FSB ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Western Pacific

Ngày 5/2/2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Tập đoàn Western Pacific chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Viện Quản trị & Công nghệ FSB tại Khách sạn Pan Pacific, 1 Đường Thanh Niên, Hà Nội.

Western Pacific – đơn vị tiên phong phát triển Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics (LIC), không ngừng khẳng định vị thế với chiến lược đầu tư bền vững. Định hướng của tập đoàn là trở thành nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực này tại Việt Nam, thúc đẩy hệ sinh thái logistics hiện đại, hiệu quả.

Nhận thức rõ vai trò của nguồn nhân lực trong sự phát triển bền vững, Western Pacific luôn chú trọng xây dựng đội ngũ chuyên môn cao. Với thỏa thuận hợp tác lần này, Western Pacific & FSB – FPT sẽ cùng triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng thế hệ nhân sự vững vàng, sẵn sàng đón đầu những thử thách và cơ hội trong tương lai.

Ông Trần Anh Vương – đại diện Western Pacific và Ông Nguyễn Việt Thắng – đại diện FSB/FPT tiến hành ký kết MOU

Tại sự kiện, ông Trần Anh Vương – đại diện Western Pacific và ông Nguyễn Việt Thắng – đại diện FSB/FPT đã chính thức thực hiện nghi thức ký kết MOU, dưới sự chứng kiến của các lãnh đạo hai bên.

Đại diện lãnh đạo hai bên chứng kiến nghi thức ký kết MOU

Hợp tác này không chỉ là bước tiến mới trong lĩnh vực đào tạo, mà còn mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho cả hai đơn vị. Dù chặng đường phía trước có thử thách, Western Pacific & FSB – FPT cam kết biến mọi khó khăn thành động lực để vươn xa, phát triển bền vững!

Tin FSB

Viện FSB đào tạo thạc sĩ bằng công nghệ thực tế ảo

Viện Quản trị & Công nghệ FSB (trường ĐH FPT) đưa công nghệ thực tế (VR) vào chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA).

Theo đó, thay vì chỉ lắng nghe bài giảng hay tham gia bài tập nhóm truyền thống, học viên tại đây “sống” trong những tình huống thực tế, qua đó, có thể nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết.

>> Chi tiết: https://vnexpress.net/vien-fsb-dao-tao-thac-si-bang-cong-nghe-thuc-te-ao-4842850.html

Bàn tròn đầu tư 2025

Năm 2025, kênh đầu tư nào có thể mang lại hiệu quả? Môi trường đầu tư sẽ chịu rủi ro và tác động mạnh từ những yếu tố nào? Cùng lắng nghe các phân tích của chuyên gia về chiến lược đầu tư phù hợp trong năm mới.

Năm 2024 thị trường Việt Nam chứng kiến sự phân hóa mạnh mẽ giữa các kênh đầu tư: giá vàng tăng ấn tượng gần 40%; các chứng chỉ quỹ mang lại hiệu suất đầu tư tương đối khả quan, trong khi thị trường chứng khoán đối mặt nhiều khó khăn, đặc biệt do áp lực từ khối ngoại bán ròng trong trung hạn. Phân tích của các chuyên gia dựa trên ba câu hỏi chính: Những rủi ro lớn nào mà nhà đầu tư cá nhân cần lưu ý trong năm 2025, cơ hội đầu tư nổi bật trong bối cảnh thị trường hiện nay và chiến lược nào để tối ưu hóa danh mục đầu tư?

Chứng chỉ quỹ là một kênh đáng cân nhắc

Từ góc nhìn vĩ mô, chúng ta cần xem xét tình hình toàn cầu trước. Các yếu tố như lạm phát và chính sách tiền tệ ở Mỹ sẽ có ảnh hưởng lớn. Dự báo lạm phát Mỹ sẽ giảm xuống khoảng 2,5%, nhưng nền kinh tế vẫn duy trì sức mạnh ổn định, vì vậy khả năng giảm lãi suất sâu rất khó. Lãi suất có thể vẫn duy trì ở mức từ 3,5-4%, mức này phù hợp với nền kinh tế Mỹ nhưng lại khá cao đối với các thị trường mới nổi như Việt Nam.

