Japan’s Hulic Co. has entered a joint venture with Indochina Kajima to develop ready-built factory projects in Vietnam, as the country cements its position as a key manufacturing hub in Asia.
The partnership underscores Hulic and Indochina Kajima’s commitment to capturing growth opportunities as Vietnam solidifies its position in the global supply chain.
The collaboration focuses on Core5 Hung Yen and Core5 Quang Ninh, two major industrial facilities offering LEED-certified, ready-built factories and warehouses for lease. The move signals Hulic’s foray into Vietnam’s booming industrial real estate sector, capitalizing on the country’s second-place ranking in the 2025 Asia Manufacturing Index by Dezan Shira & Associates.
Core5 Quang Ninh, fully leased since its launch, is situated within the Bac Tien Phong Industrial Zone, 14 km from Lach Huyen Port and 20 km from Cat Bi International Airport. It offers over 69,000 square meters of leasing space, with single-story, mezzanine, and two-story configurations.
Core5 Hung Yen, located 40 km from Hanoi in Minh Duc Industrial Park, provides 63,000 square meters of industrial space. After nine months of operation, the facility is nearing Vietnam’s average industrial occupancy rate of 77 per cent, supported by a robust pipeline of potential tenants.
Both projects include Core5’s signature features, such as curved curtain-wall offices, advanced utilities, dry loading bays, 24/7 security, and worker-friendly facilities like landscaped areas and wellness zones.
The joint venture aims to leverage growing demand for ready-built factories among manufacturers seeking cost-effective and time-saving solutions for launching or expanding operations in Vietnam.
“The properties are located in strategic areas near Hanoi and Hai Phong, the major cities in northern Vietnam, with excellent access to international airports and large ports, which attract manufacturers who export their products worldwide”, said Kazuhiro Noguchi, Executive Managing Officer at Hulic. “RBF allows tenants to begin operations quickly and expand flexibly, meeting the evolving needs of global companies entering the Vietnamese market”.
Vietnam’s gross domestic product grew 7.09 per cent in 2024, surpassing the government’s target of 6.5 per cent, driven by robust manufacturing and export activities. The country is increasingly favored by foreign investors, ranking among Asia’s top five emerging markets in the Global Opportunity Index.
“Vietnam is a Top 5 favorite investment destinations among Asia’s emerging and developing economies according to the Global Opportunity Index, and we have confidence high quality foreign investment will continue to pour into the country.“ shared Peter Ryder, Executive Chairman of Indochina Capital and Director of Indochina Kajima.
The partnership underscores Hulic and Indochina Kajima’s commitment to capturing growth opportunities as Vietnam solidifies its position in the global supply chain.
Chuyển đổi số không chỉ là ứng dụng công nghệ mà còn là sự thay đổi một cách toàn diện trong tư duy và văn hóa doanh nghiệp.
Chuyển đổi số đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy và văn hóa doanh nghiệp. Ảnh: Jason Goodman
Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay quy trình, mà quan trọng hơn là sự thay đổi trong tư duy và văn hóa doanh nghiệp. Theo khảo sát của Capgemini, rào cản lớn nhất trong quá trình này không phải là tài chính hay công nghệ mà chính là văn hóa số. Khi có nền tảng văn hóa phù hợp, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Một trong những ví dụ tiêu biểu về chuyển đổi số thành công nhờ văn hóa là Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS). Dù đã hoạt động hơn 40 năm, vào năm 2009, ngân hàng này vẫn bị xem là cồng kềnh và chậm chạp trong mắt công chúng. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009 đã làm lung lay niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng truyền thống trong khi các công ty công nghệ tài chính (fintech) đang trỗi dậy mạnh mẽ. Những điều đó đặt DBS trước áp lực phải thay đổi, buộc họ phải cải tổ toàn diện.
DBS bắt đầu hành trình chuyển đổi bằng việc định hình lại văn hóa tổ chức. Ngân hàng xác định sứ mệnh mới là tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ, đặt trọng tâm vào đổi mới sáng tạo và xây dựng các mối quan hệ vững chắc. Triết lý “live more, bank less” ra đời, khuyến khích nhân viên chủ động thử nghiệm, học hỏi và đặt khách hàng vào trung tâm để tạo ra trải nghiệm ngân hàng nhanh chóng và dễ dàng, đồng hành cùng khách hàng ở mọi nơi thay vì làm gián đoạn cuộc sống của họ.
