New strategies of South Korean big techs in Vietnam

Vietnam has emerged as a strategic “playground” for major Korean tech giants like SK Group, Samsung, and others.

Prime Minister Pham Minh Chinh meets with Mr. Chey Tae-won, Chairman of SK Group and President of the Korea Chamber of Commerce and Industry (KCCI). Photo: VNA.

The “New Appetite” of South Korean Investors

With FDI totaling $7.06 billion in 2024—a 37.5% increase from the previous year—South Korea was the second-largest investor in Vietnam. Notably, big firms like Samsung and SK Group are changing their approaches and moving into billion-dollar initiatives that emphasize technical advancements and sustainability.

With a $200 billion market valuation, SK Group is stepping up its energy-related collaboration with Vietnam. Chairman Chey Tae-won recently presented plans to construct large-scale LNG power plants, as well as AI data centers, hydrogen energy projects, and small modular nuclear reactors (SMRs) in discussions with Prime Minister Pham Minh Chinh and General Secretary To Lam.

SMR technology is compact, safe, and flexible, expected to provide stable power for industrial zones and urban areas while reducing CO2 emissions.

Beyond energy, SK Group also plans to invest in eco-friendly agriculture and AI-integrated logistics. A notable example is its $3.5 billion investment in biodegradable material production in Vietnam, supporting companies like Vingroup, Masan, and Pharmacity.

Additionally, SK Group aims to strengthen collaboration with Vietnam’s National Innovation Center (NIC) to foster talent training and research in emerging technologies—further emphasizing its shift towards a green and sustainable future.

Previously, Samsung, the largest FDI investor in Vietnam with $23.2 billion, also announced expansion into semiconductors and AI. In 2023, the conglomerate began semiconductor component production in Vietnam, marking a significant step in its global supply chain. By 2024, Samsung Display pledged an additional $1.8 billion investment in its OLED display plant in Bac Ninh, bringing its total investment there to $8.3 billion.

Mr. Choi Joo Ho, CEO of Samsung Vietnam, affirmed in a meeting with Prime Minister Pham Minh Chinh: “Vietnam is an irreplaceable manufacturing and research hub, especially in the context of global supply chain diversification.”

Policy as a Key Driver

The strong presence of South Korean conglomerates like SK Group and Samsung in Vietnam is no coincidence. With a dynamic economy, a young population, and a growing consumer market, Vietnam has become an attractive destination for foreign investors. Moreover, economic reforms, improved governance, and a more investor-friendly environment have solidified business confidence.

The investment “appetite” of South Korean businesses in Vietnam has undergone significant changes.

According to the Ministry of Industry and Trade, bilateral trade between South Korea and Vietnam reached $86.7 billion in 2024, up 9.2% from the previous year. Vietnam is now South Korea’s third-largest trading partner, following China and the United States. The goal of reaching $100 billion in trade by 2025 and $150 billion by 2030 highlights Vietnam’s significance to South Korean investors.

Actually, through funding programs for the semiconductor and artificial intelligence industries, tax breaks, and R&D assistance, Vietnam is actively improving its investment climate. For example, Decree 182/2024 offers companies a 50% grant for research expenses in several fields. Additionally, investors are showing interest in large infrastructure projects, including a national data center, major seaports, and the North-South high-speed train.

Mr. Hong Sun, Honorary Chairman of KOCHAM, stated: “Vietnam’s strategic location, young workforce, and open policies are key factors for South Korea’s growing presence.”

However, despite these positive prospects, South Korean firms remain concerned about complex administrative procedures and power shortages. Chairman Chey Tae-won recently urged the government to expedite project approvals and ensure stable electricity supply for high-tech factories. Furthermore, Vietnam is not the only destination for semiconductor and clean energy projects, as the U.S., Japan, and the EU are also actively competing for FDI in these industries. To maintain its advantage, Vietnam must accelerate institutional reforms and develop a high-quality workforce.

