Khi “người giàu cũng khóc”!

Đại dịch COVID-19 đang “tàn sát” ngành năng lượng và thúc đẩy sự thay đổi lớn từ các “người chơi”, bất kể đó là Saudi Aramco, nhà sản xuất lớn nhất và lợi nhuận cao nhất trong thế giới dầu mỏ.

Giá trị vốn hóa thị trường của Saudi Aramco được ước tính đạt từ 2 nghìn tỉ USD đến 10 nghìn tỉ USD, đây là công ty có giá trị lớn nhất trên thế giới (năm 2016). Ảnh Getty.
 
Cái dễ thấy nhất trong thời điểm này là sự sụt giảm nghiêm trọng về giá dầu đang đè nặng lên vai “gã khổng lồ” dầu mỏ Ả Rập Xê-Út, vốn chỉ phụ thuộc vào việc “bơm và bán” dầu thô để trả cổ tức cho các nhà đầu tư và tài trợ phần lớn chi tiêu của Chính phủ.
 
Giờ đây, Aramco có thể buộc phải làm điều mà trước đây có thể chẳng bao giờ nghĩ đến, đó là từ bỏ các giao dịch và bán tài sản. 
 
Một trong số đó là việc Aramco phải hoãn các thỏa thuận tham gia vào lĩnh vực kinh doanh lọc dầu ở Trung Quốc và Ấn Độ – hai trong số những nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Và vào thứ Tư, các báo cáo cho thấy Aramco cũng sẽ trì hoãn việc mở rộng một nhà máy lọc dầu lớn ở Mỹ.
 
Một nguồn tin nội bộ am hiểu về các chiến lược kinh doanh liên quan đến các dự án của Aramco cho biết: “Công bằng mà nói, cần phải có một sự đánh giá lại mọi thứ vào lúc này”.
 
Vấn đề của Saudi Aramco
 
Vấn đề lớn nhất đối với Aramco thời điểm này là triển vọng của giá dầu.
 
Giá dầu thô Brent giao sau, ở mức chuẩn toàn cầu vẫn thấp hơn 33% so với đầu năm. Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, lợi nhuận ròng của Aramco giảm hơn 73% xuống còn 6,6 tỷ USD do việc đóng cửa của đại dịch COVID-19 gây ra làm giảm mạnh nhu cầu đối với các sản phẩm năng lượng.
 
CEO của Aramco, Amin Nasser cho biết, khi các nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại, nhu cầu vẫn đang trải qua một sự "phục hồi từng phần". Các nhà phân tích vẫn đang chưa nhìn thấy sự phục hồi hoàn toàn của thị trường, trong khi một số người trong ngành công khai đặt câu hỏi liệu nhu cầu dầu toàn cầu đã đạt đỉnh hay chưa?
 

 
Nhà máy lọc dầu Ras Tanura của Saudi Aramco và nhà ga dầu ở Saudi Arabia. Ảnh Reuters.
 
Jim Burkhard, người đứng đầu thị trường dầu mỏ tại IHS Markit, gần đây đã nói với khách hàng rằng nhu cầu “chắc chắn sẽ không đạt mức trước đại dịch cho đến ít nhất là cuối quý đầu tiên của năm 2021”.
 
Burkhard phân tích: “Để có nhu cầu quay trở lại hoàn toàn, việc đi lại, đặc biệt là đi lại bằng máy bay cần phải trở lại bình thường. Và điều đó sẽ không xảy ra cho đến khi có sự ngăn chặn của virus một cách hiệu quả".
 
Trong khi đó, Aramco hiện đang phải đối mặt với một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, họ phải gánh 75 tỷ USD cổ tức hàng năm trong 5 năm tới!
 
Những khoản cổ tức đó là một phần trọng tâm của lời chào mời đối với các nhà đầu tư trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 12 và là lý do quan trọng khiến Aramco có giá trị vốn hóa thị trường lên đến hơn 1,9 nghìn tỷ USD, trở thành công ty đại chúng có giá trị thứ hai thế giới sau Apple. Cổ phiếu hiện của hãng này đang giao dịch cao hơn giá IPO khoảng 13%.
 
