Bản đồ vốn startup 2022

Với hệ sinh thái số đang hoàn thiện, dòng vốn startup tại Đông Nam Á hướng đến Việt Nam mạnh mẽ hơn.

Đại dịch COVID-19 đã tạo thuận lợi cho các startup EdTech tạo nhiều đột phá. Ảnh: Qúy Hòa.

Việt Nam được dự báo có GDP tăng trưởng năm 2021 xấp xỉ 4%, cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch, dòng vốn FDI năm nay vẫn có thể đạt 30 tỉ USD, nên Việt Nam được đánh giá là thị trường mới nổi có tiềm năng tăng trưởng tốt nhất khu vực.
 
Hệ sinh thái startup mới nổi 
 
Trong đó, DealStreetAsia bày tỏ lạc quan khi 9 tháng đầu năm 2021, lần đầu tiên tổng vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ (startup) Việt Nam chạm ngưỡng 1,4 tỉ USD, chưa kể thương vụ rót 250 triệu USD vào Tiki. Hiện tại, số vốn được các quỹ huy động nhưng chưa “xuống tiền” khoảng 7 tỉ USD.
 
Theo bà An Đỗ, Giám đốc tại Patamar Capital, yếu tố khác khiến Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư công nghệ là Việt Nam có 2 thành phố trong nhóm top 100 hệ sinh thái khởi nghiệp mới nổi của thế giới là TP.HCM (60-70) và Hà Nội (90-100). So với các chỉ số đo lường cụ thể, chỉ số nhân tài và năng lực của TP.HCM được đánh giá ở mức 8/10, tương đương với Singapore và khu vực khác.
 
Bên cạnh đó, khung pháp lý cho nền kinh tế số Việt Nam đã ra đời và đang dần hoàn thiện, đặc biệt với chương trình chuyển đổi số từ nay đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. “Từ góc độ nhà đầu tư quốc tế đổ vào Việt Nam, nỗ lực của Chính phủ để đơn giản hóa quy trình đầu tư là yếu tố được thị trường ghi nhận. Tất nhiên, còn cần hoàn thiện nhiều hành lang pháp lý để quy trình thu hút hơn”, bà An Đỗ nhận định.

Việt Nam được đánh giá là thị trường mới nổi có tiềm năng tăng trưởng tốt nhất khu vực. Ảnh: TL.
 
Theo báo cáo năm 2021 của Google, Temasek và Bain & Company dựa trên 6 nền kinh tế số lớn nhất Đông Nam Á, tỉ trọng nền kinh tế số trong GDP của Việt Nam dao động quanh mức 12-13%. Theo khảo sát không chính thức của Patamar Capital với các quỹ ở cùng phân khúc và cùng giai đoạn đầu tư, đây cũng là con số mà nhà đầu tư muốn rót vào thị trường Việt Nam cho các công ty công nghệ giai đoạn đầu. “Với những quỹ đặc biệt có lịch sử đầu tư lâu dài ở Việt Nam như Patamar có thể tăng tỉ trọng đầu tư lên 20-30% vì chúng tôi thấy được vị thế và tiềm năng của Việt Nam trong chiến lược đầu tư dài hạn của quỹ”, bà An Đỗ chia sẻ.
 
Cũng theo một khảo sát của Patamar Capital, ước tính có ít nhất khoảng 600 triệu USD sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam, trong đó 1/3 số tiền này đến từ hơn 10 quỹ nội, vườn ươm nội. Đặc biệt hơn khi các nhà đầu tư này chỉ muốn tập trung vào các công ty hạt giống hoặc tiền hạt giống. Điều này chứng tỏ thị trường Việt Nam hấp dẫn không chỉ với nhà đầu tư nước ngoài mà còn với nhà đầu tư Việt.

Theo thông tin từ DealStreetAsia, tính đến hết tháng 9/2021, có hơn 17,2 tỉ USD đổ vào 696 thương vụ đầu tư nói chung trên toàn khu vực Đông Nam Á. Dẫn đầu là Singapore chiếm 49% số thương vụ và hơn 50% giá trị trên mỗi thương vụ. Vị trí thứ 2 thuộc về Indonesia với 22,8% số thương vụ, 28,4% giá trị trên mỗi thương vụ. Việt Nam đứng vị trí thứ 3 với 10,9% số thương vụ và 8,1% giá trị mỗi thương vụ. Con số thống kê này bao gồm các doanh nghiệp chưa niêm yết trong thị trường khu vực.
 
