

(Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp)
Tại Mỹ, từ năm 1932, Black Friday đã được coi là khởi đầu của mùa mua sắm Giáng sinh. Black Friday được cho là sẽ kích cầu tiêu dùng trong kỳ nghỉ lễ.
Trong năm 2014, 133,7 triệu người Mỹ đã mua sắm vào dịp này. Mỗi người trung bình chi tiêu 380,95 USD, tổng cộng là khoảng 51 tỷ USD đã được đổ vào nền kinh tế.
Mặc dù các cửa hiệu trưng các tấm biển "sale thanh lý", "sale lỗ vốn", "sale sập sàn", nhưng có một thực tế không thể phủ nhận: các cửa hàng sẽ không mở cửa trong Black Friday nếu họ không thu về lợi nhuận khổng lồ. Từ góc độ kinh tế học, sự kiện này đem lại lợi nhuận cho hầu như tất cả các cửa hàng.
Theo lý thuyết kinh tế học vi mô, giảm giá tại cửa hàng trong ngày Black Friday, cũng như phiếu giảm giá và các hình thức tương tự khác, là một dạng phân biệt giá theo thời điểm, có thể cho phép doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
Dựa trên ý tưởng là những cá nhân khác nhau sẵn sàng trả số tiền khác nhau cho cùng một sản phẩm. Ban đầu, các cửa hàng đặt giá sản phẩm rất cao và bán cho những khách hàng có nhu cầu cao với sản phẩm và không muốn phải chờ đợi, chiếm thặng dư tiêu dùng từ nhóm khách này.
Sau đó, khi nhóm khách hàng cao cấp này đã mua đủ sản phẩm cho mình, các cửa hàng sẽ giảm giá để thu hút nốt nhóm khách hàng đại trà còn lại. Chính sách phân biệt giá qua đó sẽ giúp tăng lợi nhuận của nhà sản xuất.
Nếu như Black Friday đem lại lợi ích cho nhà sản xuất, vậy tại sao họ không tổ chức "ngày hội mua sắm" này thường xuyên hơn?
Trên thực tế, ngoài Black Friday, hàng năm các thương hiệu từ lớn đến nhỏ cũng đều có nhiều dịp giảm giá khuyến mại khác nhau. Tuy nhiên, những dịp giảm giá giả sử có tăng thêm thì lợi ích cận biên mà nhà sản xuất đạt được từ chúng cũng sẽ giảm xuống.
Bên cạnh đó, ngày nay Black Friday còn bị biến tướng thành ngày xả các sản phẩm lỗi mốt, sản phẩm bị lỗi hoặc khó bán, đồ lẻ size. Điều này đã khiến sức ảnh hưởng của nó đối với cầu tiêu dùng ngày càng giảm đi.
Black Friday cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực về phía người tiêu dùng. Nó gây ra tiêu dùng quá mức, tác hại này đôi khi vượt quá cả lợi ích đến từ việc mua đồ giá rẻ. Người tiêu dùng thông thái sẽ có chiến lược cũng như cân nhắc thiệt hơn khi mua sắm. Nhưng thường không phải ai cũng tỉnh táo được trước đồ giá rẻ và những lời chào mời quá đỗi hấp dẫn của các thương hiệu.
(Nguồn: Trí thức trẻ)
Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, công nghệ blockchain (chuỗi khối) là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực.
Blockchain là công nghệ mới được nhắc nhiều trong thời gian gần đây. Nếu được bình chọn cho công nghệ mới nổi bật nhất trong năm 2017, thì chắc chắn blockchain và ứng dụng vào tiền ảo, tiêu biểu như Bitcoin sẽ được xướng tên.
Vậy blockchain là gì? và có thể ứng dụng như thế nào cho từng lĩnh vực từ khối chính phủ, tổ chức ngân hàng – tài chính – tín dụng tới các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, bán lẻ…?
Theo các chuyên gia, blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó.
Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.
Đặc biệt blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin.
Với những đặc thù này, các chuyên gia cho rằng, công nghệ này mở ra một xu hướng ứng dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn thông. Tuy nhiên, xu hướng áp dụng lớn nhất hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam sẽ là mảng tài chính, ngân hàng, kiểm toán nội bộ.
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, với công nghệ này, một người nhập có thể chia sẻ thông tin cho nhiều đơn vị trong cùng một mạng lưới được xây dựng. Ví dụ khi hàng hóa được chuyển từ hải quan Mỹ đến hải quan Việt Nam, khi hàng hóa chuyển đến đâu thì tất cả những thành viên tham gia mạng blockchain đều có thể theo dõi tình trạng hàng hóa và biết cụ thể thời gian đến.
Trong lĩnh vực bán lẻ hay nông nghiệp, blockchain sẽ phục vụ hiệu quả cho việc truy xuất nguồn gốc để biết rõ các sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu, sản xuất từ đâu.
Ví dụ, một chiếc xe ôtô từ nhà máy tới hệ thống đại lý khi bán tới tay khách hàng có thể sẽ phát sinh thêm nhiều giao dịch, trao đổi mua bán tiếp sau đó. Nếu ứng dụng công nghệ chuỗi khối hoàn toàn có thể truy xuất được nguồn gốc xe, lịch sử các giao dịch mua bán cụ thể, cũng như thông tin bảo hành, sửa chữa…
Hiện nay, các doanh nghiệp lớn trên thế giới như Microsoft và sắp tới Oracle sẽ giới thiệu, tham gia chạy đua đưa các công nghệ chuỗi khối này. Giải pháp công nghệ đột phá này có thể áp dụng tối ưu cho các ngành nghề như tài chính, giao thông và nhiều lĩnh vực khác.