Overall, the shifting investment priorities of South Korean giants reflect a global trend—moving away from low-cost manufacturing towards green technology and sustainable supply chains. With strong commitments from both sides, Vietnam-South Korea cooperation is heading toward the ambitious $150 billion trade target by 2030. However, success will depend on Vietnam’s ability to improve infrastructure, talent development, and regulatory transparency. As Mr. Hong Sun aptly noted: “Reform must never stop; it is the key to retaining top investors like SK and Samsung.”

Source: en.dddn

AI có thể thay thế phần lớn các vị trí trong ngành kế toán

27% các tin tuyển dụng Giám đốc tài chính cần người có kỹ năng công nghệ. AI cũng hứa hẹn có thể thay thế phần lớn các vị trí trong ngành kế toán.

Cisco vừa tung ra một báo cáo mới cho thấy 97% CEO được khảo sát đang có kế hoạch tích hợp AI cho doanh nghiệp của mình. Tương tự, 92% doanh nghiệp được McKinsey khảo sát cũng hé lộ ý định đầu tư nhiều hơn vào AI tạo sinh trong ba năm tới.

Xu hướng này thể hiện mức độ lan tỏa ngày càng tăng của AI. Không nằm ngoài cuộc chơi, mảng tài chính cũng dần ghi nhận sự xuất hiện của công nghệ mới này, khi ngày càng nhiều công ty ưu tiên tuyển dụng các nhân sự tài chính có kỹ năng công nghệ.

Đây là kết luận mà các nhà nghiên cứu thuộc công ty phần mềm Datarails đã đưa ra sau khi phân tích 6.000 tin tuyển dụng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm các vị trí điển hình như giám đốc tài chính (CFO), kiểm soát tài chính, chuyên viên kế hoạch, phân tích tài chính và kế toán trên các trang tuyển dụng như LinkedIn, Glassdoor, Indeed, Job2Careers và ZipRecruiter.

Đặc biệt, trong số 1.000 tin tuyển dụng CFO vào tháng 1/2025, có đến 27% nhắc đến kỹ năng AI trong mô tả công việc. Con số này tăng đáng kể so với 8% cùng kỳ năm ngoái. Chẳng hạn, công ty Peaks Healthcare Consulting yêu cầu ứng viên CFO phải “liên tục học hỏi và tích hợp AI để cải thiện quy trình tài chính và ra quyết định”.

Trong khi đó, trong 1.000 tin tuyển dụng chuyên gia phân tích tài chính, có đến 35% yêu cầu ứng viên có kỹ năng AI, tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ 14% hồi tháng 1/2024.

Xu hướng tìm kiếm CFO có kỹ năng AI không chỉ thể hiện qua các bản tin tuyển dụng, mà còn qua các quyết định tuyển dụng quan trọng của các doanh nghiệp lớn.

Gần đây nhất, Salesforce đã bổ nhiệm bà Robin Washington vào vị trí chủ tịch kiêm giám đốc vận hành và tài chính (COFO), bắt đầu nhận công việc từ ngày 21/3. Bà Robin từng giữ chức phó chủ tịch điều hành và CFO của Gilead Sciences, CFO của Hyperion Solutions và giám đốc kế toán của PeopleSoft. Bà cũng là thành viên hội đồng quản trị của Salesforce từ năm 2013 và giám đốc độc lập từ năm 2022.

Ông Marc Benioff, chủ tịch kiêm CEO Salesforce, cho biết bà Washington là “nhân tố quan trọng” trong chiến lược thúc đẩy nền tảng lao động số của công ty. Ông nhấn mạnh rằng bà Washington đảm nhận vai trò COFO trong bối cảnh các nhân viên AI (AI Agent) đang ngày càng phổ biến và tái định nghĩa lực lượng lao động.

