FSB triển khai chương trình Global Exchange và Local Exchange 2023 “Summer Awakening – Đánh thức mùa hè”

Đồng loạt tổ chức chương trình “Global Exchange” và "Local Exchange" cho học viên MBA trên toàn quốc mùa hè 2023.


 
Là chương trình thường niên và riêng có cho các học viên đang theo học Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại FSB.

Tham dự chương trình, học viên không chỉ có kiến thức, mà còn có cơ hội trải nghiệm, khám phá môi trường học tập tại một thành phố mới, đất nước mới. Ngoài ra học viên còn được tiếp cận để học hỏi thực tế tại doanh nghiệp nơi địa điểm tổ chức chương trình. Sự kết nối đồng môn trên toàn quốc trong những ngày học tập cũng sẽ là một trải nghiệm khó quên đối với mỗi anh/chị học viên.

Điểm đến năm nay của FSB Study Exchange dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 19 – 25/6 (gồm cả ngày đi và ngày về) tại 2 địa điểm song song Kuala Lumpur (Malaysia) và Đà Nẵng (Việt Nam) để học viên có thể dễ dàng lựa chọn. Hành trình này chắc chắn sẽ mang lại cho học viên những giá trị không quên trong thời gian học tập tại trường.

– Local Exchange 2023: Tại Đại học FPT, Thành phố Đà Nẵng (Vietnam)
– 
Global Exchange 2023: Tại Đại học Unimas, Kuala Lumpur (Malaysia)

Lợi ích sẽ nhận được:
1. Kiến thức môn học với các giảng viên, diễn giả hàng đầu tại Campus Đại học đến 
2. Các hoạt động Networking, 
giao lưu văn hóa “đặc sắc” với các học viên 4 vùng miền
3. Chương trình thăm quan, học hỏi tại các doanh nghiệp
4. Nhiều trải nghiệm thú vị về thiên nhiên – con người – văn hóa
5. Được ghi nhận và tính học phần điểm như học tại cơ sở chính.

Thông tin đăng ký:
1. Liên hệ: Ms. Thanh Minh (Trưởng ban tổ chức)
2. Email: minhntt3@fe.edu.vn | Di động: 0904 802 223 (Viber/Zalo)
3. Link đăng ký: https://forms.gle/RgJHjHq4ZVczoRbw7
4. Deadline đăng ký: 12:00 Thứ 2, Ngày 29/5/2023

FSB hẹn gặp gặp anh/chị trong chương trình “FSB Study Exchange 2023”
“Summer Awakening – Đánh thức mùa hè”

Tin FSB

Tổ chức giáo dục FPT tham dự Lễ ra mắt Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh tại Trường Đại học Harvard

Vào ngày 26/04/2023, Tổ chức giáo dục FPT đã có mặt tại Lễ ra mắt Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh tại Trường Đại học Harvard.
 
Ba thành viên có mặt tại sự kiện ở trường Havard là TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch tổ chức giáo dục FPT, TS Nguyễn Khắc Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT và TS Nguyễn Hồng Phương, Giám đốc Đào tạo FSB HCM, người trực tiếp giảng dạy môn Quản trị Bản thân để thành công trên nền tảng của thực hành sự chú tâm (Mindfulness).
 
Tự hào vì khi trường Harvard thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh và đặt mục tiêu về Nghiên cứu, Thực hành và Giảng dạy thì Tổ chức giáo dục FPT đã đưa môn Quản trị Bản thân để Thành công trên nền tảng của thực hành sự chú tâm (Mindfulness) thành môn học chính thức 3 tín chỉ trong chương trình MBA của Viện Quản trị và Công Nghệ FSB từ năm 2020! Khiêm nhường và không ngừng học hỏi để tiếp tục lan tỏa, chúng tôi đã có mặt ở sự kiện!
 
Chương trình diễn ra trong một tuần với nhiều nội dung như chương trình hội thảo (qui tụ nhiều nhà nghiên cứu trên Thế giới về thần kinh học, …), ngày thực hành chánh niệm và đêm nhạc.
 

