạm phát trong nền kinh tế thời gian tới rất lớn. Giá cả hàng hóa trong thời điểm cuối năm sẽ tăng mạnh trở lại khi nguồn cầu được khôi phục, ông Thế Anh nhận định.
 
Rủi ro thứ hai của nền kinh tế được TS. Phạm Thế Anh nhắc tới là vấn đề về chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh Chính phủ đang mở rộng chính sách tiền tệ nhưng nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh thấp, dòng tiền trong nền kinh tế đang dần chuyển sang chứng khoán, bất động sản, bong bóng tài sản đã xảy ra. Nền kinh tế hiện nay không chỉ đối mặt với chính sách lạm phát mà còn là cả bong bóng tài sản.
 
Chính vì vậy, dư địa cho chính sách tiền tệ hiện nay là rất hẹp. Khả năng hạ lãi suất, bơm tiền vào nền kinh tế gần như không có, mức cung tiền trong nền kinh tế phải tiếp tục được hạn chế trong năm nay.
 
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên chủ yếu áp dụng chính sách tài khoá. Tuy nhiên, nếu vay trong nước, cuối cùng vẫn sẽ làm tăng cung tiền trong trong nền kinh tế. Còn nếu vay nước ngoài, Chính phủ sẽ phải hết sức cân nhắc, bởi nghĩa vụ trả nợ trên thu ngân sách đang tiến gần tới mức 25%. Đây là mốc rủi ro rất đáng báo động, vị chuyên gia này nhận định.
 
Tăng trưởng kinh tế sẽ rất thấp trong cả năm 2021
 
Dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong cả năm 2021, ông Thành cho rằng, điều này sẽ phụ thuộc lớn vào tốc độ và quy mô tiêm chủng vaccine, phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống dịch bệnh và hiệu quả thực chất của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng.
 
Ở kịch bản cao, cả nước thống nhất được các biện pháp thích ứng với bệnh dịch và vẫn đảm bảo được sản xuất và lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy từ quý IV/ 2022, các hoạt động sản xuất và tiêu dùng được phục hồi một cách chậm chạp nhưng tích cực, các trung tâm kinh tế hoàn thành kế hoạch tiêm chủng ngay trong nửa đầu quý IV và mở rộng ra các tỉnh trong những tháng cuối năm, tình trạng phong tỏa cát cứ như trong quý III không bị lặp lại. Với những điều kiện này, nền kinh tế sẽ tăng trưởng 1,8% trong cả năm 2021.

Ở kịch bản thấp, nền kinh tế sẽ chỉ tăng trưởng 0,2% trong trường hợp các chính sách tiếp tục thiếu đồng bộ, dịch bệnh có khả năng tái phát ở một số địa phương dẫn tới việc phải thực hiện hạn chế đi lại, gây bất định cho sản xuất kinh doanh.
 
Điều này sẽ khiến nhiều đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam để tìm đến các nguồn cung khác do đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động có khả năng sẽ diễn ra đến hết quý I/2022; chi phí tăng cao khiến nhiều ngành thu hẹp, doanh nghiệp tiếp tục đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng.
 
Cũng theo ông Thành, dù lạm phát chưa trở thành mối đe dọa vĩ mô nhưng những ổn định vĩ mô đang trở nên dễ tổn thương trong giai đoạn tới, khi ẩn số về khu vực doanh nghiệp còn mờ mịt.
 
Bên cạnh đó, nợ xấu tiếp tục tích lũy và có thể tăng mạnh là nguyên nhân tiềm tàng gây rủi ro cho hoạt động tài chính trong thời gian sau dịch. Chính phủ cần chuẩn bị các tình huống cực đoan để chủ động đối phó, tránh sự rối loạn và những cách điều hành chính sách còn bất nhất như thời gian vừa qua
 
Đưa ra giải pháp góp phần giúp phục hồi tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, ông Thành cho rằng, trước hết, tiêm vaccine vẫn sẽ là vấn đề chiến lược cần đẩy nhanh để đảm bảo lưu thông hàng hóa, đi lại giữa các địa phương.
 
Thứ hai, Chính phủ cần thực hiện các gói tài khóa tập trung vào củng cố hạ tầng, trang thiết bị y tế, lực lượng bác sĩ, đồng thời hỗ trợ người lao động mất việc đặc biệt trong khu vực phi chính thức. Đồng thời, chỉ đạo các tỉnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tiếp nhận người lao động quay trở lại trên địa bàn.
 
Thứ ba, các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện chính sách tiền tệ thích ứng, đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế nhưng phải kiểm soát được sự tăng trưởng cung tiền quanh mức 10% đi kèm các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải, tránh gây lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô.
 
Cuối cùng, các nhà lãnh đạo cần nhất quán trong các chính sách điều hành kinh tế, kiên định với các nguyên tắc kinh tế thị trường đã được xác lập.
 