Cũng trong lĩnh vực dầu mỏ, BP và Shell đều đã phải cắt giảm cổ tức của họ để giúp bảo toàn tiền mặt nhưng đối với Aramco, đó không phải là một lựa chọn khôn ngoan.
 
Bên cạnh đó, công ty cũng dự kiến sẽ trả tiền cho chính phủ Ả Rập Xê Út, vốn dựa vào thu nhập từ dầu mỏ để tài trợ cho các khoản chi tiêu lớn cho xã hội và quân sự. Giá dầu giảm có thể buộc Thái tử Mohammed bin Salman phải thu hẹp kế hoạch “Tầm nhìn 2030” nhằm giảm sự phụ thuộc của Ả Rập Xê Út vào xuất khẩu dầu thô, vốn bao gồm một số dự án du lịch lớn và xây dựng một thành phố tương lai.
 
Thay đổi nhưng …thay đổi như thế nào?
 
Aramco hiện đang phải đối mặt với một loạt lựa chọn khó khăn khi họ phải chạy đua để tiết kiệm tiền mặt. Theo đó, một số giao dịch ở nước ngoài được thực hiện trước đại dịch, với ngay cả những giao dịch có tầm quan trọng về địa chính trị cũng có thể sẽ bị hoãn lại. 
 
Một liên doanh để xây dựng một khu phức hợp lọc dầu trị giá 10 tỷ USD ở Trung Quốc, được công bố trong chuyến công du cao cấp của thái tử tới nước này vào năm 2019, đang được đánh giá lại. Ngoài ra, thỏa thuận mua 20% cổ phần của mảng lọc hóa dầu của Tập đoàn Reliance Industries của Ấn Độ cũng vậy.
 
Tờ Wall Street Journal đưa tin, Aramco cũng đang cân nhắc khoản đầu tư 6,6 tỷ USD để bổ sung sản lượng hóa dầu tại nhà máy lọc dầu Motiva ở Texas, Mỹ và cuộc hợp tác về khí đốt tự nhiên với Sempra Energy cũng đang phải xem xét lại.
 
Chuyên gia Nasseri của Facts Global Energy nói rằng, các dự án lọc dầu nói riêng sẽ đòi hỏi hàng tỷ USD đầu tư và có thể không giúp tạo ra tiền mặt trong một số năm, một rủi ro lớn với giá dầu quá thấp.
 
Aramco sẽ thành lập một bộ phận mới để đánh giá lại danh mục đầu tư của công ty bắt đầu từ tháng này. Đầu tiên để thúc đẩy "khả năng phục hồi”, tiếp theo là tìm kiếm khả năng phản ứng với sự thay đổi của thị trường.
 
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, việc từ bỏ các thỏa thuận trong quá khứ có thể sẽ là lựa chọn duy nhất dành cho Aramco!

(Nguồn: Enternews)

Lãnh đạo thời 4.0 trang bị kiến thức vượt khủng hoảng với chương trình MBA FPT

Năm 2020, Covid-19 tạo ra những tác động tiêu cực đến mọi nền kinh tế, đặt ra những bài toán sống còn cho doanh nghiệp. Các mô hình quản trị truyền thống trở nên lạc hậu, các doanh nhân, nhà quản lý buộc phải tìm kiếm hướng đi mới cho hoạt động vận hành, quan trọng hơn, tìm cách liên minh với các doanh nghiệp khác nhằm tạo ra sức mạnh, vượt qua khủng hoảng để phục hồi và bứt phá sau đại dịch. Là lãnh đạo “thời chiến”, các nhà quản trị trang bị kiến thức vượt khủng hoảng như thế nào?

Học viên MBA tại FSB có thể chủ động sắp xếp thời gian với hình thức học từ xa.