Các thành viên của Tổ chức giáo dục FPT checkin tại Lễ ra mắt Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh tại Trường Đại học Harvard

 
Quang cảnh hội nghị trước giờ G
 

Các thành viên của Tổ chức giáo dục FPT chụp ảnh lưu niệm cùng TS Lilian Cheung

TS Lê Trường Tùng trò chuyện cùng GS Hà Vĩnh Thọ trước buổi Lễ

GS.TS Jon Kabat-Zinn chia sẻ tại hội nghị

TS Lilian Cheung chia sẻ tại hội nghị

Quang cảnh checkin tại Lễ ra mắt

Thành viên Viện Quản trị & Công nghệ FSB checkin tham dự Lễ ra mắt

Nơi diễn ra tuần lễ ra mắt Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh vừa qua
Tin FSB

Tổng giám đốc Đài PT & TH Hà Nội: FSB luôn dám mơ những giấc mơ lớn, hết mình cho những mục tiêu…

Tối 8/5/2023, chương trình đào tạo Global MiniMBA do FSB thiết kế dành riêng cho đội ngũ quản lý Đài phát thanh & truyền hình Hà Nội đã chính thức khai giảng với hơn 40 cán bộ tham dự. Chương trình nằm trong tiến trình đào tạo lực lượng nhân lực nòng cốt của Đài phát thanh & truyền hình Hà Nội, nhằm làm mới tư duy quản trị cũng như thích ứng với sự thay đổi của thế giới và ngành truyền thông.
 
 
Tới dự chương trình, có sự hiện diện của Ông Nguyễn Kim Khiêm, Tổng Giám đốc Đài PT-TH Hà Nội, ông Nguyễn Tiến Dũng Phó Tổng giám đốc, Ông Hà Nguyên, Trưởng Ban Đào tạo, Viện Quản trị & Công nghệ FSB và bà Lương Thị Hồng Anh, Giám đốc Trung tâm đào tạo & tư vấn doanh nghiệp FSB (FCCD).
 
 
Phát biểu tại Lễ Khai giảng, ông Nguyễn Kim Khiêm, Tổng Giám đốc chia sẻ: Có nhiều đơn vị đào tạo khác nhau trên thị trường, nhưng BLĐ Đài Hà Nội luôn kiên định lựa chọn Viện Quản trị & Công nghệ FSB. Không chỉ bởi FSB có giáo trình tinh gọn từ chương trình MBA Top 25 Đông Á. Mà quan trọng hơn, trong các mô hình doanh nghiệp thành công ở Việt Nam, FPT như một ngôi sao tiên phong. Và âm hưởng quản trị của FPT cũng ảnh hưởng đậm nét đến đơn vị trực thuộc là FSB từ văn hoá, cho tới các phương pháp và công cụ quản trị doanh nghiệp. “Bằng tất cả công cụ và VHDN riêng của mình, FPT & FSB luôn dám ước mơ những ước mơ lớn, hết mình cho những mục tiêu chung & mục tiêu riêng”, ông Khiêm nhấn mạnh tại buổi lễ.
 
 
Trong năm 2023, FSB sẽ đào tạo tới 02 lớp Global MiniMBA cho các lãnh đạo cấp trung & cao cấp cho Đài PT & TH Hà Nội – nơi được mệnh danh là cơ quan báo chí truyền thông hàng đầu thủ đô.

 
Tin FSB
 

ACBS: Nền kinh tế hiện tại giống như một chiếc hộp Pandora và những yếu tố sẽ giúp Việt Nam trỗi dậy từ khó khăn

Báo cáo mới nhất về cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô của ACBS đánh giá, sự can thiệp của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng phía cung và kích cầu tiêu dùng phía cầu có thể là “Hy vọng” đang trỗi dậy, đem ánh sáng và sự thịnh vượng giúp Việt Nam thoát ra khỏi hộp Pandora.

Theo báo cáo mới nhất về cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô của ACBS, bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động với lạm phát cao dẫn đến việc các ngân hàng trung ương lớn như FED đã tăng lãi suất và thực hiện chính sách tiền tệ khắt khe để đối phó với lạm phát. Điều này đã tác động đáng kể đến sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm giảm nhu cầu tiêu dùng.
 
Kết quả, trong quý 1/2023, Việt Nam trải qua một sự suy giảm trong nền kinh tế với tỷ lệ tăng trưởng chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ, thấp nhất kể từ năm 2009.

“Điều này chủ yếu là do sự suy giảm trong hoạt động xuất khẩu từ ngành FDI cũng như sự suy giảm trong ngành công nghiệp”, ACBS đánh giá.
 
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều biến động, ACBS đã chỉ ra một số yếu tố rủi ro bên ngoài có thể làm tăng sự bất định đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023.
 