Điểm đến của dòng tiền 
 
Nhận định về xu hướng đầu tư, theo ông Hoàng Xuân Chính, Quản lý đối tác tại Excelsior Capital Asia, có 6 ngành thu hút đầu tư tại Đông Nam Á trong năm tới, gồm: logistics tech (các giải pháp công nghệ tối ưu hóa công việc vận chuyển), eCommerce (thương mại điện tử), fintech payment (giải pháp thanh toán), logistics eCommerce (giải pháp vận chuyển phục vụ riêng cho thương mại điện tử), cho vay tiêu dùng và EdTech (giáo dục trực tuyến).
 
Tại Việt Nam, theo báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company, dịch vụ tài chính kỹ thuật số (fintech) đang trở thành yếu tố thúc đẩy quan trọng với 95% doanh nghiệp kỹ thuật số hiện chấp nhận thanh toán kỹ thuật số và 67% chấp nhận cho vay kỹ thuật số. “Xu hướng này vẫn dẫn đầu trong năm tới vì startup vòng gọi vốn series B trở lên liên tục cần vốn để mở rộng, các startup vòng hạt giống và series A cần vốn để phát triển. Đặc biệt hơn là hành lang pháp lý mở hơn với ngành này”, bà An Đỗ lý giải.
 
Ông Hoàng Đức Trung, Quản lý đối tác tại VinaCapital Ventures, cho rằng, không chỉ công nghệ mà những gì liên quan đến trải nghiệm mới cho khách hàng, giúp gia tăng doanh số, tăng năng suất… sẽ thu hút được đầu tư. Riêng VinaCapital Ventures còn đặc biệt quan tâm đến logistics và cho vay tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các ngành như EdTech, chăm sóc sức khỏe cũng đang được thúc đẩy khi dịch bệnh đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, EdTech và chăm sóc sức khỏe là 2 ngành khá đặc thù và hiện tại chưa có nhiều đột phá, kể cả những doanh nghiệp đã được đầu tư. Để đầu tư vào lĩnh vực này đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn, lợi nhuận thu về lâu hơn. “Hai bài toán thường được nhà đầu tư cân nhắc chính là tìm được người hiểu chuyên ngành nắm được công nghệ để vận hành. Thứ 2 là bài toán kinh doanh, khả năng sinh lợi nhuận để đưa ngành gia nhập dòng chảy của nền kinh tế”, ông Hoàng Đức Trung nói thêm.
 
“Các startup Việt Nam ít mạnh dạn đưa tầm nhìn mở rộng thị trường ra khỏi phạm vi Việt Nam khi thu hút đầu tư. Họ muốn chinh phục thị trường nội địa trước rồi mới ra nước ngoài. Điều này tốt nhưng ở một số mảng/ngành nghề khi thị trường nội địa có sức chứa chưa quá lớn thì việc có tầm nhìn mở hơn sẽ đẩy startup đi xa hơn”, bà An Đỗ nhấn mạnh.
 
Ông Hoàng Đức Trung chia sẻ, hệ sinh thái khởi nghiệp theo định nghĩa của VinaCapital Ventures được cấu thành từ 4 yếu tố, gồm Nhà nước, quỹ đầu tư, khối doanh nghiệp và hệ thống các trường đại học. Trong đó, ấn tượng nhất vài năm trở lại đây chính là khối doanh nghiệp như Viettel, Vingroup… bởi chính các khối doanh nghiệp này sẽ tạo nên hệ sinh thái vững chắc hơn, tạo ra những cơ hội M&A để startup thoái vốn cũng như tạo ra nhiều cá nhân thành công tái đầu tư vào xã hội.
 
So sánh với những nước trong khu vực, các chuyên gia cho rằng, sự tham gia của các khối doanh nghiệp vào những quỹ đầu tư hiện tại ở Việt Nam vẫn không nhiều. Chẳng hạn, Ngân hàng SCB của Thái Lan lập một quỹ đầu tư 800 triệu USD tìm cơ hội đầu tư vào các công ty công nghệ tại Thái và trên thế giới. Do đó, Việt Nam nên tìm cách khuyến khích các tập đoàn nội địa tham gia vào các quỹ đầu tư.