Mô hình Hybrid learning: cập nhật xu hướng tiến bộ của các trường hàng đầu trên thế giới

Thời gian "đóng cửa" bởi dịch bệnh COVID-19 đã giúp việc giảng dạy, học trực tuyến lên ngôi và trở thành một phần không thể thiếu đối với người học và Hybrid Learning được triển khai chính thức tại Đại học FPT trong đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. FSB Hybrid Learning là hình thức kết hợp giữa giảng dạy truyền thống – giảng dạy trực tiếp và thông qua nền tảng công nghệ Google Meeting để truyền tải kiến thức trực tuyến tới học viên và thông qua đó giữa thầy và trò có thể trao đổi trực tiếp với nhau như trên lớp trước đây.

Hybrid Learning là mô hình đào tạo phổ biến và là hình thức đào tạo không thể thiếu trong các trường đại học hàng đầu thế giới ở Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Đức….. Từ ưu điểm: tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn sức khỏe, tuân thủ các quy định giãn cách, không gián đoạn việc học tập và linh hoạt học tập mọi lúc mọi nơi thì đây là một hình thức đào tạo tối ưu và được tích cực đón nhận bởi tất cả các nhà quản trị trong thời kỳ biến động.

Hybrid learning với các “chiến tướng’ MBA nhà F

Trong suốt thời gian vừa qua, FSB tổ chức hội thảo quản trị lần lượt tại các trụ sở trên 4 miền, không chỉ học viên được tham dự trực tiếp mà tất cả học viên FSB ở 3 đầu cầu còn lại đều có thể tiếp thu lượng kiến thức, thông tin, kinh nghiệm của các chuyên gia. Nhờ hình thức đào tạo này, học viên có cơ hội giao lưu trực tuyến cùng những giảng viên, chuyên gia từ môi trường giáo dục hàng đầu Thế giới, các “lão tướng” kỳ cựu của Việt Nam, cập nhật kiến thức quốc tế ngay khi học ở Việt Nam và cả những kinh nghiệm của những bậc thầy “phù thủy” trong các mảng công việc chuyên biệt mà hình thức cũ rất khó có thể thực hiện.

Các nhà quản trị rạng rỡ trong ngày tốt nghiệp tại Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT
 
Với chủ đề “M&A tại Việt Nam – Hành trình ra biển lớn của doanh nghiệp” được chia sẻ bởi Ông Đoàn Đình Hoàng – Nhà sáng lập Passio, Guta café, chị Lê Thị Ngân (lớp FeMBA#41HCM) là một trong hơn 200 học viên tham dự trực tuyến chia sẻ: “Mình làm quen với hình thức học tập hay hội thảo Distance tại FSB từ tháng 2, không chỉ riêng Ngân mà các anh chị cùng lớp cũng điều chia sẻ với nhau là được chủ động và linh hoạt cho việc học và cảm thấy an toàn trong giai đoạn cao điểm này, với hội thảo quản trị vừa qua, mình biết thêm nhiều về chủ đề M&A rất ít khi có cơ hội tiếp cận trước đây, chia sẻ của thầy như mở cho mình những góc nhìn mới với những bài học về thương hiệu thú vị”.

Trong môn học Digital Marketing của chương trình MBA, học viên FSB được cập nhật các kiến thức quốc tế thông qua việc đàm thoại cùng TS Thu Hằng – cô từng là chuyên gia FDI của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, cô đang sinh sống và giảng dạy tại một trường đại học ở Mỹ. Hội thảo quản trị tháng 8 với chuyên gia tư vấn Digital marketing Tuấn Hà – chủ tịch Vinalink với chủ để “digital marketing dưới góc nhìn của nhà quản lí”.

Chị Hoàng Tuyết Lan (lớp GeMBA#05HN) bày tỏ sự yêu thích với hình thức học tập này: Tôi được học với các Giáo sư đến từ các trường Đại học của Mỹ giảng dạy. Các bài giảng rất hữu ích với tôi khi các thầy giảng bài một cách sinh động, trực quan và có nhiều ví dụ cụ thể gắn với thực tế”.