Cụ thể, môi trường lãi suất cao sẽ được duy trì ít nhất đến cuối năm 2023 dưới áp lực lạm phát và sẽ có tác động không tốt đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, FED, cùng với BOE và ECB đang ngừng tái đầu tư tài sản đáo hạn và bắt đầu thu hẹp giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán (còn được gọi là chương trình Thắt chặt Định Lượng) và tạm thời cho các ngân hàng thương mại vay qua cửa sổ chiết khấu (với số tiền cho vay kỷ lục là 153 tỷ USD).
 
Điều này có thể giảm áp lực lên lãi suất trong ngắn hạn nhưng tổng thể trong dài hạn áp lực tăng lên lãi suất vẫn còn, điều này có thể khó giảm lãi suất và ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Khi điều kiện tài chính tiếp tục thắt chặt, khả năng suy thoái kinh tế tăng lên và triển vọng tăng trưởng giảm xuống tại các quốc gia như EU và Mỹ.
 
"Đây vốn là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam nên hoạt động sản xuất và thương mại, vốn vẫn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam, dự báo sẽ chững lại trong năm 2023", báo cáo dự đoán.
 
Ngoài ra, ACBS cho hay, Trung Quốc đang từ từ mở lại nền kinh tế sau khi từ bỏ chiến lược zero-COVID. Song, khả năng tăng trưởng bền vững phải mất nhiều tháng tiếp theo mới xác định được. Dự kiến các hoạt động kinh tế sẽ tiếp tục với tốc độ tương đối yếu trong 6 tháng đầu năm 2023, nhưng kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm 2023.
 
Những yếu tố giúp Việt Nam trỗi dậy từ khó khăn
 
ABCS nhận định, mặc dù lo ngại những sự kiện đó có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023, nhưng vẫn có những yếu tố sẽ giúp Việt Nam vượt qua được khó khăn.
 
"Nền kinh tế Việt Nam hiện tại rất giống hộp Pandora trong thần thoại Hy Lạp cổ, nơi “Hy vọng” trỗi dậy từ một chiếc hộp đầy rẫy chông gai. Trong đó, sự can thiệp của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng phía cung và kích cầu tiêu dùng phía cầu có thể là “Hy vọng” đang trỗi dậy, đem ánh sáng và sự thịnh vượng giúp Việt Nam thoát ra khỏi hộp Pandora", ACBS nhấn mạnh.

Cụ thể, từ phía cung, để giảm thiểu tác động suy giảm tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa thông báo sẽ giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6% xuống còn 5,5%, có hiệu lực từ 3/4.
 
Theo ACBS, dường như NHNN đang hành động để giảm chi phí vốn và khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận tín dụng và hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ. Ngoài ra, giảm chi phí vay có thể thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng của người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
 
“Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng tôi tin rằng Chính phủ và NHNN chỉ sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ bổ trợ thay vì một công cụ chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì chúng tôi nghĩ rằng NHNN đã hết dư địa để có thêm một đợt cắt giảm lãi suất bổ sung trong năm nay”, báo cáo đánh giá.
 
Bên cạnh đó, gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ ước tính khoảng 347 nghìn tỷ đồng (291 nghìn tỷ đồng cho gói hỗ trợ tài khóa và 56 nghìn tỷ đồng cho gói hỗ trợ tiền tệ), để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội sau dịch COVID-19 mới được giải ngân khoảng 16% tổng gói. Nghĩa là, vẫn còn khoảng 290 nghìn tỷ đồng cần giải ngân trong năm 2023.
 
Bên cạnh đó, ước tính khoảng 680 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong năm 2023 cần giải ngân. Việc này sẽ thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong năm 2023.

Cuối cùng, thời gian gần đây Chính phủ đã thiết lập một số chính sách hỗ trợ cho ngành bất động sản như Nghị định 08 và Nghị quyết 33.
 
ACBS cho biết, các chính sách này giúp giảm áp lực thanh khoản ngắn hạn, khơi thông dòng vốn và khôi phục nhu cầu BĐS thông qua các các biện pháp hỗ trợ.
 
Theo đó, các chuyên gia của ACBS kỳ vọng sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ hơn để mở khóa dòng vốn cho thị trường bất động sản trong 3-6 tháng tới, đặc biệt là Luật Đất đai sửa đổi năm 2023. Bởi nếu Luật này được phê duyệt vào tháng 10/2023 và có hiệu lực từ Q2/2024, sẽ gỡ bỏ rào cản pháp lý trong việc phê duyệt các dự án nhà mới được loại bỏ, giúp nguồn cung nhà ở dần phục hồi từ năm 2024-2025.
 
Liên quan đến yếu tố hỗ trợ từ phía cầu, báo cáo của ACBS cho hay, Chính phủ ban hành Nghị định 12/2023/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023.
 
