Việt Nam ký CPTPP, mở ra chương mới cho thương mại toàn cầu

Rạng sáng 9/3 theo giờ Hà Nội, Bộ trưởng Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh cùng 10 bộ trưởng các nước thành viên đã ký Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại thủ đô Santiago, Chile.

Bước đi lịch sử

CPTPP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, ra đời nhằm thay thế TPP sau khi Mỹ rút lui. Dù thiếu vắng nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng CPTPP vẫn giữ những tiêu chuẩn cao và tiến bộ nhất. Hiệp định này sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi được 6 trong 11 thành viên, bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, phê chuẩn.

Phát biểu sau lễ ký kết, Bộ trưởng Ngoại giao Chile Heraldo Munoz nhấn mạnh, hiệp định là tín hiệu mạnh mẽ “chống lại chủ nghĩa bảo hộ và ủng hộ một thế giới đa dạng hóa, đa phương hóa thương mại”. Chia sẻ quan điểm của ông Munoz, nhiều người nhấn mạnh CPTPP là hiệp định quan trọng, có thể xây dựng mô hình cho các giao dịch thương mại trong tương lai.

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Getty

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Getty
 

CPTPP được ký kết trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tăng thuế nhập khẩu vào thép và nhôm, động thái khiến nhiều quốc gia, tổ chức, quan ngại về một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu.
 
CPTPP ra đời sẽ giúp giảm thuế quan giữa 11 quốc gia thành viên, vốn chiếm 13% nền kinh tế toàn cầu với GDP đạt 10.000 tỷ USD. Nếu có Mỹ, con số này sẽ là 40%.

Tổng thống Chile Michelle Bachelet nhấn mạnh: “Hôm nay, chúng ta có thể tự hào khi hoàn tất quá trình này, gửi một thông điệp mạnh mẽ tới cộng đồng quốc tế rằng mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế và hợp tác quốc tế là công cụ tốt nhất để tạo nên cơ hội và sự thịnh vượng cho kinh tế”.
 

Tổng thống Chila Michelle Bachelet cùng bộ trưởng của 11 nước thành viên CPTPP. Ảnh: Getty

Tổng thống Chila Michelle Bachelet cùng bộ trưởng của 11 nước thành viên CPTPP. Ảnh: Getty

 
CPTPP không có Mỹ

Dù không có Mỹ nhưng CPTPP vẫn rất có ý nghĩa với một thị trường gần 500 triệu dân. Ở thời điểm hiện tại, đây là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, sự ra đi của Washington không phải dấu chấm hết cho CPTPP. 11 quốc gia còn lại, trong đó có Việt Nam, vẫn nỗ lực làm việc cùng nhau để có được một hiệp định thương mại tiến bộ với những tiêu chuẩn cao nhằm định hình tương lai thương mại toàn cầu. CPTPP sẽ có hiệu lực khi được quá bán các quốc gia thành viên phê chuẩn, quá trình có thể kéo dài tới cuối năm.

Chúng tôi và rất nhiều người hy vọng sẽ thấy CPTPP chính thức có hiệu lực vào cuối năm nay hoặc không lâu sau đó”, Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo cho hay.
 

Cuộc họp báo chung thông báo số phận TPP-11 giữa Bộ trưởng Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi bên lề APEC 2017 tại Đà Nẵng.
 
Cuộc họp báo chung thông báo số phận TPP-11 giữa Bộ trưởng Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi bên lề APEC 2017 tại Đà Nẵng.
 
CPTPP loại bỏ một số yêu cầu, vốn được phía Mỹ đưa ra khi đàm phán TPP, bao gồm các quy tắc tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ với dược phẩm. Nhiều quốc gia và các nhà hoạt động tin rằng quy định này sẽ làm tăng giá thuốc. Bản dự thảo cuối cùng của CPTPP được công bố hôm 21/2 tại New Zealand.

Hồi tháng Giêng, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, Tổng thống Donald Trump để ngỏ khả năng quay lại nếu TPP tốt hơn cho nước Mỹ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại New Zealand nhấn mạnh điều này không khả thi trong tương lai gần trong khi Nhật Bản cho biết rất khó để thay đổi thỏa thuận.