Thoạt đầu, nhiều người sẽ bất ngờ vì sao tài chính lại cần kiến thức công nghệ. Thế nhưng ngoài việc phục vụ quá trình số hóa tổng thể của doanh nghiệp, kiến thức về AI của một CFO cũng có ích cho sự hợp tác trong ban lãnh đạo cấp cao. Thậm chí một số CFO còn được giao nhiệm vụ dẫn dắt sáng kiến AI của công ty, một phần trong trách nhiệm lãnh đạo và quản lý các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Do đó ít nhất CFO giờ đây phải có sự quen thuộc nhất định đối với AI.

Là một xu hướng toàn cầu, do đó việc AI lan sang mảng tài chính không chỉ là câu chuyện của Mỹ, mà nó còn diễn ra tại Việt Nam.

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Shark Tank Forum 2025 ngày 15/1, ông Hoàng Nam Tiến đã đề cập đến AI Agent, một bước tiến vượt bậc so với AI Assistant (trợ lý AI) truyền thống. AI Agent không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà còn là một “đồng nghiệp số” thực thụ, có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể như tư vấn khách hàng, làm báo cáo tài chính, phân tích dữ liệu và ra quyết định mà không cần sự can thiệp của con người.

Đặc biệt, ông dự báo rằng trong vòng 3 năm tới, 80% các vị trí của ngành kế toán sẽ bị thay thế bởi AI. Một nghiên cứu với 37 kế toán viên ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã chỉ ra rằng 33 trong số các công việc của họ có thể được chuyển giao hoàn toàn cho AI.

Với tình hình phát triển ấy, ông Tiến khẳng định doanh nghiệp cần phải chuẩn bị cho cuộc đua AI, còn người lao động cũng phải thay đổi tư duy, không được e dè trước AI, mà phải biết sử dụng AI như một cánh tay nối dài của trí tuệ con người.

Nguồn: DĐDN

FPT/FSB và Shinhan Life ký kết hợp tác chiến lược toàn diện

Vào ngày 19/02/2025, tại trụ sở F-Town 3 của FPT Software ở TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn FPT và Shinhan Life Korea đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược. Sự kiện này là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự phát triển và mở rộng trong mối quan hệ giữa hai bên.

Buổi lễ ký kết có sự tham dự của các lãnh đạo cao cấp, bao gồm Ông Lee Young Jong, Tổng giám đốc Shinhan Life Korea; Ông Bae Seung Jun, Tổng giám đốc Shinhan Life Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT; Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Phát triển Kinh doanh khối Doanh nghiệp FPT; Bà Lương Thị Hồng Anh, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, cùng các đại diện lãnh đạo khác từ cả hai phía.

Trong khuôn khổ hợp tác chiến lược này:

FPT sẽ đảm nhận vai trò chủ chốt trong việc phát triển nguồn lực cho Shinhan Life Việt Nam thông qua việc cung cấp chương trình đào tạo chiến lược về lãnh đạo, quản lý nhân sự và AI, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động.

Cam kết chuyển đổi số toàn diện, bền vững và thông minh. Mở rộng hợp tác với hệ sinh thái toàn cầu.

Hợp tác đa dạng trong hệ sinh thái của FPT, bao gồm công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng kết nối và đào tạo nhân lực về công nghệ, quản lý dự án và kinh doanh số.

Tập trung vào chuyển đổi thông minh, AI và ứng dụng điện toán đám mây.

Với mục tiêu chung là cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và bảo hiểm nhân thọ. Từ năm 2022, FPT và Shinhan Life Việt Nam đã bắt đầu hợp tác, tận dụng và phát huy khả năng của mỗi bên trong các lĩnh vực mà cả hai cùng quan tâm.

Tin FSB

Dấu chân “người khổng lồ”

Câu chuyện về các nhà máy trung hòa carbon của LEGO và Pandora phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong việc trở thành điểm đến hấp dẫn cho nguồn vốn sản xuất bền vững.