Ông Vũ Ngọc Hoàng, Trung tâm phần mềm và giải pháp IBM Việt Nam, cho biết, Blockchain có thể ứng dụng rất nhiều lĩnh vực trong đời sống. Một trong những ứng dụng điển hình của Blockchain là Bitcoin. Mặc dù có nhiều người đang hiểu lầm khi coi Blockchain là Bitcoin nhưng thực tế, Bitcoin chỉ là một ứng dụng đầu tiên chạy trên hệ thống Blockchain.
Với các lĩnh vực cụ thể, ông Hoàng nói thêm, trong mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp có rất nhiều nhà cung cấp cùng tham gia. Khi tham gia blockchain, hệ thống chuỗi sẽ lưu trữ thông tin của cả chuỗi khối trước, xác định rõ đóng góp của các bên tham gia.
Trong lĩnh vực tài chính, với blockchain, các bên tham gia chỉ cần xây dựng một mạng sổ cái chia sẻ tất cả thông tin giao dịch, khi một thành viên cập nhật thông tin thì tất cả các thành viên còn lại được phép xem, đọc…
Công nghệ blockchain được áp dụng từ năm 2015. Các nhà công nghệ dự đoán trong 3-5 năm tới, công nghệ này sẽ được áp dụng nhiều hơn nữa.
(Nguồn sưu tầm)
Ngày nay, do sự cạnh tranh khốc liệt trong môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp có xu hướng đi tiên phong trong bất cứ quyết định kinh doanh nào. Nhờ sự tinh tế của các công cụ phân tích hiện nay, các quyết định kinh doanh được đưa ra chính xác hơn, có thể tránh được những rủi ro do suy đoán sai lầm hoặc dựa vào trực giác.
2. Trả lời tự động
Một phát triển thú vị khác trong AI là tạo hệ thống trả lời tự động (chatbot). Sự phát triển trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên đã cho phép các hệ thống có thể xử lý và trả lời tự động nhiều cuộc đàm thoại trong kinh doanh. Việc sử dụng rộng rãi các trợ lý ảo như Siri của Apple hoặc Cortana của Microsoft cho các công việc thường xuyên là một minh chứng về những gì chatbot có thể làm.
Đối với doanh nghiệp, chatbot có thể cung cấp một mức độ tự động hóa và giải phóng nguồn lực được sử dụng để điều khiển chức năng quản lý tài khoản và hỗ trợ thường xuyên.
3. Nội địa hóa
Nội địa hóa hoặc cung cấp những trải nghiệm người dùng cho một thị trường cụ thể đã trở thành mối quan tâm chính cho thương mại điện tử hiện nay.
Trước đây, các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới đã gặp không ít khó khăn về vấn đề ngôn ngữ. Hãy tưởng tượng, khi hàng hóa đi đến một địa phương, bạn phải dịch tất cả các mô tả sản phẩm của bạn theo ngôn ngữ bản địa. Nếu thực hiện trên hàng ngàn mặt hàng, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí, chưa kể độ chính xác của các bản dịch. Tuy nhiên, các AI xử lý ngôn ngữ tự nhiên hiện nay có thể tạo ra các bản dịch đơn giản, chính xác và nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc tiếp cận nhiều thị trường.
4. Cá nhân hóa
Bên cạnh nội địa hóa, một cách khác cho các doanh nghiệp để cung cấp một trải nghiệm khách hàng hấp dẫn hơn là thông qua cá nhân hóa. Sử dụng AI, cá nhân hóa giờ đây có thể đi xa hơn trong việc thiết lập trình duyệt web để thu thập sở thích người dùng.
Thương mại điện tử có thể cung cấp các khuyến nghị dựa trên lịch sử duyệt web và sở thích mua sắm của người dùng. Bạn dễ dàng tìm thấy điều này trong các đề xuất của Amazon. Các đề xuất được báo cáo chiếm 35% doanh thu của Amazon và được coi là một công nghệ kinh doanh chủ chốt của công ty.
Ngày nay, các doanh nghiệp có thể thực hiện các thuật toán riêng để quảng bá hình ảnh, tạo ra các hệ thống dữ liệu theo dõi khách hàng, cung cấp các đề xuất mua hàng cho người dùng để tăng doanh thu.
5. Tự động hóa
Các doanh nghiệp dựa vào sản xuất và hậu cần có thể cải thiện việc quản lý chuỗi cung ứng của họ thông qua AI bằng cách quản lý hiệu quả hàng tồn kho và tinh giản hoạt động.
AI có thể theo dõi cung và cầu trong các khu vực mà một doanh nghiệp phục vụ, để nó có thể tự điều chỉnh hàng tồn kho, di chuyển hàng tồn kho từ các thị trường nhu cầu thấp sang các thị trường có nhu cầu cao. AI cũng có thể định giá cho hàng hóa.
Ngay cả việc vận chuyển hàng hóa hiện tại đã được cải thiện bởi AI, nó cũng được sử dụng để vạch ra các tuyến đường di chuyển hàng hóa đạt hiệu quả tốt nhất.