Với vai trò là người thuyền trưởng hãy trang bị và cập nhật cho mình những kiến thức quản trị thiết kế dành riêng cho nhà lãnh đạo 4.0. Đừng để đại dịch làm trở ngại khiến bạn dừng bước trên con đường học tập và trau dồi kiến thức về quản trị và cản bước thăng tiến trong sự nghiệp, biến nguy thành cơ hội từ tầm nhìn của nhà lãnh đạo tài năng cùng chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của FSB.

– – –
 

Viện Quản trị & Công nghệ FSB – Đại học FPT đã có hơn 20 năm kinh nghiệm về đào tạo ra hơn 10.000 nhà quản trị đang nắm giữ những trọng trách cao tại các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Với chất lượng và uy tín, Viện Quản trị & Công nghệ FSB đạt chuẩn 5 sao về Chất lượng giảng dạy theo đánh giá của tổ chức quốc tế QS Star; và cũng là trường nằm trong Top 24 chương trình MBA tốt nhất Đông Á, Top 3 trường đào tạo QTKD tốt nhất Việt Nam 3 năm liền theo bình chọn của Tổ chức Eduniversal.

Chương trình tuyển sinh và khai giảng tháng 9 tại 4 thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Tham khảo: Tham khảo tại đây hoặc hotline 0904 987 491.

 

Tổng thư ký OECD chỉ ra 3 biện pháp giúp các quốc gia phục hồi kinh tế

Trong phiên thảo luận với chủ đề "Sự tái lập vĩ đại" của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Tổng thư ký OECD, ông Angel Gurría cho biết nền kinh tế 37 quốc gia thành viên OECD đã suy giảm 9,8% trong tháng 4, 5 và 6 do tác động của Covid-19.

Tại đây, ông cũng khẳng định con đường phục hồi kinh tế còn rất mơ hồ do làn sóng dịch bệnh thứ hai. 
 
Dự kiến nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 6% vào năm 2020 nếu kiểm soát tốt trong đợt dịch này. Tuy nhiên, con số này sẽ là 7,6% nếu một làn sóng đại dịch tiếp theo xảy ra trước cuối năm nay.
 
Mặc dù chính phủ nhiều quốc gia đã thành công trong việc áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhưng các biện pháp này cũng đã tác động đến hoạt động kinh doanh và gây ra hậu quả nặng nề cho nền kinh tế thế giới.
 
Tại phiên thảo luận, Tổng thư ký Angel Gurría đã chỉ ra 3 biện pháp giúp phục hồi kinh tế toàn cầu.
 
Tiếp tục kéo dài thời gian hỗ trợ người dân 
 
Chính phủ các nước trên thế giới đã hành động nhanh chóng trong việc bảo vệ nền kinh tế, điển hình như các chính sách kinh tế hay các gói hỗ trợ. Tuy nhiên, ông Gurría cho rằng điều quan trọng lúc này là không nên rút các gói hỗ trợ này sớm. Bởi điều này sẽ gây ra các tác động tiêu cực mà thực tế đã xảy ra trong quá khứ.
 
Ông nhấn mạnh: "Hãy nhớ lại sai lầm lớn mà chúng ta đã mắc phải vào năm 2008-2009. Chúng ta đã rút các gói kích thích kinh tế quá vội vàng, chúng ta áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng quá nhanh. Kết quả là sau đó thế giới đã phải đối mặt với hai đợt suy thoái nữa. Vì vậy lần này, chúng ta không thể phạm sai lầm tương tự".
 
Đào tạo lại những công nhân thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất do đại dịch
 
Tỷ lệ thất nghiệp hiện nay đang tăng ở mức đáng báo động, với tỷ lệ tăng lên đến 19% tại Tây Ban Nha, 17,5% tại Hoa Kỳ và đối với các nước thành viên OECD, con số này đạt mức 11,4% trong quý II.
 

 
Tổng thư ký OECD chỉ ra rằng những người lao động có kỹ năng thấp là nhóm người dễ bị tổn thương nhất và có nguy cơ mất liên kết với thị trường việc làm lâu hơn. 
 