Nỗ lực không mệt mỏi được đền đáp
 

Sự ra đi của Mỹ, quốc gia từng đóng vai trò tiên phong với thương mại toàn cầu, đã khiến nhiều người nghĩ tới dấu chấm hết với TPP. Tuy nhiên, nỗ lực không biết mệt mỏi của các nước thành viên, trong đó dẫn đầu là Nhật Bản, đã giúp hồi sinh hiệp định tiêu chuẩn cao nhằm tạo ra các chuẩn mực mới cho thương mại toàn cầu.

Quá trình đàm phán CPTPP (khi đó thường được biết với cái tên TPP-11) diễn ra liên tục tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bên lề APEC 2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam, các đoàn đàm phán gấp rút làm việc nhằm thông qua TPP-11. Tuy nhiên, sự vắng mặt phút chót của Thủ tướng Canada Justin Truedeau trong cuộc họp giữa lãnh đạo 11 nước thành viên TPP-11 khiến hiệp định này một lần nữa lâm nguy.

 
photo1520552816776-1520552816777112409393
 
Trong vai trò quốc gia chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đã rất nỗ lực làm việc cùng Nhật Bản để đưa mọi thứ trở lại quỹ đạo. Dù còn rất nhiều khác biệt tưởng như không thể giải quyết, các quốc gia vẫn tiếp tục ngồi lại bàn đàm phán. Chính tại Việt Nam, TPP-11 thêm một lần được hồi sinh và chính thức được công bố với tên mới CPTPP.

Theo đó, CPTPP vẫn giữ nguyên các nội dung của TPP cũ nhưng cho một số các nước thành viên tạm hoãn các nghĩa vụ. CPTPP là toàn diện, cân bằng lợi ích các thành viên, có tính tới lợi ích của các nước.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi chia sẻ: “Chúng tôi có những tranh cãi gay gắt nhưng ở Đà Nẵng lần này, thông qua tính xây dựng của các bên, đàm phán đã thành công. Tôi gửi lời cảm ơn các trưởng đoàn đàm phán vì nỗ lực của họ. TPP có 8.000 trang tài liệu mà chỉ có 20 điều khoản tạm hoãn. CPTPP nỗ lực đảm bảo chất lượng như TPP”.

 
(Nguồn: CafeF)

 

CEO thời 4.0

Mọi cuộc cách mạng đều sẽ phá hủy các giá trị cũ và tạo ra các giá trị mới. Đây không phải dự báo nữa, mà đang là sự thực được kiểm chứng. Cùng với sự bắt đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, rất có thể sẽ tiếp tục có các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, thứ 6 và cao hơn nữa.

 

Các công ty đang nổi danh như FPTShop, Thế Giới Di Động được khuyến cáo phải dè chừng các công ty thương mại điện tử đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh.

Tuy nhiên, điều không bao giờ thay đổi là với vai trò của CEO, bạn phải làm cho công ty tăng trưởng nhanh, liên tục và bền vững.

CEO 1.0 tới CEO 3.0

CEO 4.0 là gì? Định nghĩa này có thể gắn với đặc điểm của các nhà lãnh đạo tiêu biểu qua các cuộc cách mạng công nghiệp. CEO bản chất là một nhà lãnh đạo có nhiệm vụ làm cho công ty tăng trưởng nhanh. Bí quyết để tăng trưởng nhanh phụ thuộc vào CEO có khả năng tận dụng sức mạnh công nghệ trong mỗi giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp.

CEO 1.0 gắn với cuộc cách mạng liên quan tới phát minh ra động cơ hơi nước, đường sắt. Họ gắn với những nhà tài phiệt, ông chủ của những mỏ tài nguyên thiên nhiên, đường sắt… Kỹ năng CEO thường gắn chính trị trong việc chinh phục, xâm chiếm tài nguyên và mở mang các vùng đất mới. Những tên tuổi của thời kỳ này như John D. Rockefeller (vua dầu mỏ của Mỹ); Leland Stanford (đường sắt)…

CEO 2.0 gắn với những nhà lãnh đạo thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 với phát minh về tổ chức sản xuất tự động hóa, lắp ráp và sản xuất dây chuyền… và vai trò của CEO gắn với kỹ năng tổ chức sản suất theo quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động giản đơn. Kỹ năng chính của CEO giai đoạn này là tổ chức, quản lý, kiểm soát, đảm bảo sản xuất dây chuyền thực hiện tốt, nhân viên làm việc chăm chỉ, tuân thủ. Nhân vật điển hình trong giai đoạn này là Henry Ford, ông chủ của Tập đoàn xe hơi Ford, cũng là người phát minh ra quản lý sản xuất quy mô lớn thông qua dây chuyền lắp ráp.