Mỗi nhân viên DBS không chỉ cung cấp dịch vụ mà còn phải tự mình trải nghiệm để hiểu rõ nhu cầu thực sự của khách hàng. Ngân hàng cũng đưa ra bộ giá trị cốt lõi với ba nguyên tắc chính: tôn trọng khách hàng, đáng tin cậy và đơn giản hóa quy trình.
Để khuyến khích đổi mới liên tục, DBS triển khai hàng loạt sáng kiến giúp nhân viên rèn luyện tư duy khởi nghiệp. Ngân hàng đã thực hiện 16 chương trình đổi mới, cho phép mọi nhân viên tham gia, tạo ra khoảng 1.000 thử nghiệm mỗi năm. Điều này giúp tổ chức duy trì sức sáng tạo mạnh mẽ ngay cả khi đã hoạt động gần nửa thế kỷ.
Bên cạnh đó, DBS áp dụng nguyên tắc 70-20-10, trong đó 70% thời gian dành cho công việc chính, 20% để học hỏi từ đồng nghiệp và 10% để thử nghiệm ý tưởng mới. Nhân viên được khuyến khích phát triển kỹ năng với khoản tài trợ từ 500 – 700 USD cho việc học tập, với điều kiện họ phải chia sẻ lại kiến thức với đồng nghiệp.
Một trong những điểm nghẽn lớn nhất mà DBS nhận diện là tình trạng tổ chức quá nhiều cuộc họp không hiệu quả, gây lãng phí thời gian và nguồn lực. Ngân hàng áp dụng phương pháp Mojo (tạm dịch: hứng khởi), yêu cầu mỗi cuộc họp phải có mục tiêu rõ ràng và đảm bảo tất cả người tham gia đều đóng góp ý kiến. Nhờ đó, DBS tiết kiệm được 500.000 giờ làm việc mỗi năm.
Không chỉ đổi mới nội bộ, DBS còn học hỏi từ các công ty công nghệ hàng đầu thế giới để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Họ áp dụng mã nguồn mở theo mô hình của Google, triển khai điện toán đám mây như Amazon, xây dựng cộng đồng khách hàng tương tác giống Facebook và cá nhân hóa trải nghiệm theo cách mà Netflix đang làm.
Nhờ lấy văn hóa làm nền tảng, DBS đã chuyển mình từ một ngân hàng quan liêu, chậm chạp trở thành ngân hàng số tốt nhất thế giới.
Theo ông Lê Quang Vũ, CEO Blue C, văn hóa số mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Trước hết, nó giúp thống nhất tư duy và nhận thức của toàn tổ chức về vai trò cũng như tầm quan trọng của chuyển đổi số, tạo nền tảng cho sự thay đổi đồng bộ và hiệu quả. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ một cách tối ưu, tránh lãng phí hạ tầng số đã đầu tư, đồng thời ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.
Bên cạnh đó, văn hóa số trao quyền nhiều hơn cho nhân sự, khuyến khích sự chủ động và sáng tạo trong công việc. Việc cá thể hóa công nghệ kết hợp với lắng nghe phản hồi khách hàng giúp nâng cao trải nghiệm, thậm chí mang đến những giá trị vượt mong đợi. Không chỉ tối ưu vận hành, văn hóa số còn thúc đẩy doanh nghiệp liên tục đổi mới, tìm kiếm các nguồn thu mới để bù đắp cho những lĩnh vực kém hiệu quả.
DBS là một ví dụ điển hình về chuyển đổi số thành công bằng văn hóa. Ảnh: K8
Quan trọng hơn, văn hóa số tạo ra một môi trường làm việc đa dạng, hòa hợp, giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài. Đội ngũ nhân sự với tư duy linh hoạt, thành thạo công nghệ sẽ dễ dàng thích nghi với những thay đổi và làm việc hiệu quả từ bất kỳ đâu, mở ra cơ hội phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.
5 đặc tính của văn hóa số Văn hóa số không chỉ là việc ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp mà còn là cách tư duy và vận hành theo những nguyên tắc giúp tổ chức thích nghi với kỷ nguyên số. Năm đặc tính cốt lõi của một doanh nghiệp có văn hóa số mạnh mẽ gồm: lấy khách hàng làm trung tâm, đổi mới, ra quyết định dựa trên dữ liệu, hợp tác và hướng đến phát triển bền vững.