"Điều này sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, do họ là những người khó bắt kịp với thị trường về mặt kỹ năng", ông đề cập.
 
Ông nói thêm, vấn đề về nhân lực nếu không được giải quyết thoả đáng sẽ dẫn đến bất mãn xã hội và gia tăng áp lực chính trị.
 
Không rút ngắn chuỗi giá trị toàn cầu
 
Các chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay đang rất dễ bị tổn thương do sự bùng phát đại dịch Covid-19, đặc biệt về nhu cầu khẩn cấp của thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE).
 
Ông Gurría cảnh báo rằng vấn đề này sẽ dẫn đến việc nhiều ngành sản xuất tiến gần hơn với thị trường cuối cùng hoặc giảm thương mại quốc tế nói chung.
 
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại toàn cầu đối với sự phục hồi kinh tế: "Đừng rút ngắn các chuỗi giá trị. Chúng ta cần đa dạng hoá các chuỗi giá trị, vì nếu không, chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ kém hiệu quả trong hoạt động kinh tế toàn cầu".

(Nguồn: Trí Thức Trẻ)

4 CEO công nghệ Mỹ điều trần những gì trước Quốc hội Mỹ?

Trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ mới đây, CEO 4 hãng công nghệ đều cho rằng mình cạnh tranh lành mạnh, không có chuyện độc quyền, chèn ép.
 
 
Mới đây, phiên điều trần Giám đốc điều hành của 4 hãng công nghệ hàng đầu nước Mỹ là Amazon, Apple, Facebook và Google đã khép lại. 4 vị Giám đốc điều hành này đã phải ngồi ghế nóng trong 5 tiếng đồng hồ để trả lời những cáo buộc liên quan đến độc quyền của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ. 
 
Lý do 4 CEO công nghệ phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ lần này là bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
 
 
Các CEO xuất hiện và trả lời trên màn hình tivi trong phiên điều trần. (Ảnh: Graeme Jennings)
 
Cả 4 vị giám đốc đều nhấn mạnh các công ty mình điều hành lớn mạnh không gây hại cho ai, mà chỉ mang lại lợi ích cho nước Mỹ, như tạo công ăn việc làm, hay để đối phó với sự nổi lên của các hãng công nghệ lớn từ Trung Quốc.
 
Về các vấn đề cụ thể, đáp lại cáo buộc Facebook mua Instagram để triệt tiêu cạnh tranh từ hãng này, CEO của Facebook nói rằng việc mua bán lúc đó được Ủy ban Thương mại liên bang phê chuẩn, nên không thể nói là có chuyện mua để triệt tiêu đối thủ.
 
 
CEO của Apple Tim Cook.
 
Trong khi đó, CEO của Apple nhấn mạnh Apple đối xử với công bằng với mọi ứng dụng trên hệ điều hành của Apple.
 
Còn CEO của hãng bán hàng trực tuyến Amazon đối mặt với câu hỏi về việc Amazon thu thập thông tin của các nhà bán hàng trên Amazon, như xem họ bán gì chạy, từ đó đưa ra sản phẩm của mình. CEO của Amazon nói rằng hãng có chính sách ngăn cấm điều này, nhưng cũng thừa nhận ông không thể đảm bảo rằng chính sách đó chưa từng bị vi phạm.
 
 
CEO Amazon Jeff Bezos
 
Từ lâu, Google bị cáo buộc thu thập quá nhiều thông tin các nhân của người sử dụng, như xem họ thích ăn gì, xem gì, chơi gì… để định hướng quảng cáo của mình. Đáp lại, CEO Google lặp lại điệp khúc rằng, chính hãng này đã thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo, khiến giá quảng cáo giảm đáng kể. 
 