Image Description for Calendar

Tháng 9.2021, khi dịch COVID-19 đang hoành hành tại Việt Nam, phó chủ tịch Tập đoàn LEGO Preben Elnef đáp máy bay xuống Hà Nội. Vị lãnh đạo cấp cao của thương hiệu đồ chơi lớn nhất thế giới lãnh nhận một nhiệm vụ quan trọng: dẫn dắt dự án nhà máy trung hòa carbon, trị giá hơn 1 tỷ đô la Mỹ tại Việt Nam, biến nó trở thành biểu tượng mới cho cam kết phát triển bền vững của tập đoàn 102 năm tuổi. Hai tháng sau, khi thủ tướng Việt Nam tuyên bố mục tiêu cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 tại hội nghị COP26, ông Preben nắm bắt ngay cơ hội.

“Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng để thống nhất về tương lai chung. Theo tôi, đó là một tình huống đôi bên cùng có lợi,” ông Preben Elnef kể lại trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Forbes Việt Nam. Kết quả, nhà máy trung hòa carbon tại Việt Nam được ra đời với thời gian nhanh kỷ lục, là hình mẫu đầu tiên để LEGO xây mới một chuỗi các nhà máy trung hòa carbon khác trên thế giới.

Ông Preben Elnef, phó chủ tịch Tập đoàn LEGO

Kế bước LEGO, đơn vị đồng hương Pandora – thương hiệu trang sức lớn nhất thế giới về doanh thu cũng gia nhập làn sóng đầu tư xanh vào Việt Nam bằng cách công bố xây dựng nhà máy trung hòa carbon, nằm cùng khu công nghiệp VSIP III, tỉnh Bình Dương.

Với nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đang đối mặt với nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng bền vững và xanh hơn. Trong quá trình này, các công ty nước ngoài đóng vai trò dẫn đầu nhờ vào kinh nghiệm và nguồn lực. Đặc biệt, hai tập đoàn Đan Mạch – LEGO và Pandora – đã đi đầu trong việc thiết lập các nhà máy đạt tiêu chuẩn xanh cao, khẳng định cam kết của họ với sản xuất bền vững. Những bước đi này không chỉ đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn mà còn phản ánh mục tiêu Chính phủ Việt Nam đang hướng đến: xây dựng đất nước trở thành điểm đến lý tưởng cho nguồn vốn xanh.

Nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO đặt tại Bình Dương có diện tích 15 héc ta, tuyển dụng 4.000 lao động địa phương, là trung tâm sản xuất cung ứng cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương, theo ông Preben. Với tuyên bố đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không (net zero) trước năm 2050, nhà máy này đóng một phần quan trọng trong chuỗi sản xuất bền vững định vị giá trị xuyên suốt của thương hiệu. Ông Preben Elnef nói: “LEGO truyền cảm hứng cho những nhà sáng tạo thế giới trong tương lai, vì thế chúng tôi không thể là doanh nghiệp gây ra tổn thương cho thế giới được.”

Kể từ năm 2019, thương hiệu đồ chơi này đã đẩy mạnh việc xanh hóa sản xuất và chuỗi cung ứng. Điểm sáng là xây mới một chuỗi các nhà máy trung hòa carbon với hình mẫu đầu tiên đặt tại khu công nghiệp VSIP III, tỉnh Bình Dương, khởi công tháng 11.2022. Dự án làm kinh ngạc giới đầu tư nước ngoài khi được khởi công chỉ sau 12 tháng kể từ khi bắt tay vào xin cấp phép và hoàn tất phần lớn công việc chỉ trên dưới ba năm. Vị tổng công trình sư nhã nhặn xua tay khi được hỏi về kỳ tích này: “Các bạn có lý do khi nói LEGO đã phá vỡ mọi kỷ lục tại Việt Nam, nhưng tôi cho rằng chúng tôi không phải là ngoại lệ gì. LEGO chỉ đơn giản là sẵn sàng hỏi và Chính phủ Việt Nam sẵn sàng lắng nghe,” ông Preben nói.

