Trump Organization eyes multi-billion-dollar projects in Vietnam

The Trump Organization and its partner in Vietnam are working on multiple investments worth billions of dollars in golf courses, hotels and real estate projects in the Southeast Asian country, a spokesman for the consortium told Reuters.

Eric Trump is seen in this file photo at a campaign rally at a golf resort in Doral, Florida, U.S., July 9, 2024. Photo by Reuters

“The Trump Organization with its partner plans multi-billion-dollar investments in Vietnam,” the spokesman said, noting the first project will break ground in May, just months after the deal was sealed, and a second one could be announced this year.

The groundbreaking for the first project, worth $1.5 billion and close to Vietnam’s capital Hanoi, would take place just weeks after the Trump administration’s highly anticipated decision scheduled on April 2 for “reciprocal tariffs” on unspecified countries with trade imbalances.

The spokesman said the project, which includes three 18-hole golf courses and a residential complex, is the largest in East Asia for the Trump Organization. The first two courses are expected to be operational by mid-2027, he said. The group is also involved in two golf clubs in Indonesia, one of which is under construction.

The project was announced in October by the Trump Organization’s Vietnamese partner, the real estate developer Kinhbac City, but its timing had not been previously reported.

The Trump Organization did not respond to a request for comment.

Representatives for the consortium met Vietnam’s Prime Minister Pham Minh Chinh last week, according to a report on the government portal.

Golf cash

A Reuters analysis last year found the golf course and resort business, thanks to multiple facilities in the United States, was the biggest driver of cash flow for the Trump Organization.

Sites for another golf or hotel project close to Ho Chi Minh City, Vietnam’s southern business hub, have been shortlisted with a deal expected to be announced by the end of this year, the spokesman added, noting it was too early to indicate the size of the possible investment.

He added the consortium was considering investments in three or four projects in Vietnam in total.

The spokesman declined to quantify the stake of the Trump Organization in the consortium, but said the group run by Trump’s son Eric would operate the facilities.

Vietnam, with a population of 100 million, has around 70 golf courses and 100,000 local golfers, according to the Vietnam Golf Association.

Source: eVnexpress

3 chiều khó của thương mại

Việc các thị trường chủ chốt điều chỉnh chính sách giữa căng thẳng thương mại có thể khiến xuất khẩu không đạt mục tiêu kỳ vọng.

Sự trở lại của ông Donald Trump được đánh dấu bằng một loạt điều chỉnh chính sách thương mại. Ảnh: TL

Cảm giác thấp thỏm trở lại sau 4 năm khi Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đưa ra quyết định cuối cùng về kết quả điều tra ngành gỗ Việt Nam theo mục 301 của Đạo luật Thương mại Mỹ năm 1974, vào tháng 10/2021. Xuất khẩu gỗ vào thị trường Mỹ một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý vào ngày 4/3 tại một cuộc họp về thương mại ở Hà Nội. Phân tích của ông Ngô Sỹ Hoài, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), làm dấy lên lo ngại về việc Mỹ sẽ áp thuế lên sản phẩm gỗ của Việt Nam, trong khi một số nhà mua hàng Mỹ đã ngập ngừng ký hợp đồng với công ty Việt Nam.

Tháng trước, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đã có thông báo khẩn đến VIFOREST về kế hoạch áp thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump, có khả năng đánh vào các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Việt Nam. VIFOREST cho rằng nếu Mỹ áp thuế với mức 25% như dự tính, nhiều công ty sẽ phải ngừng sản xuất do giá đầu vào tăng và lợi nhuận giảm. Năm 2024 Việt Nam thu về 9,1 tỉ USD từ xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Mỹ, tập trung vào nhóm sản phẩm chế biến sâu, nội, ngoại thất. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng chi 346,7 triệu USD để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Mỹ. VIFOREST xác nhận, Việt Nam đang là quốc gia nhập khẩu nguyên liệu gỗ tròn và gỗ xẻ lớn thứ 2 của Mỹ, sau Trung Quốc.

Sự trở lại của ông Donald Trump được đánh dấu bằng một loạt điều chỉnh chính sách thương mại, gói gọn trong quan điểm nước Mỹ trên hết.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đang mở các cuộc điều tra về thuế và chính sách kinh tế, xem xét tăng các biện pháp điều tra phòng vệ thương mại, trọng tâm là những quốc gia có thâm hụt thương mại lớn, một cách để khắc phục những bất lợi cho các công ty trong nước và nền kinh tế. Những động thái này được ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, cảnh báo “sẽ khiến xuất khẩu của Việt Nam chịu thêm nhiều áp lực”.