Sau phiên điều này, các hãng công nghệ khổng lồ sẽ không bị chia nhỏ ra để chống độc quyền như cách nghĩ của một số người. Quốc hội Mỹ khó đồng thuận được việc đó và cũng chỉ có chức năng làm luật là chính. Tuy nhiên, cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ có thể dẫn tới việc đề xuất ban hành luật mới về chống độc quyền theo hướng giúp chính phủ liên bang dễ dàng hơn trong điều tra, xử phạt các hãng công nghệ lớn, đồng thời có sự giảm sát chặt chẽ hơn với các vụ mua bán, thâu tóm các hãng công nghệ, như trường hợp Facebook mua Instagram, hay Google mua Youtube. Phiên điều trần như thế này cũng có thể châm ngòi và thúc đẩy thêm nhiều cuộc điều tra, kiện tụng khác nhắm vào các ông lớn công nghệ. 

Nguồn Trường Sơn – Công Tùng (PV Đài THVN thường trú tại Mỹ)

FSB WFH – Ở nhà không có nghĩa là ngừng làm việc

Những hình ảnh và chia sẻ của CBNV FSB khi WFH – Work from home, trong bối cảnh chống lại sự ảnh hưởng của dịch Covid-19.
 

 
Bất ngờ trở thành ổ dịch ngay từ những ngày đầu tháng 7/2020, TP. Đà Nẵng đã và đang kiên cường chống dịch cùng cả nước. CBNV, GV FSB tại Đà Nẵng cũng là những "chiến binh". Bỏ qua sự hung hãn của những virus biến thể, FSB Đà Nẵng dù LÀM VIỆC TẠI NHÀ – WORK FROM HOME nhưng vẫn giữ vững tinh thần và nhịp độ làm việc để 4 miền FSB không khi nào bị gián đoạn! 
 
Anh Dương Hồng Quang – Đại diện CB FSB tại Đà Nẵng chia sẻ: "Nhớ trường quá em ơi!"
 
 
So với Đà Nẵng, thì TP.HCM và Cần Thơ hiện nay vẫn còn đang "khá yên bình" trước diễn biến của Covid-19. Tuy nhiên tinh thần làm việc và chống dịch của CBNV tại 2 trụ sở FSB nói trên, dù tại Văn phòng hay tại nhà cũng vẫn "cao như toà nhà Bitexco". 
 
 

 
Cuối cùng, tại đầu cầu HN, các CBNV, GV FSB gửi lời nhắn thân thương và ấm áp tới các đồng nghiệp FSB: "Sau này hãy gặp lại nhau khi hết dịch”.
 

 
FSB WFH – Ở NHÀ KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ NGỪNG LÀM VIỆC
 
—-
 
Viện Quản trị & Công nghệ FSB – Đại học FPT http://fsb.edu.vn/ có hơn 20 năm kinh nghiệm đào tạo về Quản trị Tổ chức và Doanh nghiệp, với hàng ngàn học viên các chương trình MBA, MSE, MiniMBA, CEO… cùng các khóa Đào tạo Doanh nghiệp khác hiện họ đang là những nhà quản trị nắm giữ những trọng trách cao trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như các công ty, tổ chức đa quốc gia trên Thế giới.
 
Về uy tín chất lượng chuyên môn nghiên cứu và đào tạo, trong nhiều năm liên tiếp từ 2011, Viện luôn giữ vị trí Top 3 trường đào tạo kinh doanh tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của tổ chức Eduniversal https://www.eduniversal-ranking.com/. Năm 2019, chương trình MBA của FSB vinh dự có thứ hạng 24 (nâng 3 bậc từ thứ hạng từ 27) trong Top 30 chương trình MBA tốt nhất Đông Á. Đại học FPT cũng được tổ chức QS Stars (một trong 3 tổ chức đánh giá các trường Đại học uy tín nhất trên Thế giới) đạt chuẩn chung 3 sao, trong đó tiêu chí chất lượng giảng dạy (Teaching) đạt chuẩn 5 sao. Đặc biệt tháng 11/2019 trường đã được ACBSP (Global Business Accreditation https://www.acbsp.org/) kiểm định chất lượng (Accredited) – đây là một trong 2 tổ chức điểm định quốc tế cao nhất với khối ngành quản trị kinh doanh hiện nay.