Cả ông và các đối tác trong nước đều hiểu rằng việc tạo điều kiện cho mô hình sản xuất bền vững không chỉ là yêu cầu bắt buộc để đáp ứng thị trường quốc tế mà còn là cơ hội để nâng cao vị thế và giá trị của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính vì thế trong suốt dự án, LEGO đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ban ngành từ trung ương đến địa phương. Đáng chú ý nhất đó là chuyện giải quyết một trong các yêu cầu then chốt từ phía LEGO: nguồn cung năng lượng sạch và ổn định.

Theo LEGO, hệ thống điện mặt trời áp mái tại nhà máy chỉ có công suất đỉnh 7MW. Tuy nhiên, nhờ sự hậu thuẫn của tỉnh Bình Dương, khu công nghiệp VSIP và LEGO thương thảo, ký cam kết để bổ sung thêm 50MW bằng cách xây trang trại điện mặt trời nằm ngay cạnh khuôn viên nhà máy. Qua cam kết chưa từng có tiền lệ này, tổng công suất điện mặt trời cung cấp cho riêng LEGO sẽ lên đến 57MW khi trang trại đi vào hoạt động tháng 4.2025.

Trong câu chuyện về nguồn điện, trước đó, nhiều nguồn tin trong nước nói rằng nhà máy LEGO sẽ chỉ dùng năng lượng mặt trời, nhưng ông Preben cho biết thực tế không hoàn toàn như vậy. “Vì nhà máy của chúng tôi hoạt động suốt ngày đêm với yêu cầu chuẩn hóa cao, nên chúng tôi cần nguồn cung điện ổn định,” Preben nói.

Không thể không nhắc đến vai trò của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) khi cho LEGO đấu nối trực tiếp hệ thống điện nhà máy với lưới 110kV trong khoảng thời gian mà ông Preben gọi là “ngắn kỷ lục.” Ông cũng nói về chuyện lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy cử một phái đoàn riêng từ Hà Nội vào trực tiếp kiểm tra, phê duyệt nhanh cho dự án.

Preben đánh giá, trong hai năm qua, Bình Dương đã nỗ lực cải tạo, mở rộng các con đường “vốn rất cũ, nhỏ hẹp” kết nối từ Thủ Dầu Một, thành phố mới Bình Dương đến khu công nghiệp VSIP III, nơi LEGO đặt nhà máy. Tỉnh Bình Dương còn đồng hành với LEGO để giải quyết các vấn đề về sản xuất bền vững khác như xử lý rác, chất thải, giảm khí thải và sử dụng nước hiệu quả… Nhắc đến các đối tác Chính phủ Việt Nam, ông Preben chắp tay cảm thán: “Chúng tôi rất biết ơn và phải nói rằng những thủ tục mà LEGO trải qua là rất nhanh chóng, nếu so với những gì tôi nghe từ các đồng nghiệp nước ngoài khác.”

Ông Preben Elnef không quá lời. Trang trại điện mặt trời 50MW hiện nằm trên phần đất trống còn lại của dự án, rộng chừng 30 héc ta. Trong tương lai, nhà máy sẽ xem xét khả năng mở rộng trên phần đất này và đưa các panel lên trên mái các công trình mới. Đây là một điển hình về sự linh hoạt trong cơ chế chính sách của địa phương dành cho LEGO, điều mà tập đoàn chuyên về vật liệu bán dẫn và thiết bị in ấn Kyocera, phải ao ước. Doanh nghiệp này đã đầu tư gần một tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam trong hơn 10 năm qua và từng bày tỏ mong muốn được lắp đặt tạm các panel năng lượng mặt trời ở phần đất trống của dự án tại Hưng Yên, nhưng không được chấp thuận. Nghe câu chuyện của LEGO, ông Yukio Fujihara, tổng giám đốc nhà máy Kyocera Việt Nam, nói đùa với Forbes Việt Nam: “Có khi tôi phải khăn gói vào Bình Dương hỏi thử kinh nghiệm xem sao.”