Nguồn: NCĐT

Lễ tổng kết sau 2 năm học “sóng gió” của hơn 300 học viên FPT MiniMBA niên khóa 2020-2021

Chương trình được diễn ra trực tiếp tại 4 điểm cầu Hà Nội – Hồ Chí Minh – Đà Nẵng – Cần Thơ và trực tuyến trên nền tảng OnMeeting dành cho những học viên không có điều kiện tham dự trực tiếp.
 
 
Năm 2021, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, ĐHFPT là đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo cho chương trình FPT MiniBA. Theo đó, FSB đã phối hợp với Trường đào tạo cán bộ FPT (FCU) cung cấp dịch vụ giảng viên có chất lượng tốt nhất cho tổng 14 lớp học và bao phủ rộng khắp trên cả 5 khu vực, đó là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và nước ngoài. Với tổng số 503 học viên (bao gồm cả năm thứ nhất và năm thứ hai) tham dự đào tạo đến từ các công ty thành viên FPT và đặc biệt, nỗ lực đưa chương trình vươn ra toàn cầu hóa, FPT MiniMBA đã có những học viên đầu tiên đến từ Nhật, Campuchia, Malaysia … đã khiến đối tượng học viên ngày càng phong phú, đa dạng, và chất lượng hơn.
 
 
Một năm học với sự diễn biến của tình hình dịch bệnh, xác định được việc hoàn thành chương trình đào tạo là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Chính vì lẽ đó, việc thay đổi linh hoạt phương thức triển khai đáp ứng sự thuận lợi nhất cho công tác giảng dạy và học tập luôn được đặt lên hàng đầu thông qua áp dụng rất nhiều giải pháp để đảm bảo kế hoạch học tập hoàn thành đúng thời hạn. Được kể đến đó là việc thay đổi từ đa hình thức đào tạo (20% trực tiếp, 80% trực tuyến hoặc hybrid)  – đa nền tảng giảng dạy (Meet, Webex, OnMeeting) – đa dạng nguồn giảng viên nội bộ là lãnh đạo, quản lý các Công ty thành viên FPT tham gia giảng dạy. FCU đã thực sự phát huy tinh thần triển khai đào tạo “thời chiến” vô cùng mạnh mẽ và hiệu quả.
 
 
Sau gần 8 tháng triển khai năm 2021, hoạt động đào tạo FPT MiniMBA gắn liền với những con số ấn tượng của chương trình: tổng thời lượng 372 buổi học, 26.724 tổng số giờ đào tạo, 13.203 số lượt tham dự, 16 chuyên đề của toàn chương trình. Tỉ lệ học viên hoàn thành chương trình năm thứ 2 đạt 99,6% và 100% cho học viên năm thứ nhất, đây là lỉ lệ hoàn thành chương trình cao nhất trong lịch sử 12 năm đào tạo của chương trình này. Từ những con số ấn tượng về tỉ lệ hoàn thành chương trình  đã minh chứng cho sự thành công đến từ những nỗ lực của ban tổ chức FSB và FCU.
 

 
Khoảnh khắc hơn 300 học viên năm thứ hai tại các điểm cầu được nhận chứng chỉ tốt nghiệp từ tay của Lãnh đạo FPT trao gửi, các học viên FPT MiniMBA đã chính thức hoàn thành nhiệm vụ học tập năm 2021 “sóng gió” nhưng cũng vô cùng rực rỡ. Chúng tôi cũng hi vọng rằng, những kiến thức các học viên đã tích lũy được từ chương trình, từ thầy cô và từ đồng nghiệp bạn bè của mình sẽ trở thành những hành trang vô cùng có giá trị, tạo tiền đề vững chắc phát triển cho tương lai.

 
—————————–
 
FPT MiniMBA là chương trình đào tạo hàng năm của tập đoàn FPT, do FSB phối hợp cùng Trường Đào tạo cán bộ FPT (FCU) tổ chức. Đây cũng là năm thứ 12 FSB được lựa chọn là đối tác chiến lược của FCU trong đào tạo cán bộ nòng cốt. Với tư cách là đối tác chiến lược cung cấp dịch vụ đào tạo cho Trường đào tạo cán bộ FPT, năm 2021 FSB đã phối hợp triển khai cung cấp dịch vụ đào tạo với với tổng số lượng lớp học lên tới con số 58 lớp và gần 3.000 học viên tham gia học tập và tốt nghiệp.