Trong năm qua, Việt Nam đã giảm lãi suất nhiều, mức chênh lệch với lãi suất đô la Mỹ hiện không còn lớn. Năm tới, Việt Nam khó có thể giảm lãi suất thêm nữa. Do đó, chính sách tiền tệ trong nước sẽ không còn tích cực như năm nay, trong khi chính sách của Mỹ được dự báo sẽ có sự cải thiện hơn.

Về chính sách thương mại, một rủi ro vĩ mô mà chúng ta cần quan tâm và theo dõi sát sao là trong nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Donald Trump, những thay đổi về thuế quan giống như năm 2018 có thể tái diễn và gây ra bất ổn lớn trên toàn cầu.

Vì thế, danh mục của các nhà đầu tư cá nhân sẽ cần phải được điều chỉnh cẩn thận. Vàng đã tăng mạnh trong thời gian qua nên tôi nghĩ ở giai đoạn tới, đà tăng này sẽ khó duy trì. Bất động sản hiện tại cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, vì giá bất động sản so với thu nhập bình quân đang quá cao. Tiền gửi ngân hàng hiện có lãi suất thấp. Cần cẩn trọng khi đầu tư vào trái phiếu, vì lợi nhuận chỉ ở mức 10-12%, trong khi rủi ro mất vốn rất cao. Vậy nên, dù không tăng mạnh nhưng chứng khoán vẫn hứa hẹn có cơ hội hợp lý nếu chọn đúng doanh nghiệp có tiềm năng.

Nhìn chung, thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm tới sẽ khó có sự bứt phá lớn. Tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp trong khoảng 5-10% sẽ là kịch bản tốt nhất. Đây không phải là giai đoạn dễ dàng đạt được lợi nhuận cao, bởi có yếu tố rủi ro đến từ các chính sách thương mại toàn cầu, đặc biệt khi Mỹ có khả năng áp thuế bất ngờ lên các quốc gia khác. Bên cạnh đó, sự phục hồi của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn chậm. Các chính sách tài khóa có mở rộng nhưng chưa mang lại hiệu quả rõ rệt ngay lập tức. Vì thế, thị trường chứng khoán trong năm 2025 có thể sẽ trầm lắng tương tự như phần lớn thời gian của năm 2024.

Chứng chỉ quỹ là một kênh đáng để các nhà đầu tư cân nhắc với mức lợi nhuận từ 10-15% mỗi năm, cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Tôi ủng hộ việc đầu tư thông qua các công ty quản lý quỹ uy tín, có lịch sử lâu dài và có kết quả hoạt động thường xuyên nằm trong tốp đầu. Họ có đội ngũ chuyên nghiệp để đánh giá rủi ro.

Giai đoạn này, tâm lý trên thị trường là chán nản, không phải sợ hãi. Khi chán nản kéo dài, nhiều người có thể rời bỏ thị trường. Đây là giai đoạn tích lũy và cần kiên nhẫn chờ cơ hội lớn hơn. Nếu không tự tin đầu tư, nên chọn chứng chỉ quỹ hoặc ETF của các công ty uy tín trong tốp đầu để đảm bảo an toàn vốn. Thị trường sẽ không dễ dàng, nhưng những ai biết chờ đợi và chuẩn bị sẵn sàng sẽ hưởng lợi lớn khi chu kỳ bùng nổ quay trở lại vào năm 2027-2028.

Ngoài các kênh đầu tư chính thống, tiền kỹ thuật số vẫn là một kênh đầu tư đầy rủi ro nhưng được nhiều người quan tâm. Vốn hóa của thị trường này khá lớn, khoảng 2.000 tỉ đô la Mỹ, tương đương với vốn hóa các công ty lớn nhất tại Mỹ. Sự tham gia của các quỹ ETF đã giúp tiền số trở thành một kênh đầu tư chính thống hơn. Tuy nhiên, hiện tại định giá tiền số đang ở mức cao, tôi cảnh báo các nhà đầu tư cần hết sức thận trọng với khả năng mất vốn trong lĩnh vực này.

Ưu tiên của chúng tôi là những công ty hưởng lợi từ dòng tiền đô la Mỹ

Tôi cho rằng rủi ro lớn nhất đối với nhà đầu tư cá nhân trong năm 2025 là sự biến động của tỉ giá đô la Mỹ và chính sách vĩ mô của các quốc gia lớn. Yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường Việt Nam, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng, động lực tăng trưởng và mức độ ổn định của đầu tư. Những yếu tố này liên quan mật thiết đến lạm phát, lãi suất và tỉ giá.