Câu chuyện xây dựng nhà máy bền vững của LEGO tại Bình Dương là một trải nghiệm đặc biệt của ông Preben. Ít ai biết rằng vị phó chủ tịch 54 tuổi này không có chuyên môn gì trong ngành đồ chơi, mà xuất thân từ vai trò một nhà quản lý đầu tư. Sau đó, ông tích lũy kinh nghiệm quản lý vận hành hệ thống tàu điện ngầm ở Copenhagen, Đan Mạch.

“Khi đã có kinh nghiệm, tôi hiểu rằng khâu triển khai vốn đầu tư và vận hành tưởng như tách biệt nhưng thực chất liên kết với nhau rất mạnh, rất cần sự đồng bộ. Nếu tính toán quá hẹp, quá tiết kiệm trong đầu tư ban đầu, bạn sẽ gây ra nhiều vấn đề cho người vận hành sau này,” ông Preben chia sẻ.

Nhờ tầm nhìn tổng thể của Preben, LEGO đã đưa vấn đề trang trại điện mặt trời vào ngay từ khâu xin cấp phép dự án, dọn đường cho các bước triển khai về sau. Ngược lại, dự án của Kyocera Hưng Yên ban đầu không tính đến nội dung này, nên về sau phải xin bổ sung giấy phép, dẫn đến quy trình khó khăn và phức tạp hơn.

Không chỉ dừng lại ở nguồn phát, ông Preben quyết định đầu tư lớn, triển khai đồng bộ các giải pháp lưu trữ điện đắt đỏ. “Tôi đã thảo luận với CEO của Intel Việt Nam, học được bài học đắt giá khi công suất điện sụt giảm ảnh hưởng tới sản xuất bán dẫn như thế nào. Những máy ép phun chính xác của chúng tôi cũng không thể chịu được các sự cố tương tự,” ông Preben chia sẻ cách LEGO triển khai các giải pháp mang tính quyết định.

Bình luận thêm về lý do chọn Việt Nam làm điểm khởi đầu, Preben Elnef cho biết ở Đông Nam Á, dân số trẻ đang gia tăng và doanh số của họ cũng đang tăng theo. LEGO tin rằng các nhà máy nên nằm gần với thị trường, giảm thiểu chuỗi cung ứng, nâng cao tính bền vững và giảm dấu chân carbon.

Từ cách nghĩ đó, ông Preben đã nhắm tới Việt Nam như một yếu tố “địa lợi” khá lâu, trước khi yếu tố “thiên thời” – tức cam kết trung hòa carbon của Thủ tướng Phạm Minh Chính, xuất hiện. Bên cạnh nhà máy Bình Dương, dự án LEGO còn có một trung tâm phân phối tại tỉnh Đồng Nai, hiện đang trong quá trình xây dựng. 100% hàng hóa sản xuất tại Bình Dương sẽ đến trung tâm phân phối này và tỏa đi các quốc gia ở Đông Nam Á, Úc và New Zealand.

Rời Việt Nam sau ba năm làm việc, Preben Elnef dành nhiều thời gian nói lời cảm ơn những doanh nghiệp mà ông từng tham vấn. Trong số đó có Pandora, hãng trang sức lớn nhất thế giới về doanh số. Tháng 5.2024, Pandora nương theo đồng hương LEGO vào Việt Nam và khởi công nhà máy trung hòa carbon thứ tư của tập đoàn tại khu công nghiệp VSIP III, sau khi khảo sát 27 địa điểm khác nhau trên thế giới. Khác với LEGO, cả bốn nhà máy của Pandora cho đến nay đều là nhà máy trung hòa carbon. Các nhà máy còn lại hiện đều nằm ở Thái Lan, với sản lượng khoảng 100-120 triệu chi tiết trang sức/năm.