Tin FSB

“Linh hoạt” bài học sống còn trong kỷ nguyên biến động và bất định

Tối ngày 18/11/2021, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, ĐHFPT đã tổ chức thành công Hội thảo Quản trị tháng 11 – LINH HOẠT: DẪN DẮT TỔ CHỨC TRONG THỜI ĐẠI BIẾN ĐỘNG VÀ BẤT ĐỊNH với diễn giả Dương Trọng Tấn chia sẻ đến hơn 300 học viên FSB trên cả nước.

Chủ đề hội thảo “thời sự” thu hút hơn 300 học viên FSB trên khắp cả nước

Ông Dương Trọng Tấn là CEO của Tổ hợp giáo dục Agilead Global, chuyên gia cao cấp về quản trị và khởi nghiệp tại Học viện Agile – đơn vị tiên phong chuyển đổi linh hoạt và đổi mới quản trị tại Việt Nam. Trước đó, ông từng có nhiều năm công tác tại Khối giáo dục FPT, và tham gia nhóm cải cách giáo dục Cánh Buồm. Là một trong những người tiên phong lan tỏa tri thức Agile, ông đã tận tâm chia sẻ về quản trị linh hoạt (agile management & agile leadership), cùng với yêu cầu cấp thiết về việc tái tạo lại các tổ chức để trở nên linh hoạt hơn (agile organization) trong suốt hội thảo cho các nhà quản trị – học viên các chương trình MBA, MiniMBA của FSB.

“Linh hoạt: Dẫn dắt tổ chức trong thời đại biến động và bất định” chủ đề của buổi hội thảo cũng là tên của tựa sách diễn giả sắp ra mắt đầu năm 2022, nghiên cứu về tổ chức linh hoạt và sự lãnh đạo trong tổ chức linh hoạt.

Trong bối cảnh do tác động của đại dịch, “linh hoạt” trở thành chủ đề càng thời sự hơn cho doanh nghiệp hiện nay. Khi một tổ chức cố gắng duy trì thì trong cuộc chơi của thị trường rất nhiều cơ hội được tạo ra, các “tay chơi” tận dụng nguồn lực rất dễ dàng huy động từ thị trường mở, từ internet, công nghệ tham gia vào cuộc chơi để cuộc chơi càng nên bất định, trong thời gian ngắn nếu không đổi mới sáng tạo và thích ứng kể cả khi đang dẫn đầu thị trường cũng sẽ thất bại.

Đáng chú ý, các đế chế Yahoo, Nokia, Compaq, Kodak, …, các “tay chơi” tầm cỡ biến mất là bài học cho các doanh nghiệp trong công cuộc tiếp thu tri thức mới, gây dựng cho mình năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới, linh hoạt, thích nghi nhanh hoặc với nhiều lý do chủ quan gây cho mình những bước chậm hơn so với đối thủ. Tình hình đó làm cho chúng ta tìm cách tổ chức khác đi, nếu quản trị theo kiểu cũ, các công ty đi đầu cũng sẽ không thể giữ vững vị trí mất cơ hội để vượt lên.

Lãnh đạo doanh nghiệp tìm “chìa khóa” linh hoạt cùng chuyên gia

Một số cách thức để tổ chức khác đi được tác giả "Cẩm nang Scrum" chia sẻ với các nhà quản trị như Holacracy – hình thức cực phẳng, một tập hợp người hoàn toàn chủ động, quản lý công việc theo vòng tròn, không có người quản lý giao việc, …; mô hình McKinsey – công ty bao gồm các bộ phận nhỏ nhất là các tế bào, gồm các cá thể với chức năng khác nhau, …..; tổ chức Scrum – nhóm nhỏ liên chức năng làm việc chặt chẽ với nhau, nhóm tối đa 9 người,…. hiện thực hóa yêu cầu công việc cuối cùng nhanh chóng.