Thứ nhất, lấy khách hàng làm trung tâm là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp tạo ra những trải nghiệm vượt mong đợi. Điều này được thể hiện qua mười hành vi cụ thể như chủ động lắng nghe và phản hồi khách hàng, dự đoán nhu cầu, xây dựng quy trình và chính sách xuất phát từ sự thấu hiểu khách hàng, tôn trọng quyền riêng tư và chia sẻ kiến thức với khách hàng. Nhân viên được khuyến khích gắn bó và lan tỏa những giá trị tích cực, đồng thời có trách nhiệm nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua hành động có hệ thống.
Một ví dụ điển hình là chiếc ghế trống trong các cuộc họp tại Amazon như một biểu tượng cho sự hiện diện của khách hàng trong mọi quyết định kinh doanh.
Uniqlo cũng thể hiện triết lý này qua sáu nguyên tắc dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm, được đúc kết từ chính tên thương hiệu. Một là cam kết mang đến trải nghiệm cá nhân hóa, giúp mỗi khách hàng cảm thấy mình được chào đón (Unique approach). Hai là đảm bảo sản phẩm và dịch vụ phù hợp với tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay thể trạng (Never judge). Ba là nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của khách hàng ngay từ những điểm chạm đầu tiên (Identify). Bốn là phản hồi kịp thời để tạo trải nghiệm mượt mà, liền mạch (Quickly determine). Năm là luôn coi trọng việc lắng nghe ý kiến khách hàng để cải thiện dịch vụ (Listen). Sáu là cam kết mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất (Outstanding customer service).
Những nguyên tắc này không chỉ là tuyên ngôn mà còn được Uniqlo áp dụng vào đào tạo nhân viên, đảm bảo mỗi tương tác với khách hàng đều thể hiện đúng tinh thần thương hiệu.
Uniqlo tuyên bố đặt khách hàng ở vị trí trung tâm
Thứ hai, đổi mới là động lực giúp doanh nghiệp liên tục phát triển và thích nghi. Google nổi tiếng với “nghĩa trang số”. Đây là một nền tảng lưu trữ những dự án thất bại, nêu rõ lý do thất bại và bài học rút ra để khuyến khích tinh thần thử nghiệm, sáng tạo.
MBBank áp dụng tư duy đổi mới khi triển khai dịch vụ mở tài khoản theo số yêu thích. Sáng kiến này không đến từ những lãnh đạo kỳ cựu mà từ một nhân viên trẻ, chứng minh giá trị của góc nhìn mới mẻ trong việc tạo ra sản phẩm đột phá.
FPT cũng khuyến khích văn hóa đổi mới liên tục với chương trình iKhiến. Với tinh thần “chẳng ngại rắc rối, đổi mới không ngừng”, iKhiến tạo ra một sân chơi nơi mọi sáng kiến, dù nhỏ hay lớn, đều được công nhận và có cơ hội triển khai thực tế.
Thứ ba, ra quyết định dựa trên dữ liệu giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất và dự đoán xu hướng. The Weather Company ban đầu chỉ cung cấp dự báo thời tiết cho đài truyền hình và quảng cáo. Sau đó, họ nhận ra dữ liệu này còn hữu ích cho du lịch, bảo hiểm và nhà hàng, giúp các doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động theo thời tiết.
Amazon tin rằng “Chúng ta tin vào Chúa, còn mọi thứ khác phải dựa trên dữ liệu” (In God we trust, all others must bring data), nhấn mạnh vai trò của dữ liệu trong mọi quyết định. Netflix cũng ứng dụng phân tích dữ liệu để cá nhân hóa trải nghiệm và gợi ý nội dung chính xác cho từng khách hàng.
Thứ tư, hợp tác không chỉ diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp mà còn mở rộng với các đối tác bên ngoài để thúc đẩy sáng tạo và phát triển. Apple đã hợp tác với OpenAI để nâng cấp trợ lý ảo Siri, cho phép xử lý các câu hỏi phức tạp hơn nhờ tích hợp ChatGPT.
Cuối cùng, hướng đến phát triển bền vững là đặc tính giúp doanh nghiệp xây dựng một tương lai lâu dài và có trách nhiệm với xã hội. Văn hóa số không chỉ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn mà còn tạo ra những giá trị tích cực về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), góp phần phát triển một hệ sinh thái kinh doanh bền vững.
Chương trình iKhiến của FPT tạo ra một sân chơi nơi mọi sáng kiến, dù nhỏ hay lớn, đều được công nhận và có cơ hội triển khai thực tế.