Phối cảnh nhà máy Pandora Production Việt Nam tại KCN VSIP III (Bình Dương)

Thương hiệu sử dụng 100% bạc tái chế từ năm 2023, dự kiến hoàn thành mục tiêu dùng 100% vàng tái chế cuối năm 2024. Giám đốc chuỗi cung ứng toàn cầu của Pandora, ông Jeerasage Puranasamriddhi cho biết nhà máy sẽ không nhập khẩu vàng nguyên liệu mà chỉ sử dụng nước xi vàng để mạ lên trang sức. Bạc nguyên liệu sẽ được nhập khẩu qua cơ chế “doanh nghiệp chế xuất,” cho phép tự do thương mại trong khu vực chuỗi cung ứng. Nghĩa là 100% sản phẩm sản xuất tại Việt Nam sẽ xuất khẩu.

Theo Pandora, các sản phẩm từ nhà máy Bình Dương sẽ được xuất chủ yếu sang thị trường Mỹ (chiếm 30% tổng doanh thu), Anh (14%), Ý (10%), Đức (5%), phân phối chủ yếu thông qua chuỗi cửa hàng do Pandora sở hữu trực tiếp. Với tổng mức đầu tư 150 triệu đô la Mỹ, nhà máy Pandora ở Bình Dương là bước tăng trưởng quy mô quan trọng đối với thương hiệu trang sức. Dự kiến đi vào hoạt động năm 2026, nhà máy này sẽ tuyển dụng tối đa 7.000 nhân công, mục tiêu cung cấp thêm 60 triệu chi tiết trang sức, chiếm trên 30% tổng sản lượng.

Đây cũng sẽ là địa điểm nghiên cứu và triển khai các dự án kim cương nhân tạo của Pandora. “Pandora muốn “bình dân hóa kim cương” vì kim cương nhân tạo giá chỉ bằng một phần ba nhưng chất lượng tương đương kim cương tự nhiên. Hơn nữa, kim cương nhân tạo còn phù hợp với định hướng bền vững, giúp giảm 95% lượng khí thải carbon so với kim cương khai thác mỏ,” Jeerasage cho biết. So với LEGO, Pandora thậm chí nhỉnh hơn về kinh nghiệm triển khai sản xuất xanh và còn cam kết về đích trung hòa carbon sớm hơn LEGO 10 năm.

Hiện tại, Pandora vẫn đang tìm hướng giải quyết vấn đề nguồn điện ổn định. Hoạt động sản xuất tại nhà máy sẽ đi theo hướng tự động hóa cao, liên tục cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên, nguồn điện mặt trời áp mái tại nhà máy dự kiến sẽ chỉ đáp ứng 10% nhu cầu. Trong khi đó, quy mô và nguồn lực của Pandora không cho phép nhà máy đầu tư lớn vào lưu trữ điện, hay có trang trại điện mặt trời của riêng mình.

Ông Jeerasage Puranasamriddhi, giám đốc chuỗi cung ứng toàn cầu Pandora

“Chúng tôi đang làm việc cùng Chính phủ Việt Nam để tạo điều kiện cho Pandora tiếp cận các giải pháp điện tái tạo khác,” ông Jeerasage cho biết. Một trong những ý tưởng được phía tập đoàn đưa ra là mô phỏng mô hình thành công ở Thái Lan. Tại đây, Pandora đã đàm phán thành công hợp tác với Chính phủ Thái để mua điện sinh khối (biomass energy) từ đối tác ở gần đó, trở thành công ty đầu tiên tại Đông Nam Á áp dụng giải pháp này.

Tập đoàn LEGO và ông Preben Elnef cũng đã hỗ trợ Pandora trong suốt quá trình làm việc cùng chính quyền sở tại về cải cách và hỗ trợ đầu tư. Tuy nhiên, ông Preben cũng hiểu sẽ khó có khả năng Pandora có thể lặp lại các kỷ lục mà chính ông đã tạo ra. Thủ lĩnh của chuỗi nhà máy xanh ở LEGO tỏ vẻ đồng cảm: “Tôi hi vọng họ sớm có thể hoàn tất dự án và đi vào sản xuất tại Việt Nam, cho dù có chậm hơn chúng tôi chút ít.”