Bên cạnh đó, tác giả quyển sách "Linh hoạt và tinh gọn" lấy ví dụ về Tập đoàn Amazon là một tiêu biểu trong tổ chức nhóm nhỏ, văn hóa nhóm nhỏ rất đặc trưng, tinh thần khởi nghiệp rất mạnh mẽ, người ta nhận xét Amazon như tập đoàn lớn với trái tim “khởi nghiệp tinh gọn” – các nhóm sở hữu tinh thần khởi nghiệp như thể nhóm đó bắt đầu khởi nghiệp tạo giá trị cho khách hàng, đổi mới rất nhanh chóng. CEO Amazon Jeff Bezos đưa ra quy tắc 2-pizza “Không bao giờ có cuộc họp mà hai chiếc pizza không đủ để cá nhóm cùng ăn” để cuộc họp chỉ có các nhóm rất nhỏ mà phải tạo ra được kết quả, nhanh chóng nắm bắt ý tưởng khách hàng, được trao quyền ra quyết định tạo ra giải pháp cho khách hàng để nhanh chóng thích ứng với yêu cầu của khách hàng, của thị trường.

Sau cùng, để giải quyết các vấn đề “quan liêu” trong tổ chức, doanh nghiệp cần linh hoạt ứng biến, nhanh nhẹn tiếp xúc với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, gia tăng tính sáng tạo, tính phản hồi với môi trường. Đầu tiên, cơ cấu lại tổ chức dưới dạng mạng lưới nhóm nhỏ liên chức năng và tự quản lý – nhóm có đủ năng lực tạo kết quả. Thứ hai là lấy khách hàng làm trung tâm. Thứ ba, tổ chức thì phẳng, làm việc gần khách hàng nhất có thể, bớt đi trung gian và đảm bảo có hệ thống IT đi kèm thì sự phẳng hóa lại càng tốt hơn. Cuối cùng, ưu tiên khả năng “phản hồi” với bên ngoài nhanh chóng và hiệu quả.

Gần 100 học viên vẫn hiện diện online để chia sẻ sâu rộng sau khi chương trình kết thúc

Cấp bách và thực tế trong “biến động và bất định”, hội thảo “linh hoạt” thu hút hơn 300 nhà quản trị doanh nghiệp khắp cả nước tham dự. Sau khi chương trình kết thúc, hơn 100 anh chị vẫn hiện diện trên zoom tiếp tục trao đổi, trò chuyện cùng diễn giả sau chương trình về những vấn đề nóng của doanh nghiệp của mình. FSB rất hân hoan để ghi nhận quan tâm tích cực này và hy vọng sau khi hội thảo diễn ra, các nhà quản trị cũng gặt hái cho mình những bài học thực tiễn để áp dụng linh hoạt, đổi mới, sáng tạo vào tổ chức doanh nghiệp.

Tin FSB

Vì sao những nút thắt trong chuỗi cung ứng toàn cầu chưa biến mất?

Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần hạ nhiệt. Nhưng giới chuyên gia cho rằng các vấn đề sẽ không biến mất hoàn toàn.

Giới quan sát cho rằng tình trạng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu đã qua đi. Ảnh: Reuters.

"Tình trạng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu đã qua. Nhưng không phải mọi vấn đề của ngành vận tải biển đều biến mất", ông Esben Poulsson – Chủ tịch Phòng Vận chuyển Quốc tế – nói với CNBC.
 
Ông cho rằng điều tồi tệ nhất đã qua. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn sẽ gặp phải những biến động. Theo ông Poulsson, năm nay, các nhà bán lẻ đặt hàng từ sớm và tránh được tình trạng thiếu hàng.
 
"Ngoài ra, các tàu container mới chuẩn bị được đưa vào sử dụng. Công suất hiện tại sẽ được tăng thêm trong vòng 24-36 tháng tới", ông nhận định.

"Điều tồi tệ nhất đã qua"
 
Sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch, thương mại toàn cầu đã phục hồi mạnh mẽ. Trước đó, cước phí vận tải tăng vọt do các công ty vận tải biển, nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và cảng biển phải vật lộn để theo kịp đà tăng vọt của khối lượng hàng hóa.
 
Ngay cả khi những con tàu container cập bến, hàng hóa cũng sẽ bị dồn vào hàng nghìn container khác đang mắc kẹt ở cảng. Chúng cần đến số lượng lớn xe tải và xe kéo trong một thời gian ngắn.
 
Trong khi đó, những đợt bùng phát dịch mới tại châu Á đã đe đọa nguồn cung hàng hóa từ đồ điện tử, phụ tùng ôtô, cà phê đến quần áo.
 
Theo chỉ số The World Container Index của hãng tư vấn và nghiên cứu hàng hải Drewry, giá cước vận tải toàn cầu đã giảm 0,5% xuống 9.146 USD/container 12 m trong tuần 15-21/11 so với một tuần trước đó. Tuy nhiên, giá vẫn tăng 238% trong vòng một năm qua.
 