CEO 3.0 gắn với cuộc cách mạng công nghiệp về ứng dụng tự động hóa, điện tử và tin học. Kỹ năng CEO gắn với những vấn đề về quản lý chất lượng, hiệu quả, nâng cao năng suất nhờ tin học hóa hoặc tự động hóa. Vai trò của sức mạnh, trí tuệ con người đã có trọng tâm hơn trong lãnh đạo. Chính vì vậy CEO phải có nhiều kỹ năng về lãnh đạo con người thay cho quản lý và kiểm soát. Những nhân vật điển hình trong giai đoạn này là Steven Jobs (Apple), Bill Gates (Microsoft)…

Hoàng Việt Hà, COO - Giám đốc Điều hành FPT

Hoàng Việt Hà, COO – Giám đốc Điều hành FPT

Và thế giới đang chuyển mình với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Sự thay đổi về công nghệ trong giai đoạn này, trên nền của cuộc cách mạng lần thứ 3, gắn với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (bigdata), người máy, in 3D, kết nối Internet và rất nhiều thứ nữa. Sự thay đổi lớn về công nghệ lần này chắc chắn sẽ sản sinh ra một thế hệ CEO mới, CEO 4.0.

CEO 4.0 – họ là ai?

Năm 2016, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tại Davos, những khái niệm đầu tiên về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã được giới thiệu, sau đó được tung hô khắp mọi nơi. Chủ tịch Diễn đàn WEF, ông Klaus Schwab đã đặt câu hỏi cho lãnh đạo các doanh nghiệp – có lẽ đa số thuộc thế hệ CEO 3.0 là: “Ai là đối thủ cạnh tranh trong tương lai?” và ông đã tự đưa ra câu trả lời: “Đó là những công ty đơn giản, trẻ, nhanh và được trang bị bởi công nghệ mới”.

Những định nghĩa về đặc điểm này, có lẽ đã phác họa chân dung của CEO 4.0. Họ là những CEO của các công ty được tổ chức “đơn giản”, “trẻ”, “nhanh” và được trang bị các “công nghệ mới”. Những gương mặt CEO mới tận dụng được tối đa sức mạnh công nghệ cuối 3.0 và đầu giai đoạn 4.0 đang nổi lên là Jeff Bezos, CEO của Amazon (thành lập năm 1994); Jack Ma, CEO của Alibaba (1999) và Mark Zuckerberg, CEO của Facebook (2004). Đây là các công lớn nhất thế giới hiện nay và đều thành lập từ sau thời kỳ 9X.

Jack Ma thậm chí có đưa ra một nhận định cho tương lai xa hơn, tới năm 2030, CEO trong giai đoạn này là 30-30-30 có nghĩa là tới năm 2030, tương lai sẽ thuộc về các công ty của những CEO dưới 30 tuổi, có khoảng 30 nhân viên và sở hữu công nghệ và phương thức kinh doanh mới.

Thay đổi nhanh hay chết từ từ

Mọi cuộc cách mạng đều sẽ phá hủy các giá trị cũ và tạo ra các giá trị mới. Đây không phải dự báo nữa mà đang là sự thực được kiểm chứng. Tốc độ phá hủy các công ty cũ, già nua ngày càng nhanh và mạnh hơn. Nếu xem một thống kê về tăng trưởng lợi nhuận của tất cả các công ty thuộc danh sách Fortune 500, là tập hợp của 500 đế chế doanh nghiệp lớn nhất thế giới, trong vòng 15 năm gần đây có thể thấy là khoảng 40% trong số các công ty này đã bị phá sản, hoặc mua lại (ví dụ Nokia, Yahoo…); 35% số còn lại rơi vào trình trạng trì trệ có mức tăng trưởng xấp xỉ ngang hoặc thấp hơn mức độ bình quân của ngành, và chỉ có khoảng 25% là vẫn còn duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ bình quân của ngành.