Tại VinaCapital, chúng tôi nhận thấy mối tương quan nghịch giữa chỉ số DXY (thước đo sức mạnh đồng đô la Mỹ so với các đồng tiền khác) và định giá cổ phiếu. Đồng đô la mạnh lên ngay lập tức làm giảm định giá thị trường chứng khoán Việt Nam, tạo ra tác động tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về dài hạn, định giá thị trường sẽ phụ thuộc vào tăng trưởng. Đáng lưu ý, thị trường chứng khoán Việt Nam nhạy cảm hơn so với các thị trường mới nổi khác khi đồng đô la biến động.

Một phần lý do là cấu trúc thị trường Việt Nam, nơi nhà đầu tư cá nhân chiếm tỉ trọng lớn. Tâm lý của họ dễ bị ảnh hưởng bởi những nỗi sợ trong quá khứ, chưa hoàn toàn yên tâm với chính sách điều hành vĩ mô. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng gây ra do tâm lý nhiều hơn từ những bằng chứng, dữ liệu về kinh tế học.

Về cơ hội, định giá thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại rất rẻ, thấp hơn 10 năm trước, ở mốc thấp nhất trong một thập niên qua, một phần do dòng vốn bị hút sang các thị trường phát triển hơn, dù nền kinh tế đã tăng trưởng đáng kể. Nhưng với định giá thấp, kết hợp với kỳ vọng nâng hạng và tăng trưởng lợi nhuận, chúng tôi tin rằng dòng tiền sẽ quay trở lại. VinaCapital cho rằng thị trường chứng khoán sẽ đạt mức tăng trưởng từ 20-25% trong năm tới.

Việc ông Trump quay trở lại ghế tổng thống Mỹ cũng thu hút sự chú ý, nhưng tôi nghĩ rằng điều này sẽ không gây ra tác động tiêu cực lớn đến Việt Nam, chí ít là không tệ như nhiều người phỏng đoán. Ông Trump có tư duy của một thương gia nhạy bén, sẽ hiểu rõ chi phí và rủi ro liên quan từ những chính sách của mình.

VinaCapital tin rằng Mỹ sẽ có xu hướng giữ chính sách thân thiện với Việt Nam để duy trì nguồn hàng giá rẻ, nhất là khi họ thắt chặt với các quốc gia khác. Ngoài ra, các nhân vật mà ông Trump bổ nhiệm vào nội các gần đây đều không phải là những người ủng hộ chính sách thuế cao. Điều đó cho thấy khả năng Mỹ áp dụng các biện pháp cực đoan với Việt Nam là rất thấp. Thị trường hiện đang quá bi quan và chúng tôi nhìn nhận đây là cơ hội mua vào mỗi khi có bán tháo.

Chúng tôi sẽ tập trung vào các doanh nghiệp có sức chống chịu cao trong môi trường vĩ mô bất định. Ưu tiên của chúng tôi là những công ty hưởng lợi từ dòng tiền đô la Mỹ, như FPT (xuất khẩu phần mềm), các công ty cảng biển hoặc doanh nghiệp xuất khẩu khác. Đồng thời, chúng tôi cũng giữ một tỉ trọng phòng thủ nhất định vì dự báo năm 2025 sẽ có nhiều biến động.

Nếu là nhà đầu tư không chuyên, tôi khuyên nhà đầu tư cá nhân nên tham gia thị trường thông qua các quỹ đầu tư. Chỉ nên đầu tư cổ phiếu nếu bạn có tầm nhìn ít nhất hai năm vì tính biến động của thị trường rất lớn. Nên chọn quỹ có hiệu quả ổn định qua nhiều chu kỳ kinh tế, tránh bị cuốn theo các xu hướng ngắn hạn.

Trong vài năm gần đây, chúng tôi thấy nhà đầu tư cá nhân ngày càng quan tâm đến việc quản lý tài chính cá nhân. Họ đầu tư qua các kênh quỹ mở, đặc biệt là qua các nền tảng kỹ thuật số. Tài sản quản lý của chúng tôi qua các kênh này đã tăng 91% trong 10 tháng đầu năm. Đặc biệt, những ngày thị trường giảm điểm, tôi nhận thấy lượng khách hàng mua chứng chỉ quỹ tăng vọt, chứng tỏ các nhà đầu tư cá nhân ngày càng có cách nhìn nhận nghiêm túc hơn về quản trị kỳ vọng và rủi ro.

