Forbes: Tăng trưởng kinh tế chậm lại, tại sao Samsung vẫn quyết định đầu tư thêm tỷ USD vào Việt Nam?

Theo Forbes, vào 10 năm trước, Việt Nam là một lựa chọn để Samsung quyết định đặt cược dài hạn và đến thời điểm hiện tại, có vẻ như lựa chọn của Samsung đã đúng.

Trong một cuộc trò chuyện bên lề tại trụ sở chính của Samsung ở Suwon (Hàn Quốc) vào 10 năm trước, một giám đốc điều hành chuỗi cung ứng cấp cao nói với Forbes rằng, Samsung đang bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
 
Theo Forbes, thời điểm đó, mặc dù Trung Quốc là công xưởng sản xuất của thế giới, nhưng những dấu hiệu về việc tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như nhân khẩu học của quốc gia này có xu hướng chậm lại đã khiến Samsung phải suy nghĩ lại về chiến lược “bỏ chung trứng vào cùng một giỏ”, và Việt Nam là một lựa chọn để Samsung quyết định đặt cược dài hạn.
 
“Đến thời điểm hiện tại, có vẻ như lựa chọn của Samsung đã đúng”, Forbes viết.
 
Bây giờ có phải là thời điểm để tăng đầu tư vào Việt Nam?
 
Có thể thấy, Việt Nam đang đặt nền móng cho quá trình trở thành “điểm nóng” tiếp theo của ngành sản xuất toàn cầu. Theo đó, quốc gia này đã tham gia ít nhất 7 hiệp định thương mại tự do, bắt đầu bằng Hiệp định Thương mại Song phương với Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 2001. Bên cạnh đó, hàng loạt các thỏa thuận cũng được được ký kết với các bên từ EU đến Trung Quốc, thể hiện rõ ràng thiện chí của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư và hợp tác kinh doanh.
 
Không chỉ vậy, Việt Nam cũng đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt và cảng biển, hay cải thiện, nâng cấp chất lượng hậu cần cho các trung tâm công nghiệp. Là một quốc gia có đường bờ biển dài, không có gì lạ khi 3 trong số 50 cảng biển bận rộn rất thế giới là ở Việt Nam, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Cái Mép. Theo đó, trong giai đoạn 2020-2021, khi phần lớn hoạt động của các cảng biển trên thế giới ảm đạm, cả 3 cảng biển ở Việt Nam đều ghi nhận mức sản lượng tăng khoảng 15%.
 
Quan trọng hơn, trong bối cảnh các doanh nghiệp trên toàn cầu hiện nay đều ưu tiên cho mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực về phát triển năng lượng tái tạo. Theo Economist, Việt Nam đã tăng gấp bốn lần công suất năng lượng gió và mặt trời kể từ năm 2019.
 
Forbes đánh giá, một khi EU bắt đầu thực thi các yêu cầu công bố Phạm vi 3 đối với các mặt hàng tiêu dùng, cụm từ “Made in Vietnam” có thể trở thành một nhãn hiệu uy tín trên các .
 
Thế nhưng, kinh tế Việt Nam hiện đang trải qua một sự sụt giảm đáng kể (tăng trưởng GDP trong Quý 1/2023 chỉ đạt 3,3% so với mức 8% của năm 2022) và sản xuất công nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2023 giảm 6 ,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Vậy tại sao Samsung vẫn quyết định đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam trong sản xuất chất bán dẫn và R&D?
 
Theo Forbes, có thể Samsung nhìn ra được rằng nguyên nhân của sự sụt giảm trong sản xuất ở Việt Nam trong thời gian ngắn chủ yếu liên quan đến lượng hàng tồn kho giày dép và đồ điện tử tiêu dùng đã tăng cao ở Mỹ.
 
"Trên thực tế, giữa năm 2023 có thể là thời điểm hoàn hảo để  bắt đầu các cuộc thảo luận đầu tư với Việt Nam. Chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam có thể không phải là giải pháp nhanh chóng để đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc. Nhưng đối với những người chơi dài hạn, Samsung mà một minh chứng cho thấy việc đa dạng hoá hoàn toàn có thể thành công", Forbes nhận định.

Nguồn: NSTT

FSB triển khai chương trình Global Exchange và Local Exchange 2023 “Summer Awakening – Đánh thức mùa hè”

Đồng loạt tổ chức chương trình “Global Exchange” và "Local Exchange" cho học viên MBA trên toàn quốc mùa hè 2023.


 
Là chương trình thường niên và riêng có cho các học viên đang theo học Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại FSB.