Bên cạnh đó Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% cho tất cả hàng hóa và dịch vụ để kích thích nền kinh tế, chính sách này có thể hỗ trợ sự tăng trưởng hoạt động bán lẻ.
 
Dựa trên những căn cứ đã đề cập ở trên, các chuyên gia của ACBS dự kiến nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trong khoảng 4,4% – 5,1% trong năm 2023.

Nguồn: Nhịp sống thị trường

“Động lực CX” của chuyển đổi số

Doanh nghiệp quy mô tầm trung bắt đầu gặt hái thành công từ chuyển đổi số, cụ thể là đầu tư gia tăng trải nghiệm khách hàng (Customer Experience – CX).

Khá thú vị, 3/4 thương hiệu này đều có thành tích kinh doanh khả quan trong năm 2022 gắn liền với nhiều hoạt động chuyển đổi số. Ảnh: Quý Hòa

Báo cáo Vietnam Customers Experience Excellence (CEE  – Cung cấp trải nghiệm khách hàng xuất sắc) của KPMG năm 2022 cho thấy trong bảng xếp hạng Top 10  có đến 4 thương hiệu trong nước là PNJ, Viettel, Vietnam Airlines và Sacombank.
 
Trải nghiệm lên ngôi 
 
Khá thú vị, 3/4 thương hiệu này đều có thành tích kinh doanh khả quan trong năm 2022 gắn liền với nhiều hoạt động chuyển đổi số. Viettel, chẳng hạn, công bố doanh thu đạt 163.000 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 43.000 tỉ đồng, tăng lần lượt 6% và 3% so với năm 2021, đồng thời là mức lãi lớn nhất của doanh nghiệp này trong 5 năm trở lại đây. Tương tự là tình hình kinh doanh khả quan của PNJ và Sacombank. Năm 2022, PNJ đạt doanh thu thuần 33.876 tỉ đồng (tăng 73%) và lợi nhuận sau thuế 1.807 tỉ đồng (tăng 75,6%) so với cùng kỳ. Sacombank cũng ghi nhận lãi trước thuế hơn 6.300 tỉ đồng, tăng 142%.

Đầu tư CX đang gắn liền với kỳ vọng tăng trưởng doanh số các doanh nghiệp. Báo cáo IDC FutureScape: Worldwide Future of Customer Experience 2023 Predictions (Những dự đoán về trải nghiệm khách hàng toàn cầu) cho rằng ngay khi châu Á – Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật) thoát khỏi ảnh hưởng của COVID-19 thì các vấn đề như lạm phát, thiếu hụt nhân tài và căng thẳng địa chính trị có thể xuất hiện vào năm 2023.
 
Để đối phó, các tổ chức đang phân bổ ngân sách từ từ thu hút khách hàng sang tích cực bảo vệ cơ sở khách hàng hiện tại. Cụ thể là ưu tiên đầu tư CX vì trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khả năng phục hồi kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm có nghĩa là các tổ chức phải neo kết quả kinh doanh vào việc mang lại giá trị thực cho khách hàng.
 
“Với tình trạng không chắc chắn về kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến cả khách hàng B2B và B2C, điều bắt buộc đối với các tổ chức là phải đồng cảm, bối cảnh hóa và cung cấp trải nghiệm khách hàng sâu sắc để phát triển”, ông Seng Keong Low, Giám đốc Nghiên cứu, CX và Digital Native Business, IDC châu Á – Thái Bình Dương, cho biết.
 
Giải thích về sự trỗi dậy của CX, theo ông Nguyễn Minh Long, Giám đốc Điều hành AKA Digital (trực thuộc Lava Group), đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp quy mô trên 500 tỉ đồng ở Việt Nam, đầu tư chuyển đổi số chia làm 2 nhánh là đầu tư chuyển đổi số hoạt động doanh nghiệp (số hóa quy trình, tài liệu) và đầu tư CX.
 
Số hóa quy trình sẽ tiến tới hệ thống phân tích kinh doanh, phân tích thông minh. Nhưng quan trọng nhất là khách hàng phải tiếp xúc với doanh nghiệp, để lại thông tin thì hệ thống mới có cơ sở để phân tích. Vì thế, cách làm này phù hợp với đầu tư dài hạn vì dữ liệu doanh nghiệp cần đủ lớn, hệ thống mới tự phân tích, đề xuất kết quả và phù hợp với các mô hình kinh doanh cửa hàng truyền thống.
 