Sự chuyển đổi này ở Việt Nam thế nào? Ví dụ theo bạn, ai là đối thủ cạnh tranh của VNPT? Phải chăng là Viettel hay FPT? Đây là các công ty hàng đầu về viễn thông ở Việt Nam. Họ có thương hiệu lớn, mạng lưới rộng, nhân sự hàng vạn người, lắm tiền, nhiều của và họ sẽ mãi ở vị trí duy nhất trên thị trường?

Câu trả lời là không phải như vậy. Đối thủ của VNPT là các công ty như Zalo, Viber… Họ chính là các công ty đã và sẽ lấy đi toàn bộ dịch vụ nhắn tin, gọi thoại, các dịch vụ giá trị gia tăng khác của VNPT, Viettel… Ví dụ, Zalo có tới hơn 40 triệu thuê bao và số thuê bao này lớn hơn số thuê bao mobile của các nhà mạng lớn nhất hiện nay.

Tương tự như vậy, với các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV…, các công ty trẻ áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực Fintech có thể lấy toàn bộ các dịch vụ thanh toán của các ngân hàng truyền thống. Thế Giới Di Động, FPTshop đang nổi danh cũng hãy dè chừng các công ty thương mại điện tử đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Cũng tương tự như vậy, Uber và Grab có thể sẽ lấy đi toàn bộ dịch vụ taxi truyền thống…

Định vị lại vai trò của CEO

Vậy vai trò của CEO trong kỷ nguyên 4.0 đang gặp phải những thách thức và cơ hội gì trong quản trị và điều hành công ty?

Đơn giản nhất có lẽ nên quay về với định nghĩa của Chủ tịch WEF về những công ty thành công trong tương lai, “đó là những công ty trẻ, nhanh, đơn giản và được trang bị bởi công nghệ mới”. Vì vậy, việc chuyển dịch công ty theo các định hướng trên có thể là sự bắt kịp với xu hướng của tương lai.

Đầu tiên, phải làm cho công ty trẻ. Thực tế, quá trình phát triển công ty sẽ làm cho những người sáng lập mặc dù có thể ngày càng thành công nhưng cũng sẽ ngày càng già đi. Làm cho công ty trẻ có nghĩa là duy trì, thúc đẩy và khơi thông ngọn lửa khởi nghiệp và tái khởi nghiệp trong công ty, từ đó luôn giữ vững được tính tiên phong trong hoạt động của công ty. Vấn đề phát triển nhân tài trở thành mấu chốt của quản trị. Nhiều công ty hiện chỉ còn biết nói tới tính “tiên phong” như là câu chuyện quá khứ.

Thứ hai, làm cho công ty phản ứng nhanh với nhu cầu khách hàng. Khách hàng trong thế giới kết nối sẽ có rất nhiều nhu cầu, và mọi nhu cầu tưởng tượng vốn chỉ có trong thế giới cổ tích của họ đang được công nghệ mới đáp ứng. Sự ám ảnh về khách hàng sẽ giúp công ty có thể phản ứng nhanh với sự thay đổi và tạo ra các nhu cầu mới của khách hàng.

Thứ ba, làm cho công ty thật đơn giản. Quá trình phát triển của công ty sẽ tạo ra sự phức tạp và sự phức tạp quay trở lại chính là kẻ thù âm thầm giết chết sự tăng trưởng. Công ty càng to, càng phức tạp và trong một công ty phức tạp sẽ không ai có thể làm cái gì đổi mới, đột phá, không ai xung kích, không ai dấn thân, mặc cho lãnh đạo hô hào.

Thứ tư, thích ứng và trang bị công nghệ mới và hiện đại. Mặc dù công nghệ vốn được ca tụng là cây đũa thần, tuy nhiên nó lại đứng hàng cuối cùng về vai trò và sự quan trọng. Lý do là vì thiếu những điều kiện trên thì có công nghệ cũng chẳng làm được điều gì. Việc thích ứng nhanh chóng, ứng dụng công nghệ là điều bắt buộc để thay đổi.