Việc Mỹ xem xét Việt Nam là quốc gia có thâm hụt thương mại cao, 123,5 tỉ USD vào năm 2024, đứng sau Trung Quốc, EU và Mexico (theo dữ liệu của Cục Thống kê Dân số Mỹ) sẽ khiến Việt Nam gánh chịu nhiều bất lợi về kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu. Việt Nam trong nhiều năm gần đây đã nỗ lực để cân bằng hơn thương mại với Mỹ thông qua các hoạt động đầu tư, thương mại, tăng nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu khí hóa lỏng, thiết bị và công nghệ. Tuy nhiên, sự cố gắng của Việt Nam đã không theo kịp tốc độ tăng trưởng cao của xuất khẩu, đặc biệt là nhóm FDI, mức thâm hụt với Mỹ đã tăng nhanh hơn kể từ sau dịch COVID-19 và cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc năm 2018-2019.

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đang chậm lại, kim ngạch tháng 2 chỉ đạt 31,11 tỉ USD, giảm 6,2% so với tháng trước, theo Tổng cục Thống kê. Có một số lý do đằng sau sự suy giảm này. Một phần là do các thị trường truyền thống như Trung Quốc và EU điều chỉnh chính sách nhằm ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ, đã tác động nhất định lên xuất khẩu của Việt Nam. Hiện Chính phủ Trung Quốc đang triển khai các chính sách một cách thận trọng nhưng quyết đoán để hỗ trợ xuất khẩu thông qua giảm lãi suất, bơm tiền cho thị trường tài chính, hoán đổi nợ cho chính quyền địa phương. Điều này trở thành bước đệm cho các công ty chuyển hướng xuất khẩu ra ngoài thị trường Mỹ, cạnh tranh đơn hàng với công ty Việt Nam bằng sản phẩm có chất lượng thấp hơn, giá rẻ hơn.

Sự điều chỉnh trong chính sách thương mại của Mỹ cũng thúc đẩy phản ứng của EU, gây thêm áp lực lên mục tiêu xuất khẩu năm 2025 của Việt Nam, tăng 12-14% so với năm 2024. Bảo vệ mục tiêu tăng trưởng 1,1% cho năm nay, EU đang tăng cường kiểm soát các luồng hàng hóa công nghiệp, nông nghiệp nhập khẩu, giám sát chặt các cửa khẩu, đồng thời đưa ra cảnh báo về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Mới đây, cơ quan điều tra của EU đã cảnh báo Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU về hàm lượng chì trong dây sạc điện thoại, mặt hàng tăng trưởng tốt tại thị trường này, nếu không nâng cao mức độ an toàn sẽ bị đưa vào danh mục “các mặt hàng nhạy cảm”.

Trên thực tế, việc cơ quan điều tra thương mại của EU phát hiện một số công ty chuyển hàng hóa từ Trung Quốc vào EU ngay trong các tháng đầu năm 2025 không phải là chuyện tốt lành. Năm 2024 Trung Quốc đã chuyển khoảng 4 tỉ kiện hàng vào thị trường này thông qua các bưu kiện nhỏ, theo số liệu được cơ quan thống kê của EU công bố. Tất nhiên, lỗ hổng chính sách này sẽ sớm bị triệt tiêu khi EU dự kiến sửa đổi Luật Hải quan, trong đó sẽ loại bỏ ngưỡng tối thiểu đối với hàng nhập khẩu. Thậm chí, khi nhìn xa hơn, trong 1-2 năm tới, mức độ cạnh tranh giữa các nước có ký hiệp định thương mại tự do với EU cũng sẽ khốc liệt hơn khi EU kết thúc đàm phán song phương với Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan, vốn là những quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản và công nghiệp tương đồng với Việt Nam.

Thời điểm này, rất khó dự đoán việc Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Việt Nam cũng như các thị trường khác sẽ có cách riêng để xoa dịu, có thể mua nhiều hàng hóa hơn từ Mỹ, một cách để cân bằng thương mại với Mỹ.

Nguồn: NCĐT

“Cuộc chơi” của những “người chuyên nghiệp”

Từ ngày 1/4/2025 tới, các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam như Shopee, TikTok Shop hay Lazada sẽ đồng loạt tăng phí đối với người bán trên sàn.

Động thái này đã gây nhiều tranh luận và dự báo sẽ có nhiều xáo trộn trên thị trường thời gian tới.

Ông Trần Lâm, nhà sáng lập Julyhouse.

Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Lâm, nhà sáng lập Julyhouse, tác giả cuốn sách “Cất cánh trên sàn thương mại điện tử” xung quanh vấn đề này.