Tuy nhiên, trong bối cảnh hành vi người sử dụng thay đổi vì COVID-19, họ có thể tương tác với doanh nghiệp từ website, mạng xã hội, kênh thương mại điện tử, hay hệ thống cửa hàng nên cần các hệ thống tập hợp thông tin khách hàng từ những nguồn này. Theo PwC, năm 2022 số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu lượt người, tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42 tỉ USD. Trong đó, có 73% cho biết họ thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm thương mại điện tử và 59% cho biết họ từng đặt hàng hoặc mua sắm trên các website. “Chính vì thế, đầu tư CX đang được kỳ vọng hơn trong bối cảnh hiện nay”, ông Long nói.
 
Ai nhanh hơn?
 
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm bắt cơ hội này. Theo báo cáo của IDC, đến năm 2024, 50% trong tổng số 1.000 doanh nghiệp ở châu Á sẽ sử dụng CDP (nền tảng dữ liệu khách hàng để triển khai CX) để tương tác với khách hàng theo thời gian thực.
 
Con số này không nhiều. Tương tự như vậy, ở thị trường Việt Nam, dù xu hướng đầu tư CX đang lan rộng từ lĩnh vực thương mại điện tử, bán lẻ đến tài chính nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia vẫn khá khiêm tốn. Theo khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cuối năm 2022, 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết chưa chuyển đổi số vì rào cản chi phí.
 
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số khu việc miền Nam của Base.vn, cho biết dù doanh nghiệp nhìn thấy được lợi ích, nhưng quá trình chuyển đổi số quá dài, có thể mất 3-5 năm để hái được trái ngọt. “Khi dùng một khoản tiền, tất nhiên là doanh nghiệp nào cũng kỳ vọng nhận lại được ngay kết quả. Chuyển đổi số cũng vậy”, ông Tuấn Anh nói. Khái quát vấn đề hơn, ông Long của AKA Digital cho rằng vấn đề của doanh nghiệp khi đầu tư chuyển đổi số  theo thứ tự là không biết bắt đầu từ đâu, chi phí và quan ngại về năng lực nhân sự.

Trong bối cảnh đó, mô hình Best of Breed (tạm dịch: Chọn giải pháp tốt nhất trong lĩnh vực và có thể kết hợp với các giải pháp khác để tạo thành hệ sinh thái tổng thể) đang được nhắc đến kể từ sau dịch bệnh. Ông Long cho biết sự phát triển của công nghệ tiếp thị hiện nay hình thành các startup chuyên sâu mỗi lĩnh vực của CX. Điều này giúp doanh nghiệp chọn giải pháp tốt nhất và đầu tư cuốn chiếu thay vì đầu tư một giải pháp tổng thể ngay từ đầu.
 
Ông Long gợi ý với doanh nghiệp bán lẻ mới bắt đầu chuyển lên online sẽ không có dữ liệu gì về khách hàng nên thu thập dữ liệu hành vi tại các điểm chạm trên hành trình mua hàng đa kênh là cần thiết, vị vậy các giải pháp Tương tác Khách hàng (Customer Engagement) là ưu tiên hàng đầu.
 

Khi số lượng khách hàng và số sản phẩm bán online tăng lên thì doanh nghiệp sẽ có nhu cầu triển khai thử nghiệm sản phẩm nào phù hợp với nhóm khách hàng nào và thiết kế giao diện trên website/ứng dụng như thế nào để tối ưu trải nghiệm cá nhân của người dùng. Lúc này việc đầu tư các giải pháp thử nghiệm và cá nhân hoá giúp tạo ra trải nghiệm khách hàng online tốt hơn là điều cần làm theo.

 
Sau thời gian thâm nhập sâu vào bán hàng đa kênh, doanh nghiệp cần biết việc đầu tư vào kênh nào đem lại hiệu quả cao nhất, cần biết thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng trên website/ứng dụng đã tối ưu chưa thì lúc này cần đầu tư các giải pháp để phân bổ Marketing (Marketing Analytics). Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ cần kết nối dữ liệu khách hàng từ kênh truyền thống và kênh online để tạo ra trải nghiệm đa kênh tốt nhất, doanh nghiệp cần một nền tảng chung để lưu giữ dữ liệu khách hàng với khả năng truy xuất gần như tức thời. Đó là lúc giải pháp dữ liệu Khách hàng (CDP) cần được đầu tư. “Đây là một ví dụ về đầu tư theo mô hình Best-of-Breed.”, ông Long nói.
Nguồn: NCĐT