Tham dự chương trình, học viên không chỉ có kiến thức, mà còn có cơ hội trải nghiệm, khám phá môi trường học tập tại một thành phố mới, đất nước mới. Ngoài ra học viên còn được tiếp cận để học hỏi thực tế tại doanh nghiệp nơi địa điểm tổ chức chương trình. Sự kết nối đồng môn trên toàn quốc trong những ngày học tập cũng sẽ là một trải nghiệm khó quên đối với mỗi anh/chị học viên.

Điểm đến năm nay của FSB Study Exchange dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 19 – 25/6 (gồm cả ngày đi và ngày về) tại 2 địa điểm song song Kuala Lumpur (Malaysia) và Đà Nẵng (Việt Nam) để học viên có thể dễ dàng lựa chọn. Hành trình này chắc chắn sẽ mang lại cho học viên những giá trị không quên trong thời gian học tập tại trường.

– Local Exchange 2023: Tại Đại học FPT, Thành phố Đà Nẵng (Vietnam)
– 
Global Exchange 2023: Tại Đại học Unimas, Kuala Lumpur (Malaysia)

Lợi ích sẽ nhận được:
1. Kiến thức môn học với các giảng viên, diễn giả hàng đầu tại Campus Đại học đến 
2. Các hoạt động Networking, 
giao lưu văn hóa “đặc sắc” với các học viên 4 vùng miền
3. Chương trình thăm quan, học hỏi tại các doanh nghiệp
4. Nhiều trải nghiệm thú vị về thiên nhiên – con người – văn hóa
5. Được ghi nhận và tính học phần điểm như học tại cơ sở chính.

Thông tin đăng ký:
1. Liên hệ: Ms. Thanh Minh (Trưởng ban tổ chức)
2. Email: minhntt3@fe.edu.vn | Di động: 0904 802 223 (Viber/Zalo)
3. Link đăng ký: https://forms.gle/RgJHjHq4ZVczoRbw7
4. Deadline đăng ký: 12:00 Thứ 2, Ngày 29/5/2023

FSB hẹn gặp gặp anh/chị trong chương trình “FSB Study Exchange 2023”
“Summer Awakening – Đánh thức mùa hè”

Tin FSB

Tổ chức giáo dục FPT tham dự Lễ ra mắt Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh tại Trường Đại học Harvard

Vào ngày 26/04/2023, Tổ chức giáo dục FPT đã có mặt tại Lễ ra mắt Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh tại Trường Đại học Harvard.
 
Ba thành viên có mặt tại sự kiện ở trường Havard là TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch tổ chức giáo dục FPT, TS Nguyễn Khắc Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT và TS Nguyễn Hồng Phương, Giám đốc Đào tạo FSB HCM, người trực tiếp giảng dạy môn Quản trị Bản thân để thành công trên nền tảng của thực hành sự chú tâm (Mindfulness).
 
Tự hào vì khi trường Harvard thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh và đặt mục tiêu về Nghiên cứu, Thực hành và Giảng dạy thì Tổ chức giáo dục FPT đã đưa môn Quản trị Bản thân để Thành công trên nền tảng của thực hành sự chú tâm (Mindfulness) thành môn học chính thức 3 tín chỉ trong chương trình MBA của Viện Quản trị và Công Nghệ FSB từ năm 2020! Khiêm nhường và không ngừng học hỏi để tiếp tục lan tỏa, chúng tôi đã có mặt ở sự kiện!
 
Chương trình diễn ra trong một tuần với nhiều nội dung như chương trình hội thảo (qui tụ nhiều nhà nghiên cứu trên Thế giới về thần kinh học, …), ngày thực hành chánh niệm và đêm nhạc.
 

Các thành viên của Tổ chức giáo dục FPT checkin tại Lễ ra mắt Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh tại Trường Đại học Harvard

 
Quang cảnh hội nghị trước giờ G
 

Các thành viên của Tổ chức giáo dục FPT chụp ảnh lưu niệm cùng TS Lilian Cheung

TS Lê Trường Tùng trò chuyện cùng GS Hà Vĩnh Thọ trước buổi Lễ

GS.TS Jon Kabat-Zinn chia sẻ tại hội nghị

TS Lilian Cheung chia sẻ tại hội nghị

Quang cảnh checkin tại Lễ ra mắt

Thành viên Viện Quản trị & Công nghệ FSB checkin tham dự Lễ ra mắt

Nơi diễn ra tuần lễ ra mắt Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh vừa qua
Tin FSB

Tổng giám đốc Đài PT & TH Hà Nội: FSB luôn dám mơ những giấc mơ lớn, hết mình cho những mục tiêu…

Tối 8/5/2023, chương trình đào tạo Global MiniMBA do FSB thiết kế dành riêng cho đội ngũ quản lý Đài phát thanh & truyền hình Hà Nội đã chính thức khai giảng với hơn 40 cán bộ tham dự. Chương trình nằm trong tiến trình đào tạo lực lượng nhân lực nòng cốt của Đài phát thanh & truyền hình Hà Nội, nhằm làm mới tư duy quản trị cũng như thích ứng với sự thay đổi của thế giới và ngành truyền thông.
 