 Sau khi được thông báo về việc tăng phí, nhiều đơn vị bán hàng trên các sàn thương mại điện tử “than thở” rằng “không sống nổi”, góc nhìn của ông về việc này thế nào?

Với góc nhìn của một người cũng nhiều năm và vẫn đang kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) như tôi, thì đợt tăng phí lần này của các sàn, có thể gây sốc với nhiều người, nhưng mức gây ảnh hưởng chưa phải quá lớn và cũng hầu như chỉ tác động tới một số các nhà bán nhỏ lẻ trên sàn.

Tuy nhiên, lần tăng phí đồng loạt này của các sàn cho thấy một điều đáng lo ngại khác. Đó là thị trường TMĐT Việt Nam có vẻ như đang nằm trong tay một số ít người và họ có thể tùy ý điều chỉnh “luật chơi” buộc các nhà bán phải tuân theo. Với suy nghĩ đó thì tôi cho rằng, việc Bộ Công Thương yêu cầu các sàn báo cáo cụ thể cơ chế thu phí, nhằm đảm bảo tính minh bạch và quyền lợi của người bán là điều rất đúng đắn và cần thiết.

– Theo ông, đợt tăng phí này sẽ gây biến động như thế nào?

Theo tôi, việc tăng phí lần này cũng giống như một cuộc sàng lọc. Từ trước đến giờ, có một số người coi việc bán trên sàn TMĐT chỉ là một công việc thứ hai, nôm na là “lời bao nhiêu thì lời”. Bây giờ, phí tăng lên, với kiểu bán như vậy thì lời không còn nữa và tự nhiên họ sẽ rời đi.

Một đối tượng nữa mà tôi cho rằng cũng dễ bỏ sàn là những công ty hoặc thương hiệu mà đang thuê một đơn vị thứ 3 để vận hành, tiếp thị, bán hàng cho cửa hàng trên sàn TMĐT thay cho mình. Với tình trạng các sàn liên tục tăng phí như thời gian gần đây thì biên lợi nhuận của việc bán hàng trên sàn càng ngày càng co hẹp. Bởi vậy, nếu các công ty phải “chồng” thêm chi phí thuê đơn vị thứ 3 thì rất dễ dẫn tới không còn lợi nhuận và có thể sẽ bỏ sàn.

Những đơn vị coi việc kinh doanh trên sàn TMĐT là sự nghiệp chính sẽ tự phải điều chỉnh để tối ưu việc vận hành.

Trụ lại là những đơn vị coi việc kinh doanh trên sàn TMĐT là sự nghiệp chính của mình, sống thật sự bằng sàn. Những người như vậy sẽ tự biết cách điều chỉnh, cắt gọt bớt các khuyến mãi, như voucher, giảm giá hay quà tặng, để tối ưu việc vận hành và tiếp tục sống trên sàn.

Xu hướng như vậy dẫn đến việc kinh doanh trên sàn TMĐT sẽ dần trở thành cuộc chơi của những “người chuyên nghiệp”.

– “Cuộc chơi chuyên nghiệp” đó sẽ định hình thế nào, thưa ông?

Trước hết, lợi thế sẽ thuộc về những đơn vị nắm trong tay đội ngũ tiếp thị nội bộ tốt. Đội ngũ nội bộ này phải “làm được hết”, từ triển khai kênh Facebook, làm nội dung đến triển khai website. Chính vì là đội nội bộ nên họ có tính linh hoạt rất cao. Sàn thay đổi họ lập tức thay đổi theo. Các đơn vị đang phát triển tốt trên sàn TMĐT ở Việt Nam đều là những người đang sở hữu một đội như vậy.

Tiếp đến là những doanh nghiệp tự chủ được chuỗi từ sản phẩm, tiếp thị cho đến bán hàng trên sàn. Con đường “xây dựng thương hiệu tốt rồi mua đi bán lại hàng hóa với lời cao” gần như không thể đi được nữa. Vì với tính năng của các sàn như thời nay thì người mua rất dễ dàng tìm được sản phẩm giống hệt và giá rẻ hơn ở ngay trên sàn. Bởi vậy, những doanh nghiệp sở hữu sản phẩm khác biệt, vượt trội thì mới có được sức cạnh tranh mạnh mẽ trên sàn.

– Vậy, ông có bí quyết thành công gì cho những người kinh doanh trên sàn TMĐT sắp tới?