Ông Poulsson cho rằng ngành vận tải biển vẫn còn đối mặt với một số vấn đề kéo dài. Một trong số đó là tiến độ tiêm chủng cho các thủy thủ còn chậm.

Nhiều quốc gia vẫn áp đặt các hạn chế di chuyển để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19. Điều đó khiến một số thủy thủ không thể di chuyển giữa nơi làm việc và nước cư trú.
 
Một báo cáo của Diễn đàn Hàng hải Toàn cầu cho biết tỷ lệ thuyền viên được tiêm chủng đã tăng từ 31% trong tháng 10 lên 41% vào tháng này. "Nhưng vấn đề này vẫn chưa biến mất", ông Poulsson nhận xét.
 
Ngoài ra, theo giới quan sát, quá trình phục hồi còn bị cản trở bởi nhu cầu mạnh mẽ tại phương Tây, tình trạng tắc nghẽn cảng biển, thiếu hụt tài xế xe tải và giá cước vận tải toàn cầu vẫn ở mức cao. Cùng với đó là rủi ro thiên tai và các đợt bùng phát Covid-19.
 
Số lượng tàu chờ dỡ hàng tại các cảng Los Angeles và Long Beach (Mỹ) đã giảm đi nhưng vẫn ở gần mức kỷ lục. 71 tàu container neo đậu ngoài khơi hôm 19/11, theo Marine Exchange of Southern California.
 
17 tàu khác dự kiến tới nơi trong vòng 3 ngày tới. Hôm 16/11, con số lên tới 86 tàu. Việc tàu container neo đậu ngoài khơi vốn là điều bất thường trước khi đại dịch bùng phát.
 
Vấn đề dai dẳng
 
Còn trên toàn cầu, theo nhà cung cấp dữ liệu eeSea, so với tháng 9, tình trạng chậm trễ trong vận chuyển đã giảm bớt vào tháng 10. Nhưng số lượng tàu chờ bên ngoài các cảng vẫn không giảm nhiều.
 
Tính đến sáng 19/11, 500 tàu container lớn đang chờ cập cảng bên ngoài các cảng châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, tăng nhẹ so với con số 497 ngày 8/10.
 
Nhiều chuỗi siêu thị lớn như Walmart Inc., Home Depot Inc. và Target Corp. đã sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ. Họ nhập hàng sớm hơn bình thường trong năm nay.
 
Nhưng hầu hết doanh nhân trong ngành đều tin rằng vấn đề vẫn chưa kết thúc. Họ lo ngại vấn đề tại các cảng biển và đường bộ. Một số nhà bán lẻ báo cáo tỷ suất lợi nhuận thấp hơn vì chi phí vận chuyển tăng cao.

Dù tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu đã được cải thiện, hầu hết nhà bán lẻ Mỹ vẫn lo ngại vấn đề tại các cảng biển và đường bộ. Một số nhà bán lẻ báo cáo tỷ suất lợi nhuận thấp hơn vì chi phí vận chuyển tăng cao. Ảnh: Reuters.
 
"Thời gian vận chuyển hàng hóa từ Đức đến Anh mất tới 6 tuần. Trước kia, chúng tôi chỉ phải chờ 2 tuần", bà Christine Humphreys – nhà đồng sáng lập của Mindful Drink Company Ltd. – cho biết.
 
Tại Mỹ – điểm đến của nhiều lô hàng được sản xuất tại châu Á, tình trạng tắc nghẽn vẫn chưa có nhiều dấu hiệu thuyên giảm. Gần đây, các tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa đã dỡ bỏ hạn chế đối với hàng hóa nhập cảnh vào những bến cảng bị tắc nghẽn ở khu vực Chicago.
 
Nhưng những thùng hàng vẫn chất đống tại cảng Los Angeles và Long Beach. Theo các hãng vận tải, tình trạng tắc nghẽn của những tàu container ngoài khơi cho thấy dòng chảy vận chuyển trong nước vẫn chưa được cải thiện.