(Nguồn: Hoàng Việt Hà, COO – Giám đốc Điều hành FPT)

 

Triết lý Giáo dục, Sứ mạng, Tầm nhìn Đại học FPT 10 năm nỗ lực vươn xa

Dù khá non trẻ trong lĩnh vực giáo dục song Đại học FPT đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho nền Giáo dục Việt Nam. Theo đó là triết lý giáo dục, sứ mệnh, tầm nhìn luôn là tôn chỉ nam để Đại học FPT hướng đến.
Ngay những ngày đầu thành lập, chương trình đào tạo Đại học nói chung và hệ sau Đại học nói riêng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh và học sinh, sinh viên, học viên. Sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của đội ngũ tâm huyết từ ban lãnh đạo, cán bộ, viên chức đến các giảng viên đã mang đến phương pháp dạy học sáng tạo, khác biệt trong cách truyền tải tạo nên chương trình dạy và học hiệu quả cho toàn thể học viên theo học tại Đại học FPT.
Đại học FPT tập trung đào tạo các chuyên ngành chính như CNTT, khối ngành kinh tế, Thiết kế đồ họa, Ngôn ngữ, Kiến trúc, Quản trị khách sạn và các nhóm ngành khác có liên quan để tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn FPT, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cho các tập đoàn toàn cầu tại khắp nơi trên thế giới.
Tất cả sinh viên Đại học FPT sau khi ra trường đều có cơ hội làm việc tại Tập đoàn FPT, 98% sinh viên ra trường có việc làm với mức lương trung bình là 8,3 triệu đồng, 19% cựu sinh viên làm việc tại nước ngoài chắc hẳn rất ấn tượng cho bất kỳ ai khi tìm hiểu về ngôi trường này.
Thành tựu Đại học FPT vinh hạnh đạt được trong hơn 12 năm thành lập
Trong hơn 10 năm qua, Đại học FPT đã đạt được những thành quả đáng kể. Từ năm 2012 được xếp hạng Ba Sao theo chuẩn quốc tế QS Stars, sau 3 năm ĐH FPT lại tiếp tục chinh phục được tứ hạng Bốn Sao; 6 năm liền đạt giải thưởng Sao Khuê;  Eduniversal xếp hạng là một trong ba trường đào tạo Quản trị kinh doanh tốt nhất Việt Nam 2 năm liên tiếp; ngoài ra Đại học FPT còn tham gia  nhiều cuộc thi quốc tế và đạt được những giải thưởng trong top…
Mang trên mình sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hội nhập, cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ, ĐH FPT luôn nỗ lực hơn nữa để vượt qua những thách thức hội nhập cũng như nắm bắt cơ hội từ sự ủng hộ của học viên, phụ huynh, lãnh đạo, toàn thể giảng viên cũng như sự tin tưởng của chính quyền đã tạo điều kiện cho sự phát triển của Đại học FPT trong thời gian qua.
Một lần nữa, Đại học FPT tự hào khẳng định thành công, thành tựu, kết quả đạt được ngày hôm nay đều bắt nguồn từ kế hoạch phát triển đúng đắn với kim chỉ nam hoạt động là triết lý giáo dục, sứ mệnh đào tạo và tầm nhìn chiến lược mà trường đã định hướng ngay từ những ngày đầu.
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
Giáo dục đào tạo là tổ chức và quản lý việc tự học của người học. Người học được đào tạo toàn diện, học xong có thể làm việc được ngay trong môi trường toàn cầu.
SỨ MẠNG KHỐI GIÁO DỤC FPT
Cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho đông đảo người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước.
Một điểm nhấn đặc biệt của Đại học FPT là xây dựng chiến lược phát triển chương trình đào tạo đến năm 2020 với tầm nhìn iGSM – Trở thành một hệ thống giáo dục Mega mang tính quốc tế, đáp ứng nhu cầu xã hội và dựa trên các công nghệ đào tạo tiên tiến nhất    
Industry Relevant
Đào tạo định hướng doanh nghiệp, tạo ra sản phẩm là những gì xã hội cần, doanh nghiệp cần và công nghiệp cần
Đào tạo khác biệt của Đại học FPT so với các trường Đại học khác theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn, với nghiên cứu – triển khai và các công nghệ hiện Đại nhất.
Sinh viên Đại học FPT tham gia trải nghiệm môi trường làm việc tại Công ty Misa
 