Tôi tạm chia những người kinh doanh trên sàn thành 5 nhóm. Nhóm thứ nhất là những cá nhân bán hàng để có thêm thu nhập. Nhóm thứ hai là các KOC (Key Opinion Customer) bán hàng. Nhóm thứ ba là nâng cấp của nhóm 2, tức là các KOC đủ mạnh và trở thành một doanh nghiệp. Nhóm thứ tư là các nhà phân phối, bán hàng của nhiều thương hiệu, nhiều công ty khác nhau. Và nhóm thứ năm là các thương hiệu.

Mỗi một nhóm sẽ có những chiến lược tối ưu riêng cho việc kinh doanh trên sàn. Ví dụ nhóm cá nhân thì nên hạn chế tối đa việc quảng cáo, chạy đua theo các chiến dịch khuyến mãi của sàn để giảm chi phí. Trong khi đó, nhóm thương hiệu thì lại phải tập trung xây dựng đội ngũ tiếp thị nội bộ mạnh như đã nói ở trên.

Bí quyết của tôi là: Hãy xác định rõ mình nằm ở nhóm nào và hành xử đúng với hành vi của nhóm đó. Nếu bạn là nhóm cá nhân nhưng tưởng mình ở nhóm thương hiệu, chạy đua theo các chiến dịch khuyến mãi lớn thì lợi nhuận sẽ không còn.

– Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp

FSB vinh danh học viên chương trình Thạc sỹ xuất sắc kỳ Fall 2024

Trong tháng 3 này, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, vừa vinh danh những học viên xuất sắc trong chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA) và Thạc sỹ Kỹ thuật phần mềm (MSE) kỳ Fall 2024. Sự kiện được diễn ra trang trọng tại các cơ sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ, ghi nhận và tôn vinh những cá nhân có thành tích học tập vượt trội cũng như đóng góp tích cực cho cộng đồng học viên FSB.

Hoạt động vinh danh hàng kỳ không chỉ là lời khẳng định cho những thành tựu các nhà quản trị đạt được mà còn góp phần thúc đẩy tinh thần học thuật, sự cạnh tranh lành mạnh và khát khao vươn tới những đỉnh cao tri thức mới. Đây cũng là minh chứng cho cam kết của FSB trong việc xây dựng một môi trường học tập suốt đời, nơi mọi nỗ lực đều được ghi nhận và trân trọng. FSB trân trọng chúc mừng những nhà quản trị xuất sắc!

1. Tại FSB trụ sở Hà Nội

Danh hiệu Best Student of Fall Term 2024/Học viên xuất sắc Nhất kỳ cả 4 miền:

Học viên Nguyễn Thành Luân SEM27HN

Danh hiệu Golden Key Student:

Học viên Phạm Thu Hiền SEM27HN

Học viên Mai Thị Huyền SEM14HN

Học viên Phạm Trung Kiên MSE19HN

Học viên Nguyễn Minh Hiển SEM27HN

Học viên Nguyễn Thị Vân SEM15HN

Học viên Nguyễn Trọng Hiếu MSE17HN

Học viên Đoàn Minh Phương SEM20HN

Học viên Trần Thị Huyền SEM21HN

Học viên Trần Ngọc Mai SEM26HN

Học viên Phạm Thị Minh SEM15HN

Học viên Bùi Thị Ngọc Anh SEM14HN

Danh hiệu Champion Award/Học viên xuất sắc nhất lớp:

Học viên Nguyễn Việt Chung MSE19HN

Học viên Ngô Anh Tuấn MSE17HN

Học viên Nguyễn Thị Thu Trang SEM14HN

Học viên Trần Việt Chung SEM20HN

Học viên Hoàng Nam Trung SEM15HN

Học viên Hoàng Thị Thu Hồng SEM21HN

Học viên Nguyễn Thị Hải Yến SEM26HN

Danh hiệu The Most Progressive Student/Học viên bứt phá lớp:

Học viên Phạm Ngọc Bảo SEM21HN

Học viên Hà Trọng Nguyên MSE17DN

2. Tại FSB trụ sở TP Hồ Chí Minh

Danh hiệu Golden Key Student:

Học viên Trần Lê Hoàng Nguyên MSE22HCM

Học viên Ngô Viết Hoài SEM16HCM

Học viên Trương Thị Mỹ Tiên SEM22HCM

Học viên Phạm Trung Kiên SEM22HCM

Học viên Lê Hoàng Hiếu MSE22HCM

Học viên Trần Đình Sang SEM17HCM

Học viên Nguyễn Lê Hải Minh SEM23HCM

Học viên Bùi Vĩnh Tiến MSE20HCM

Học viên Lê Vũ Vi SEM16HCM

Học viên Dương Thị Thảo SEM17HCM

Học viên Trần Trung Nghĩa MSE20HCM

Học viên Trần Thị Thủy Tiên SEM23HCM

Học viên Đỗ Dương Tâm Đăng MSE18HCM

Học viên Huỳnh Anh Khoa MSE18HCM

Danh hiệu Champion Award/Học viên xuất sắc nhất lớp:

Học viên Trần Mỹ Anh SEM17HCM

Học viên Trương Thanh Lâm MSE22HCM

Học viên Dương Nguyễn Hoàng Luân MSE20HCM

Học viên Lê Anh Thắng MSE18HCM

Học viên Nguyễn Nhựt Hoàng SEM29HCM

Học viên La Quốc Quân SEM23HCM

Học viên Trần Thị Thanh Ý SEM16HCM

Học viên Nông Ánh Phương SEM22HCM

Học viên Nguyễn Vũ Minh Liên SEM28HCM

Danh hiệu The Most Progressive Student/Học viên bứt phá lớp:

Học viên Châu Thị Thanh Tuyền SEM23HCM

Học viên Trương Thị Mỹ Tiên SEM22HCM

3. Tại FSB trụ sở TP Đà Nẵng

Danh hiệu Golden Key Student:

Học viên Trần Bảo Anh MSE21DN

Học viên Nguyễn Hữu Gia Tường SEM30DN

Học viên Cao Minh Đức MSE15DN

Học viên Đinh Quốc Toàn MSE15DN

Học viên Lê Thị Cẩm Trinh SEM24DN

Học viên Phạm Ngọc Quang SEM18DN

Học viên Lê Thanh Trà SEM24DN

Học viên Nguyễn Thị Kim Cương SEM18DN

Học viên Lương Quang Khang MSE21DN

Danh hiệu Champion Award/Học viên xuất sắc nhất lớp:

Học viên Đặng Minh SEM18DN

Học viên Thái Duy Nhất SEM30DN

Học viên Ngô Thế Linh MSE21DN

Học viên Lý Hoàng Thục Linh SEM24DN

Học viên Lê Phạm Phúc Hưng MSE15DN

Danh hiệu The Most Progressive Student/Học viên bứt phá lớp:

Học viên Đăng Đức Hiếu MSE15DN

2. Tại FSB trụ sở Cần Thơ

Danh hiệu Second Student of Fall Term 2024/Học viên xuất sắc Nhì kỳ cả 4 miền:

Học viên Tống Bảo Lộc MSE16CT

Danh hiệu Golden Key Student:

Học viên Nguyễn Thị Hồng Nhiên SEM31CT

Học viên Trương Trần Thanh Thi SEM25CT

Học viên Hoàng Đình Khoa SEM19CT

Học viên Nguyễn Thị Thùy Dương SEM31CT

Học viên Nguyễn Thanh Long MSE16CT

Học viên Nguyễn Phú Cường MSE16CT

Học viên Mai Chí Cường SEM25CT

Học viên Võ Thái Sang SEM19CT

Danh hiệu Champion Award/Học viên xuất sắc nhất lớp:

Học viên Trần Quang Hiển SEM25CT

Học viên Phạm Tiến Đạt SEM31CT

Học viên Trần Khay SEM19CT

Danh hiệu The Most Progressive Student/Học viên bứt phá lớp:

Học viên Phan Thế Vinh SEM25CT

Chúc mừng các học viên xuất sắc kỳ Fall 2024! Sự tôn vinh ngày hôm nay là dấu mốc quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là hành trình phía trước – nơi các nhà lãnh đạo tiếp tục ứng dụng kiến thức, phát huy bản lĩnh để tạo ra giá trị bền vững cho doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội.

FSB tin rằng, với nền tảng vững chắc từ chương trình đào tạo, các học viên sẽ tiếp tục tỏa sáng và dẫn dắt sự thay đổi, khẳng định vị thế của những nhà quản trị trong kỷ nguyên mới!

Tin FSB

Chương trình MBA tích hợp AI dành cho nhà quản lý

Viện Quản trị & Công nghệ FSB (Tập đoàn FPT) đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh định hướng STEM và tích hợp AI nhằm trang bị kiến thức bắt kịp xu hướng.

Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh định hướng STEM và tích hợp AI (SeMBA in AI) tích hợp kiến thức ứng dụng STEM – khoa học, công nghệ và AI vào các khía cạnh của quản trị kinh doanh.

>> Chi tiết: https://vnexpress.net/chuong-trinh-mba-tich-hop-ai-danh-cho-nha-quan-ly-4865291.html