Để xây dựng một nền văn hóa số vững chắc với năm đặc tính này, ông Vũ cho rằng doanh nghiệp cần một lộ trình chuyển đổi rõ ràng. CEO Blue C gợi ý quy trình ADAM gồm bốn bước.
Trước tiên, doanh nghiệp cần đánh giá hiện trạng, nhận diện những điểm mạnh và hạn chế trong văn hóa tổ chức (Assess).
Tiếp đó, nền tảng văn hóa số được xác định dựa trên các đặc tính cốt lõi, phù hợp với ngành nghề và chiến lược chuyển đổi (Define).
Khi đã có định hướng rõ ràng, tổ chức cần triển khai các hành động cụ thể, từ xây dựng đội ngũ đại sứ văn hóa số đến tổ chức các chương trình đào tạo nhằm thống nhất nhận thức và tư duy (Action).
Quá trình này không dừng lại ở việc khởi xướng mà phải được đo lường định kỳ để đảm bảo hiệu quả, điều chỉnh kịp thời và tạo động lực duy trì văn hóa số trong dài hạn (Measure).
From February 26th to 28th, 2025, FPT School of Business and Technology (FSB), FPT University will host a team of experts from the Accreditation Council for Business Schools and Programs (ACBSP) to conduct a comprehensive evaluation of its Master of Business Administration (MBA) program in Hanoi. The ACBSP accreditation team, consisting of Dr. Arber Reci, Dr. Ismael San Miguel, and Ms. Krystyna Krol, will review the program based on a rigorous assessment process with six key standards.
ACBSP, a US-based international accreditation organization founded in 1988, currently has over 1,116 educational members in 11 regions worldwide, including 55 institutions in Region 10 (South Asia). To achieve this accreditation, an educational institution must strictly adhere to standards related to facilities, faculty, program management, learning outcomes, and student support services.
The accreditation standards include: leadership, strategic planning, students and stakeholders, measurement and analysis of learning outcomes, faculty and staff, and educational organization. These factors not only assess the current quality of the program but also guide sustainable development, ensuring that the MBA program at FSB is comparable to top business schools globally.
The welcoming ceremony, held at FPT University’s Hoa Lac campus on the morning of February 26th, 2025, was attended by numerous university leaders, including Dr. Nguyen Khac Thanh – President of FPT University, Dr. Nguyen Viet Thang – Vice President of FPT University and Dean of FSB, Dr. Tran Quang Huy – Head of Training Department at FSB, Mr. Ha Nguyen – Head of FSB Hanoi Assurance Department, Mr. Le Cong Nghia – Head of Research and Development Department at FSB, Ms. Do Thi Minh Thuy – Head of Quality Assurance Department at FPT Education Organization, and other functional departments.
In his welcoming speech, Dr. Nguyen Khac Thanh emphasized the importance of ACBSP accreditation, considering it a testament to the quality of education and a foundation for the development of liberal education, delivering a breakthrough and meaningful educational experience.
FPT University, having received ACBSP accreditation for its undergraduate business administration program in 2019 with an accreditation period extending to 2029, continuously strives to improve and innovate to ensure the highest quality of education. The university is fully prepared for the upcoming evaluation, aiming to achieve the best possible results in the re-accreditation process.
The standards set by ACBSP not only promote the teaching and learning process but also encourage institutions to develop an internationally standardized educational environment, thereby cultivating outstanding business leaders for the future. FPT University is proud to be a pioneer in applying international education standards to enhance the quality of education and create a distinctive presence in the Vietnamese education market.
Từ các ngày từ 26/2 – 28/2/2025, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Trường Đại học FPT sẽ tiếp đón đoàn chuyên gia đến từ Hội đồng Kiểm định các Trường học và Chương trình đào tạo Kinh doanh (ACBSP) để tiến hành đánh giá toàn diện chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh cơ sở Hà Nội. Đoàn kiểm định ACBSP bao gồm ba thành viên: Dr. Arber Reci, Dr. Ismael San Miguel và Ms. Krystyna Krol sẽ xem xét chương trình dựa trên một quy trình đánh giá khắt khe, với 6 tiêu chuẩn chính.
Lễ đón tiếp đoàn kiểm định ACBSP tại Trường ĐH FPT Hà Nội
ACBSP là tổ chức kiểm định quốc tế có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập từ năm 1988 và hiện có hơn 1.116 thành viên giáo dục tại 11 khu vực trên thế giới, trong đó có 55 trường tại khu vực 10 (Nam Á) đã được kiểm định. Để đạt được chứng nhận này, một cơ sở giáo dục phải đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, quản lý chương trình, chất lượng đầu ra, và dịch vụ hỗ trợ học viên.