Ví dụ như thời gian vừa qua, các bộ ngành có đề xuất ý tưởng huy động USD hoặc vàng trong dân theo cách dùng trái phiếu, hoặc cơ chế về lãi suất. Đây là chính sách rất thiếu chuyên nghiệp, làm bất ổn kinh tế. 
 
"Việc huy động nguồn lực trong xã hội cần thống nhất để thực hiện qua công cụ lãi suất và các cơ chế đã có trên thị trường tài chính mà đối tượng điều hành duy nhất là VNĐ", ông Thành nhấn mạnh.

Nguồn: The Leader

Nhờ áp dụng một công thức, TGDĐ, Vingroup tìm và giữ được nhân tài như cách các tập đoàn lớn nhất thế giới Microsoft, Intel, Alphabet… đang làm

Nếu bạn chỉ có tiền thì người cần tiền sẽ đến với bạn. Bạn có niềm vui thì cũng có những người không cần tiền, cần niềm vui đến với bạn nhưng niềm vui đôi khi cũng mong manh.

Trong một buổi gặp mặt cuối năm gần đây, nhà sáng lập Thế giới di động từng chia sẻ mô hình quản trị và tạo ra môi trường làm việc bền vững cho đội ngũ. Theo đó từ năm 2016, tập đoàn này đưa vào giá trị yêu thương và hỗ trợ đồng đội vào cốt lõi môi trường làm việc.
 
"Môi trường làm việc của 40.000 nhân viên Thế giới di động đang tương đối tốt. Ngoài môi trường làm việc nói thật phải có cả yếu tố tài chính nữa. Một con người đi làm chỉ có 2 cái thôi thứ 1 là vì tiền, thứ 2 là vì niềm vui. Nếu kết hợp được 2 cái đó thì bạn sẽ có đội ngũ nhân sự ngon lành. Ở Thế giới di động có 2 điều đó. Không có ai đe dọa, không có ai hù dọa các bạn, làm các bạn lo lắng.
 
Nếu có 2 cái đó thì nước sẽ đổ về chỗ trũng. Những người giỏi sẽ tìm đến bạn. Nếu bạn chỉ có tiền thì người cần tiền sẽ đến với bạn. Bạn có niềm vui thì cũng có những người không cần tiền, cần niềm vui đến với bạn nhưng niềm vui đôi khi cũng mong manh. Khi kết hợp thì cơ hội có được những con người ok sẽ rất lớn", ông Nguyễn Đức Tài chia sẻ.
 
Tiền là điều kiện cần
 
Đúng như chia sẻ của Chủ tịch Thế giới di động, tiền là một động lực quan trọng để thúc đẩy công việc. Đó là một phương tiện trao đổi và phương tiện để nhân viên sử dụng để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của bản thân. Nhân viên cũng có thể dùng tiền lương để so sánh giá trị của họ với người khác.
 
Ngoài giá trị trao đổi của nó, tiền còn có giá trị tượng trưng. John Stacey Adams, một nhà tâm lý học hành vi nghiên cứu về môi trường làm việc, đã phát triển lý thuyết công bằng để giải thích giá trị này. Theo lý thuyết này, nhân viên cố gắng duy trì sự công bằng giữa các yếu tố đầu vào mà họ mang lại cho công việc và kết quả họ nhận được từ nó.
 
Lý thuyết nói rằng nhân viên nhận thấy họ đang được đối xử công bằng khi tỷ lệ đầu vào của họ so với kết quả của họ tương đương với các nhân viên khác mà họ làm việc cùng. Đối xử công bằng thúc đẩy nhân viên thể hiện sự công bằng trong mối quan hệ của họ với đồng nghiệp và tổ chức.
 
Theo lý thuyết kỳ vọng, tiền sẽ thúc đẩy đến mức mà nhân viên cảm nhận nó là mục tiêu thỏa mãn cá nhân cũng như nhận thấy được tiền lương của mình phụ thuộc vào tiêu chí hiệu suất. Nghiên cứu của tiến sĩ Edwin Locke thuộc Trường Kinh doanh R.H. Smith thuộc Đại học Maryland cho thấy có 4 phương pháp thúc đẩy hiệu suất của nhân viên: tiền bạc, thiết lập mục tiêu, mức độ tham gia vào việc ra quyết định và thiết kế lại công việc để cung cấp cho người lao động nhiều thách thức và trách nhiệm hơn. Ông nhận thấy rằng sự cải thiện hiệu suất trung bình từ tiền là 30%, so với mức tăng hiệu suất 16% đến từ việc thiết lập mục tiêu, hay 17% từ thiết kế lại công việc.
 