Global
Cập nhật và tuân thủ các chuẩn công nghệ quốc tế; đặc biệt chú trọng kỹ năng ngoại ngữ; tăng cường đào tạo quy trình tổ chức sản xuất, kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng cá nhân khác là những điểm sẽ đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có những cơ hội việc làm tốt nhất tại tập đoàn FPT và các doanh nghiệp hàng đầu khác. Ngoại ngữ là cầu nối kiến thức quan trọng và được trường trang bị cho tất cả sinh viên ngay từ năm đầu. Hoàn thiện và nâng cao tiếng anh luôn nằm trong chương trình đào tạo cho sinh viên, trung tâm anh ngữ hay các cuộc thi luôn được chú trọng hoàn thiện kiến thức và kỹ năng. Smart Education – Triển khai giáo dục thông minh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Môi trường FPT giàu trải nghiệm, sinh viên đã không còn ngần ngại khi không biết phải áp dụng kiến thức mình có như thế nào vào công việc. Trong suốt những học kỳ, sinh viên luôn phải ở trạng thái sẵn sàng hòa mình vào công việc và đương đầu với những yêu cầu gắt gao từ khách hàng hay phối hợp với team trong nhà một cách hiệu quả nhất cho những dự án tầm cỡ. Mega – Khối giáo dục FPT đặt mục tiêu trở thành Đại học siêu cỡ đến năm 2020 Khối giáo dục FPT sẽ có 100.000 sinh viên, trong đó sinh viên nước ngoài chiếm 15%. Triết lý giáo dục, sứ mệnh, tầm nhìn đến năm 2020 iGSM đã phần nào thể hiện được cái tâm của chiếc thuyền mang tên Đại học FPT góp phần phát triển giáo dục, mang đến chương trình đào tạo tiên tiến, tạo nên nguồn nhân lực chuyên môn cao trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói riêng và giai đoạn hội nhập nói chung. Chắc chắn đây sẽ là một con thuyền vững chãi vượt được muôn trùng sóng to bởi sự gắn kết và lèo lái đầy kinh nghiệm với tầm nhìn chiến lược của thuyền trưởng và sự đoàn kết, tận tâm của các thuyền viên.
Trà Mi

Đón đầu công nghệ cùng FSB

“Tôi rất ấn tượng với phần chia sẻ về công nghệ của CTO FPT Lê Hồng Việt, đặc biệt là những nội dung liên quan đến Trí tuệ nhân tạo (AI). Tôi rất hy vọng sớm có thể tham gia chương trình đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm tại FSB để có thể đón đầu các công nghệ mới trên thế giới”, Phan Văn Bạch, sinh viên năm 3 Học viện Bưu chính – Viễn thông bày tỏ.
 
Anh Lê Hồng Việt, GĐ Công nghệ tập đoàn FPT làm diễn giả trong buổi hội thảo
 
Tối ngày 24/7, hội thảo “Đón đầu công nghệ trong tương lai” do viện Quản trị & Công nghệ FSB tổ chức đã diễn ra tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Diễn giả của chương trình là anh Lê Hồng Việt, GĐ Công nghệ tập đoàn FPT. Tham gia chương trình có sự hiện diện của TS. Phan Duy Hùng, GĐ chương trình Đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) của ĐH FPT cùng hơn 20 khách mời là những học viên tiềm năng của MSE, những người đang rất quan tâm về các xu thế công nghệ mới trên thế giới.
 
Tại hội thảo, CTO FPT Lê Hồng Việt đã chia sẻ về những xu hướng công nghệ mới nhất đang thịnh hành trên thế giới như công nghệ Xe tự hành; Nhà máy thông minh; Vạn vật kết nối (IoT)… Với sự phát triển ngày càng nhanh của các công nghệ này, dần dần máy móc sẽ thay con người làm việc, giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực và đạt độ chính xác cao. Ứng với mỗi mảng công nghệ, anh Việt đã nêu những dẫn chứng cụ thể về các sản phẩm của công nghệ đó như những chiếc xe tự hành đã được sản xuất trên thế giới, nổi bật nhất là hãng Tesla.
 