Nguồn: ForbesVN

Vietnam, FAO join hands to boost South-South cooperation on agriculture

United Nations Food and Agriculture Organisation (FAO) Director-General Qu Dongyu’s working trip to Vietnam from February 5-8 aims to promote bilateral cooperation in the fields of agriculture, food security, environmental protection, and rural development amid complicated and unpredictable global developments.

At the meeting between Minister of Agriculture and Rural Development Le Minh Hoan and visiting FAO Director-General Qu Dongyu. (Photo: VNA)

The Vietnamese Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) and the United Nations Food and Agriculture Organisation (FAO) on February 6 signed a Memorandum of Understanding (MoU) on South-South and triangular cooperation on agriculture.

The MoU was inked at the meeting between Minister of Agriculture and Rural Development Le Minh Hoan and visiting FAO Director-General Qu Dongyu in Hanoi on February 6.

Qu’s working trip from February 5-8 aims to promote bilateral cooperation in the fields of agriculture, food security, environmental protection, and rural development amid complicated and unpredictable global developments. These include emerging trends such as trade protectionism, green transition, digital transformation, and non-traditional security challenges, with the agricultural sector expected to be the first to feel the impacts.

Hoan affirmed that FAO is a key partner among the UN’s technical cooperation agencies and international organisations for Vietnam’s agriculture and rural sector.

The Government and farmers of Vietnam highly appreciate FAO’s effective support over the past 45 years through more than 400 projects on sustainable agricultural, forestry, and fishery development. This support has included technical assistance, financial aid, and human resources training for the country’s agricultural sector, contributing to the stabilisation of people’s livelihoods and the promotion of socio-economic development.

Throughout the development process of the agricultural sector, there has been a positive contribution from international partners, including FAO, which have played a key role in supporting Vietnam in achieving its Sustainable Development Goals (SDGs), Hoan stressed.

The minister also expressed his gratitude to the FAO Director-General and the FAO Vietnam Office for their support and coordination in mobilising urgent resources to assist people in recovering after Typhoon Yagi and its circulation hit Vietnam in September 2024 .

Qu appreciated Vietnam’s extensive cooperation in FAO-led projects, not only in the region but also globally. He emphasised that a shift in mindset is the key factor for achieving breakthrough changes in Vietnam’s agricultural sector, and the country needs to focus on the synchronous development of various goods sectors and gradually build a green agricultural economy, which will help enhance its position on the global agricultural map.

Hoan proposed FAO assist Vietnam in developing specific cooperation projects and programmes to mobilise funding from donors and climate finance funds for such areas as rice cultivation, sustainable aquaculture, livestock, forestry, efficient resource use, and biodiversity conservation.

The nation also hopes to receive the organisation’s assistance in implementing the Action Plan for transforming the food system towards transparency, responsibility, and sustainability, he stated, calling for promoting the private sector’s participation in investing in and developing low-emission, ecological agriculture.

Vietnam is ready to share its experiences and collaborate with other countries in agricultural and rural development through South-South cooperation programmes and trilateral partnerships with the support of bilateral and multilateral international partners, the minister stressed.

Proposing FAO act as a bridge to mobilise funding so that Vietnamese agricultural experts can guide, create demonstration models, and share experiences with African countries through South-South cooperation, Hoan affirmed that Vietnam is also willing to establish a South-South Cooperation Centre for the Asia-Pacific region.

For his part, the FAO Director-General said that the organisation is ready to support Vietnam in deeper involvement in South-South cooperation, as this will not only benefit Vietnam but also countries in the Southern Hemisphere.

Source: en.vietnamplus