 
Tới dự chương trình, có sự hiện diện của Ông Nguyễn Kim Khiêm, Tổng Giám đốc Đài PT-TH Hà Nội, ông Nguyễn Tiến Dũng Phó Tổng giám đốc, Ông Hà Nguyên, Trưởng Ban Đào tạo, Viện Quản trị & Công nghệ FSB và bà Lương Thị Hồng Anh, Giám đốc Trung tâm đào tạo & tư vấn doanh nghiệp FSB (FCCD).
 
 
Phát biểu tại Lễ Khai giảng, ông Nguyễn Kim Khiêm, Tổng Giám đốc chia sẻ: Có nhiều đơn vị đào tạo khác nhau trên thị trường, nhưng BLĐ Đài Hà Nội luôn kiên định lựa chọn Viện Quản trị & Công nghệ FSB. Không chỉ bởi FSB có giáo trình tinh gọn từ chương trình MBA Top 25 Đông Á. Mà quan trọng hơn, trong các mô hình doanh nghiệp thành công ở Việt Nam, FPT như một ngôi sao tiên phong. Và âm hưởng quản trị của FPT cũng ảnh hưởng đậm nét đến đơn vị trực thuộc là FSB từ văn hoá, cho tới các phương pháp và công cụ quản trị doanh nghiệp. “Bằng tất cả công cụ và VHDN riêng của mình, FPT & FSB luôn dám ước mơ những ước mơ lớn, hết mình cho những mục tiêu chung & mục tiêu riêng”, ông Khiêm nhấn mạnh tại buổi lễ.
 
 
Trong năm 2023, FSB sẽ đào tạo tới 02 lớp Global MiniMBA cho các lãnh đạo cấp trung & cao cấp cho Đài PT & TH Hà Nội – nơi được mệnh danh là cơ quan báo chí truyền thông hàng đầu thủ đô.

 
Tin FSB
 

ACBS: Nền kinh tế hiện tại giống như một chiếc hộp Pandora và những yếu tố sẽ giúp Việt Nam trỗi dậy từ khó khăn

Báo cáo mới nhất về cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô của ACBS đánh giá, sự can thiệp của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng phía cung và kích cầu tiêu dùng phía cầu có thể là “Hy vọng” đang trỗi dậy, đem ánh sáng và sự thịnh vượng giúp Việt Nam thoát ra khỏi hộp Pandora.

Theo báo cáo mới nhất về cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô của ACBS, bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động với lạm phát cao dẫn đến việc các ngân hàng trung ương lớn như FED đã tăng lãi suất và thực hiện chính sách tiền tệ khắt khe để đối phó với lạm phát. Điều này đã tác động đáng kể đến sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm giảm nhu cầu tiêu dùng.
 
Kết quả, trong quý 1/2023, Việt Nam trải qua một sự suy giảm trong nền kinh tế với tỷ lệ tăng trưởng chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ, thấp nhất kể từ năm 2009.

“Điều này chủ yếu là do sự suy giảm trong hoạt động xuất khẩu từ ngành FDI cũng như sự suy giảm trong ngành công nghiệp”, ACBS đánh giá.
 
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều biến động, ACBS đã chỉ ra một số yếu tố rủi ro bên ngoài có thể làm tăng sự bất định đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023.
 
Cụ thể, môi trường lãi suất cao sẽ được duy trì ít nhất đến cuối năm 2023 dưới áp lực lạm phát và sẽ có tác động không tốt đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, FED, cùng với BOE và ECB đang ngừng tái đầu tư tài sản đáo hạn và bắt đầu thu hẹp giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán (còn được gọi là chương trình Thắt chặt Định Lượng) và tạm thời cho các ngân hàng thương mại vay qua cửa sổ chiết khấu (với số tiền cho vay kỷ lục là 153 tỷ USD).
 