Các tiêu chuẩn kiểm định bao gồm: công tác lãnh đạo, hoạch định chiến lược, học viên và các bên liên quan, đo lường và phân tích chuẩn đầu ra, cán bộ và giảng viên, tổ chức đào tạo. Đây là các yếu tố không chỉ đánh giá mức độ chất lượng hiện tại của chương trình mà còn định hướng phát triển bền vững, đảm bảo chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại FSB tương đồng với các trường đại học kinh doanh hàng đầu trên thế giới.
Trong lễ tiếp đón tại trụ sở Trường Đại học FPT Hòa Lạc vào sáng 26/2/2025, sự kiện có sự tham dự của nhiều lãnh đạo nhà trường như TS. Nguyễn Khắc Thành – Hiệu trưởng Trường ĐHFPT, TS. Nguyễn Việt Thắng – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHFPT và Viện trưởng FSB, TS. Trần Quang Huy – Trưởng Ban Đào tạo Viện FSB, Ông Hà Nguyên – Trưởng ban Đảm bảo FSB Hà Nội, Ông Lê Công Nghĩa – Trưởng phòng Ngiên cứu và Phát triển FSB, Bà Đỗ Thị Minh Thuỷ – Trưởng ban đảm bảo chất lượng Tổ chức giáo dục FPT cùng các cán bộ, giảng viên có liên quan.
Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Trường ĐH FPT Hà Nội tiếp đón đoàn chuyên gia từ Hội đồng Kiểm định các Trường và chương trình đào tạo về kinh doanh ACBSP
Trong bài phát biểu chào mừng, TS. Nguyễn Khắc Thành nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm định ACBSP, coi đó là bảo chứng cho chất lượng đào tạo và là nền tảng cho sự phát triển giáo dục khai phóng, mang lại trải nghiệm giáo dục đột phá và ý nghĩa.
Trường Đại học FPT, với việc được ACBSP công nhận cho ngành Quản trị kinh doanh bậc đại học từ năm 2019 và có thời hạn kiểm định tới năm 2029, không ngừng nỗ lực cải tiến và đổi mới để đảm bảo chất lượng đào tạo ở mức xuất sắc nhất, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đánh giá sắp tới, nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình tái kiểm định.
Các tiêu chuẩn mà ACBSP đưa ra không chỉ thúc đẩy quá trình giảng dạy và học tập mà còn khuyến khích các trường phát triển một môi trường giáo dục đạt chuẩn quốc tế, qua đó đào tạo nên những thế hệ lãnh đạo kinh doanh sáng giá cho tương lai. Trường Đại học FPT tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong việc áp dụng các tiêu chuẩn giáo dục quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo và tạo ra sự khác biệt trên thị trường giáo dục Việt Nam.
Trong bối cảnh kinh doanh không ngừng biến đổi, tư duy chiến lược và khả năng lãnh đạo hiệu quả là những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Nhằm mang đến cơ hội học hỏi từ các doanh nhân giàu kinh nghiệm, cập nhật xu hướng quản trị hiện đại và mở rộng kết nối với cộng đồng doanh nghiệp, Viện Quản trị & Công nghệ FSB tổ chức hội thảo với chủ đề “Tư duy Doanh nhân: Lãnh đạo & Quản lý”.
Hội thảo sẽ diễn ra vào lúc 09:00 – 11:30, thứ Tư, ngày 05/3/2025. Chương trình được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại FSB Hà Nội và trực tuyến trên nền tảng Zoom, tạo điều kiện cho các cựu học viên trên toàn quốc cùng tham gia.
Diễn giả của chương trình là ông Đỗ Cao Bảo, Thành viên Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT, một trong 13 nhà sáng lập Tập đoàn FPT. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị doanh nghiệp, ông sẽ chia sẻ những tư duy chiến lược, bài học lãnh đạo và kinh nghiệm thực tiễn nhằm giúp doanh nghiệp thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên số.
Hạn đăng ký tham dự hội thảo: 17:00 ngày 03/3/2025.
Đây là cơ hội để các nhà lãnh đạo, quản lý và cựu học viên FSB nâng cao tư duy lãnh đạo, mở rộng góc nhìn và xây dựng những mối quan hệ giá trị trong một môi trường chuyên nghiệp.