Nguồn: Zing News

Chu kỳ kinh tế và nỗi niềm khủng hoảng mỗi 10 năm

Bất kì quá trình phát triển kinh tế nào cũng luôn tồn tại những biến động khó lường trước, có thể là do sự thay đổi cung cầu, sản lượng, lạm phát, lãi suất hay tình trạng thất nghiệp,… Đó là những đặc điểm chung của một nền kinh tế thị trường, qua góc nhìn lịch sử, mỗi nền kinh tế sẽ không tăng trưởng theo một trạng thái ổn định mà sẽ có lúc thịnh, lúc suy. Những biến đổi đó có tính chu kỳ, và được gọi là ‘Chu kỳ kinh tế’.
 
Chu kỳ kinh tế là gì ?
 
Chu kỳ kinh tế (Economic Cycle) hay Chu kỳ kinh doanh (Bussiness Cycle) là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái biến động của nền kinh tế thị trường từ các giai đoạn mở rộng cho đến suy thoái và có tính chu kỳ.

Trong thế giới hiện đại ngày nay đa phần các nền kinh tế đều là nền kinh tế thị trường và do đó phụ thuộc bởi quy luật cung-cầu, cung và cầu quyết định giá cả nói riêng và ảnh hưởng đến nền kinh tế theo những biến số khác nhau. Có thể liệt kê ra như cán cân thương mại, năng suất, lạm phát, lãi suất hay tỉ giá hối đoái… các biến số này định hình và duy trì trạng thái của nền kinh tế nói chung.

Chu kỳ kinh tế có thể hiểu như sự chuyển động lên xuống của GDP, yếu tố quyết định sự tăng trưởng dài hạn tổng thể của mọi nền kinh tế. Về cơ bản, GDP, lãi suất, lạm phát, tỷ lệ công ăn việc làm hay chi tiêu tiêu dùng… đều là những chỉ báo giúp chúng ta đánh giá và hiểu rõ hơn về nền kinh tế đang ở giai đoạn nào.
 
Các pha của chu kỳ kinh tế
 
Quá trình biến động này về cơ bản có thể chia ra làm 03 giai đoạn:
 
Suy thoái: Là pha thu hẹp của nền kinh tế, sản lượng thực tế rời từ đỉnh xuống dưới sản lượng tiềm năng và tiến tới đáy của chu kỳ. Trong giai đoạn suy thoái có thể thấy rõ nhất sản lượng kinh tế giảm sút, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, thị trường hàng hóa, dịch vụ, vốn…bị thu hẹp đáng kể và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
 
Đặc trưng của pha suy thoái là sự sụt giảm GDP thực tế, ở Mỹ và Nhật Bản thì quy định rằng khi tốc độ tăng trưởng GDP bị âm trong 2 quý liên tiếp thì đó là pha suy thoái.
 
Phục hồi: Là pha mở rộng, tăng trưởng trở lại của nền kinh tế. Trong đó sản lượng thực tế từ vị trí đáy của chu kỳ tăng trở lại mức sản lượng tiềm năng và tiến tới đỉnh mới của chu kỳ. Giai đoạn này đặc trưng bởi tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập tăng, thị trường hàng hóa và dịch vụ sôi động trở lại, tỷ lệ hàng tồn kho giảm để đáp ứng theo nhu cầu tái thiết của thị trường.
 
GDP trong giai đoạn này sẽ tăng trở lại bằng với mức trước suy thoái, điểm ngoặt giữa hai giai đoạn suy thoái-phục hồi chính là đáy của chu kỳ kinh tế.
 
Hưng thịnh: Đây là giai đoạn đạt đỉnh của chu kỳ kinh tế. Sản lượng thực tế, năng suất, công ăn việc làm, hoạt động tiêu dùng, sản xuất của nền kinh tế đạt đến mức cực đại. Về cơ bản, đây là giai đoạn mà nền kinh tế đã chạm tới mức cao nhất, thị trường đã phát triển hết tiềm năng của nó.
 
GDP trong giai đoạn này tiếp tục tăng nhanh và vượt qua mức trước lúc suy thoái. Nền kinh tế đang ở đỉnh cao của nó, trước khi bắt đầu một pha suy thoái mới thể hiện bởi điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái, và được gọi là đỉnh của một chu kỳ kinh tế.

Tầm quan trọng của chu kỳ kinh tế
 
Với đa phần những nền kinh tế thị trường hiện nay thì yếu tố quyết định sự thành công của mô hình kinh tế này chính là sự luân chuyển giữa cung và cầu, hay về cơ bản làm cho cuộc sống của mỗi người dân tốt hơn bằng cách sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn hàng hóa và dịch vụ theo thời gian.
 