Điều này có thể giảm áp lực lên lãi suất trong ngắn hạn nhưng tổng thể trong dài hạn áp lực tăng lên lãi suất vẫn còn, điều này có thể khó giảm lãi suất và ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Khi điều kiện tài chính tiếp tục thắt chặt, khả năng suy thoái kinh tế tăng lên và triển vọng tăng trưởng giảm xuống tại các quốc gia như EU và Mỹ.
 
"Đây vốn là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam nên hoạt động sản xuất và thương mại, vốn vẫn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam, dự báo sẽ chững lại trong năm 2023", báo cáo dự đoán.
 
Ngoài ra, ACBS cho hay, Trung Quốc đang từ từ mở lại nền kinh tế sau khi từ bỏ chiến lược zero-COVID. Song, khả năng tăng trưởng bền vững phải mất nhiều tháng tiếp theo mới xác định được. Dự kiến các hoạt động kinh tế sẽ tiếp tục với tốc độ tương đối yếu trong 6 tháng đầu năm 2023, nhưng kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm 2023.
 
Những yếu tố giúp Việt Nam trỗi dậy từ khó khăn
 
ABCS nhận định, mặc dù lo ngại những sự kiện đó có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023, nhưng vẫn có những yếu tố sẽ giúp Việt Nam vượt qua được khó khăn.
 
"Nền kinh tế Việt Nam hiện tại rất giống hộp Pandora trong thần thoại Hy Lạp cổ, nơi “Hy vọng” trỗi dậy từ một chiếc hộp đầy rẫy chông gai. Trong đó, sự can thiệp của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng phía cung và kích cầu tiêu dùng phía cầu có thể là “Hy vọng” đang trỗi dậy, đem ánh sáng và sự thịnh vượng giúp Việt Nam thoát ra khỏi hộp Pandora", ACBS nhấn mạnh.

Cụ thể, từ phía cung, để giảm thiểu tác động suy giảm tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa thông báo sẽ giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6% xuống còn 5,5%, có hiệu lực từ 3/4.
 
Theo ACBS, dường như NHNN đang hành động để giảm chi phí vốn và khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận tín dụng và hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ. Ngoài ra, giảm chi phí vay có thể thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng của người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
 
“Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng tôi tin rằng Chính phủ và NHNN chỉ sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ bổ trợ thay vì một công cụ chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì chúng tôi nghĩ rằng NHNN đã hết dư địa để có thêm một đợt cắt giảm lãi suất bổ sung trong năm nay”, báo cáo đánh giá.
 
Bên cạnh đó, gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ ước tính khoảng 347 nghìn tỷ đồng (291 nghìn tỷ đồng cho gói hỗ trợ tài khóa và 56 nghìn tỷ đồng cho gói hỗ trợ tiền tệ), để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội sau dịch COVID-19 mới được giải ngân khoảng 16% tổng gói. Nghĩa là, vẫn còn khoảng 290 nghìn tỷ đồng cần giải ngân trong năm 2023.
 
Bên cạnh đó, ước tính khoảng 680 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong năm 2023 cần giải ngân. Việc này sẽ thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong năm 2023.

Cuối cùng, thời gian gần đây Chính phủ đã thiết lập một số chính sách hỗ trợ cho ngành bất động sản như Nghị định 08 và Nghị quyết 33.
 
ACBS cho biết, các chính sách này giúp giảm áp lực thanh khoản ngắn hạn, khơi thông dòng vốn và khôi phục nhu cầu BĐS thông qua các các biện pháp hỗ trợ.
 
Theo đó, các chuyên gia của ACBS kỳ vọng sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ hơn để mở khóa dòng vốn cho thị trường bất động sản trong 3-6 tháng tới, đặc biệt là Luật Đất đai sửa đổi năm 2023. Bởi nếu Luật này được phê duyệt vào tháng 10/2023 và có hiệu lực từ Q2/2024, sẽ gỡ bỏ rào cản pháp lý trong việc phê duyệt các dự án nhà mới được loại bỏ, giúp nguồn cung nhà ở dần phục hồi từ năm 2024-2025.
 
Liên quan đến yếu tố hỗ trợ từ phía cầu, báo cáo của ACBS cho hay, Chính phủ ban hành Nghị định 12/2023/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023.
 
Bên cạnh đó Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% cho tất cả hàng hóa và dịch vụ để kích thích nền kinh tế, chính sách này có thể hỗ trợ sự tăng trưởng hoạt động bán lẻ.
 
Dựa trên những căn cứ đã đề cập ở trên, các chuyên gia của ACBS dự kiến nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trong khoảng 4,4% – 5,1% trong năm 2023.

Nguồn: Nhịp sống thị trường