Ngoài ra, Locke đã xem xét nhiều nghiên cứu về động lực và nhận thấy rằng khi tiền được sử dụng như một phương pháp tạo động lực. Tiền luôn dẫn đến một số cải thiện về hiệu suất của nhân viên.

Niềm vui là điều kiện đủ
 
Mặc dù tiền là yếu tố quan trọng nhưng không phải là tất cả để đem đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Một nghiên cứu cho thấy gần hai phần ba (65%) nhân viên văn phòng cộng tác nhiều lần trong ngày với các đồng nghiệp của họ. Vì vậy khuyến khích cải thiện sự gắn kết trong tổ chức là việc nên được các nhà quản lý ưu tiên.
 
Tận hưởng thời gian với các đồng nghiệp trong môi trường thoải mái và vui vẻ khuyến khích thảo luận trung thực và cởi mở và tin tưởng lẫn nhau. Nếu nhân viên là bạn với những người họ làm việc, trái ngược với việc đơn giản là đồng nghiệp, thì họ sẽ làm việc tốt hơn với nhau và giao tiếp hiệu quả hơn.
 
Vui vẻ với mọi người là một cách tuyệt vời để các cá nhân tìm hiểu về những đặc điểm, sở thích, sở đoản và phát triển những thói quen và quy tắc bất thành văn giúp hỗ trợ sự hiểu biết lẫn nhau. Kiến thức này cho phép họ hiểu rõ hơn về ranh giới, điểm mạnh và điểm yếu của nhau.
 
Một nghiên cứu năm 2015 của Trung tâm lợi thế cạnh tranh trong kinh tế toàn cầu thuộc Đại học Warwick cho thấy những nhân viên hạnh phúc hơn có năng suất cao hơn trung bình 12% và trong một số trường hợp lên tới 20% so với nhóm bị kiểm soát. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt vĩ mô, GDP quốc gia hoặc tăng trưởng kinh tế (nhờ hiệu suất) tăng 3% hoặc hơn được coi là kết quả rất lớn.
 
Khi một nhân viên cảm thấy chán nản hoặc buồn vì bất kỳ lý do gì, động lực của họ giảm xuống, họ có thể thu mình lại và giao tiếp ít hơn và nói chung có thể kém năng suất hơn.
 
Sẽ luôn có những sự kiện không thể tránh khỏi trong cuộc sống khiến chúng ta không vui, nhưng chúng ta vượt qua và hồi phục nhanh hơn khi được bao quanh bởi hạnh phúc, sự hỗ trợ và tình bạn.
 
Xét trong trường hợp nhân sự cấp cao, còn nhớ trong bài phỏng vấn cách đây không lâu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng chia sẻ về việc tìm kiếm nhân tài. Ông cho biết với giáo sư Vũ Hà Văn với cách thuyết phục chân thành và mong ước "mong muốn làm cái gì đó tốt đẹp cho quê hương" cùng câu kết "Anh có dám làm không?" thì vị giáo sư chỉ trả lời ngắn gọn: "Chơi thôi"!
 
"Đúng vậy, các anh trí thức ở nước ngoài về đây nói rõ luôn không phải vì tiền, vì lương mình trả ban đầu có trường hợp còn thấp hơn so với những gì họ nhận ở nước ngoài. Có những bạn chuyên gia đang làm cho nước ngoài, làm được rất nhiều thứ nhưng đều phải đứng dưới tên của người nước ngoài, vì vậy họ muốn về với chúng tôi để được cống hiến, để được chính danh", ông Vượng cho biết. Có thể xem đây cũng là một dạng niềm vui khi được cống hiến, được công nhận – một động lực lớn hơn cả tiền.
 
Trong danh sách 100 doanh nghiệp công dân (Just 100) do tạp chí Forbes bình chọn, những tập đoàn thế giới đều đạt được sự cân bằng như ông Tài chia sẻ. Đây là những công ty thể hiện tốt nhất trong các mảng: Nhân công, khách hàng và đối đãi với cộng đồng, tác động đến môi trường, tạo việc làm, chất lượng sản phẩm và năng lực lãnh đạo.

Đứng đầu danh sách Just 100 này là Microsoft với xếp vị trí đãi ngộ nhân viên đứng thứ 2 thế giới và số 1 về môi trường. Alphabetxepes thứ 3 với điểm chấm cho nhân viên và khách hàng thứ 11.
 
"Tỉ lệ nghỉ việc của chúng tôi dao động khoảng 5% trên toàn cầu, trong khi hầu hết các công ty công nghệ đang ở 8% đến 15%", phó chủ tịch Nvidia cho biết. Nvidia đứng đầu về đãi ngộ nhân viên và 33 về quan tâm đến môi trường trên toàn cầu. Tập đoàn này cũng vượt trên cả Apple, Facebook, Amazon trong bảng xếp hạng của Forbes.

Nguồn: Cafebiz