GDP thể hiện lên mức sống của một quốc gia, phản ánh lượng hàng hóa sản xuất và tiêu dùng. Việc GDP tăng đồng nghĩa với một nền kinh tế phát triển thành công. GDP chính là con số để chúng ta có thể đánh giá xem nền kinh tế đang ở giai đoạn nào của chu kỳ, hay nói cách khác tất cả mọi hoạt động kinh tế đều bị tác động bởi trạng thái của chu kỳ kinh tế đó.
 
Khi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, mở rộng thì các doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn, nhu cầu về hàng hóa và sản xuất được ổn định, chi tiêu tiêu dùng tăng cao từ đó dẫn tới nhiều hệ quả tích cực như tạo ra nhiều việc làm hơn, giữ lạm phát ở mức ổn định…
 
Ngược lại khi nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái thì nguồn lợi từ các hoạt động kinh tế cũng giảm đi, việc làm cũng ít đi, thu nhập khả dụng và chi tiêu tiêu dùng cũng từ đó giảm sút, thị trường hàng hóa và sản xuất hoạt động kém linh hoạt.
 
Kinh tế là một vòng luẩn quẩn và có tính lặp nên cần được mở rộng liên tục. Tuy nhiên, cần có các biện pháp để kiểm soát tốt nhằm đảm bảo nền kinh tế nằm trong tầm kiểm soát và không phát triển quá nóng. Một nền kinh tế phát triển quá nóng, quá nhanh là một nền kinh tế đã tăng trưởng mạnh mẽ trong một thời gian dài nhưng dễ đẩy lạm phát tăng cao. Và lạm phát quá cao dẫn đến sự kém hiệu quả trong một nền kinh tế thị trường.
 
Nếu không có biện pháp giúp kiểm soát tốt nền kinh tế đang tăng trưởng quá nhanh thì có thể dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực từ đầu cơ, bong bóng tài chính, lạm phát cao và cuối cùng là “Khủng hoảng kinh tế”.
 
Ổn định kinh tế vĩ mô
 
Nếu nhìn lại các cuộc khoảng hoảng kinh tế thế giới đã xảy ra như cuộc khủng hoảng vào năm 1930 đã châm ngòi cho Thế chiến thứ 2, hay gần đây như vào năm 1987, 1997 hay 2008 có thể thấy được thời gian mà một cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra ngày càng ngắn, nhiều chuyên gia thậm chí còn cho rằng cứ mỗi 10 năm, kinh tế thế giới sẽ có chiều hướng biến động tiêu cực 01 lần, hay tệ hơn nữa là trở thành một cuộc khủng hoảng.
 
Năm 2020, bắt đầu với đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều nền kinh tế trên thế giới, nhưng xét theo góc độ kinh tế học nói riêng thì năm 2020 là một năm buồn của nền kinh tế thế giới. Thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ, giá dầu lao dốc, nhu cầu USD tăng đột biến đã làm cho nền kinh tế thế giới nói chung bị chao đảo, nguy cơ về một cuộc khủng hoảng kinh tế mới lại sắp xuất hiện ngày càng rõ nét.
 
Vậy nên để có một nền kinh tế hoạt động có hiệu quả và đạt được sự hưng thịnh trong dài hạn thì mỗi quốc gia cũng cần có những cách thức riêng để kiểm soát và ổn định lại chu kỳ kinh tế của chính mình. Hiện nay vòng luẩn quẩn về kinh tế này được đồng thời kiểm soát bởi Chính phủ và Ngân hàng trung ương.
 
Ở đây, chính sách tài khóa là công cụ ưu việt nhất nhằm trợ giúp Chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Khi nhận thấy nền kinh tế đang bế tắc hay gặp khủng hoảng, Chính phủ có thể cho mở rộng chính sách tài khóa. Ngược lại sẽ siết chặt chính sách này khi thị trường đã vượt quá tiềm năng của nó. Cùng mục đích đó, ngân hàng trung ương sẽ dùng các chính sách tiền tệ. Khi chu kỳ gần chạm đáy, ngân hàng trung ương hạ lãi suất hoặc sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng và ngược lại để ngăn các pha tăng trưởng chạm đỉnh.

Nguồn: Thương trường