Anh Việt chia sẻ thêm rằng FPT cũng đã nghiên cứu và sản xuất xe tự hành từ một mô hình nhỏ cho tới chiếc xe thật đã chạy thử nghiệm vào cuối năm 2017. Câu chuyện về nhà máy may mặc thông minh ở Mỹ với giá trị 200.000 USD cũng thu hút sự chú ý của người tham gia khi trong nhà máy đó robot đã hoàn toàn thay thế con người. Dựa trên công nghệ in 3D, nhà máy đó có thể sản xuất những sản phẩm phù hợp với cơ thể từng người, đó là sự cá nhân hóa mà Trí tuệ nhân tạo đem lại. Hay như các phần mềm dự báo để đoán trước được nhu cầu của khách hàng do theo dõi thói quen mua hàng của trang web Amazon và công nghệ gợi ý chương trình yêu thích cho người xem của dịch vụ truyền dữ liệu video Netflix đều là những ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo. “Hiện nay, nhân sự ngành Điện tử Viễn thông đang có xu hướng giảm dần và chuyển sang ngành CNTT. Các ngôn ngữ lập trình chỉ là công cụ, điều quan trọng là cần nắm được các kiến thức phía sau những công cụ ấy thì mới tìm ra hướng phát triển cho mình được”, GĐ Công nghệ FPT nhận định. Anh Việt đưa ra lời khuyên với các khách mời của chương trình rằng nên đầu tư vào các công nghệ như Big Data; IoT và quan tâm đến trải nghiệm người dùng bởi đây là những công nghệ đang có cơ hội phát triển rất lớn ở thị trường Việt Nam.
 
Cơ hội để các khách mời có thể phát triển bằng việc nắm bắt được những kiến thức về công nghệ mới, đón đầu các xu thế, TS. Phan Duy Hùng, GĐ chương trình Đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) của ĐH FPT đã chia sẻ về nội dung của khóa học chuyên sâu về công nghệ MSE tại FSB. Chương trình Đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) ra đời từ năm 2014, đã đào tạo 100 học viên, trong đó 40 học viên đã tốt nghiệp, 10 học viên đang làm luận văn. MSE tập trung đào tạo theo hướng S.M.A.C (Social, Mobile, Analytics và Cloud), phù hợp với những cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT muốn mở rộng nghề nghiệp, thăng tiến nhanh và cơ hội làm việc tại các tập đoàn CNTT lớn tại Việt Nam.
 
Diễn giả cùng khách mời tham dự chương trình
 
Khung chương trình trong 1,5 năm bao gồm các mốn học Kiến thức chung bắt buộc (Triết học); Kiến thức cơ bản (Quản trị dự án phần mềm nâng cao; Xử lý tín hiệu và ảnh số…) và Kiến thức chuyên ngành (Phát triển ứng dụng IoT; Big Data; Khai phá Dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo). Cuối khóa học, học viên sẽ làm và bảo vệ luận văn để tốt nghiệp. FSB tổ chức thi tuyển sinh chương trình MSE vào ngày 9/9 tới với 3 môn thi gồm: Môn cơ bản (Toán và Cơ sở Máy tính); Môn cơ sở ngành (Kỹ thuật Phần mềm) và Môn ngoại ngữ (Tiếng Anh). Các môn thi theo hình thức trắc nghiệm trong thời gian 90 phút. Chương trình Đào tạo Kỹ thuật Phần mềm (MSE) của Viện Quản trị và Công nghệ FSB (thuộc ĐH FPT) sẽ khai giảng vào tháng 11. Các học viên mong muốn tham gia chương trình có thể tìm hiểu thêm thông tin và đăng ký để được tư vấn trực tiếp tại đây.
 

Hội thảo tháng 7: Nghệ thuật lãnh đạo dành cho nhà quản trị

Vào chiều tối ngày mai tại Viện Quản trị & Công nghệ FSB sẽ diễn ra hội thảo tháng 7 với chủ đề: Nghệ thuật lãnh đạo dành cho nhà quản trị do chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến làm diễn giả. 
 

 
Ảnh: Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến – Diễn giả
 
THÔNG TIN SỰ KIỆN
HỘI THẢO QUẢN TRỊ THÁNG 7: Nghệ thật lãnh đạo dành cho các nhà quản trị
THỜI GIAN: 18h00 – 21h00 NGÀY 31/07/2018
ĐỊA ĐIỂM: Phòng Danos, Viện Quản trị & Công nghệ FSB Lưu Hữu Phước, Mỹ Đình, Hà Nội
 
Để được nhận vé tham dự miễn phí, anh/chị vui lòng join CĐ DN FBiz để nhận vé!