Cổ phiếu là kênh có tiềm năng tăng trưởng tốt nhất

Rủi ro lớn nhất của năm 2025 có thể đến từ những thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính toàn cầu và chính sách kinh tế trong nước. Một trong những thay đổi gây ảnh hưởng mạnh nhất là tác động từ thị trường quốc tế, đặc biệt là khối ngoại bán ròng và ảnh hưởng từ tỉ giá, lãi suất. Ngoài ra, việc thị trường nội địa chưa có những chuyển biến mạnh mẽ về đầu tư công cũng tạo áp lực nhất định.

Nếu chỉ nhìn ngắn hạn, có thể thấy chính sách tiền tệ và tài khóa dường như đã cạn dư địa. Về chính sách tiền tệ, khả năng hạ lãi suất thêm là rất hạn chế. Về chính sách tài khóa, đầu tư công dù được đẩy mạnh nhưng tiến độ triển khai vẫn gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, tôi tin rằng những cải cách như tinh gọn bộ máy, giảm chi thường xuyên và tăng chi cho đầu tư công sẽ tạo nên sức bật đáng kể trong năm 2025.

Đầu tư luôn đi kèm rủi ro, đó là điều tất yếu. Thay vì tìm kiếm rủi ro chung chung, các nhà đầu tư có thể đi sâu hơn vào từng kênh đầu tư và tìm ra những điểm cần lưu ý. Ví dụ như với chứng khoán, bạn cần tập trung vào lợi nhuận doanh nghiệp và áp lực từ khối ngoại bán ròng. Với vàng, cần lưu ý về các yếu tố ảnh hưởng như tỉ giá hay lạm phát.

Nếu nhìn vào thị trường đầu tư tại Việt Nam, các kênh đầu tư chính thống vẫn bao gồm cổ phiếu, vàng, trái phiếu và tiền gửi. Trong đó, cổ phiếu được đánh giá là kênh có tiềm năng tăng trưởng tốt nhất, mặc dù vẫn chịu áp lực từ các nhà đầu tư nước ngoài thoát khỏi thị trường.

Tiền gửi sẽ là lựa chọn ưu tiên cho những nhà đầu tư thận trọng, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất cao, giúp bảo toàn vốn trong thời gian ngắn. Về trái phiếu, tôi không khuyến nghị đầu tư vào loại tài sản này trong năm 2025, vì lãi suất cao sẽ làm giảm sức hấp dẫn của chúng. Cuối cùng, vàng là tài sản phòng thủ, phù hợp trong thời kỳ bất ổn, nhưng khi thị trường dần ổn định, tôi nghĩ vai trò của vàng sẽ giảm đi.

Tôi muốn nhấn mạnh hai tư duy quan trọng trong việc quản lý đầu tư:

Tư duy đầu tư theo danh mục: Nhà đầu tư cần phân chia danh mục đầu tư thành các nhóm chính, dựa theo những đặc điểm riêng về tính thanh khoản, về mức độ rủi ro và khả năng nắm bắt cơ hội linh hoạt. Tôi lấy ví dụ như danh mục của bạn được chia thành các nhóm chính: bất động sản, nhóm tiền gửi và tài sản tài chính. Các loại tài sản đầu tư này sẽ bổ khuyết cho nhau: bất động sản là kênh hấp dẫn nhưng thanh khoản kém, khiến việc rút vốn trở nên khó khăn khi cần thiết. Ngược lại, tài sản tài chính như cổ phiếu, vàng và tiền gửi lại linh hoạt hơn, giúp nhà đầu tư có thể phản ứng nhanh chóng với biến động của thị trường và quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

Tư duy phân bổ tài sản linh hoạt: Tỉ trọng phân bổ các loại tài sản trong danh mục cần thay đổi tùy theo diễn biến của thị trường. Ví dụ, một danh mục sản phẩm đầu tư tài chính cân bằng với 60% cổ phiếu và 40% tiền gửi sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro trong những giai đoạn thị trường biến động mạnh, nhờ vào sự linh hoạt của tiền gửi và khả năng thu lợi từ sự phục hồi của cổ phiếu.

Cuối cùng, quản trị rủi ro là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chiến lược đầu tư. Nhà đầu tư cần thiết lập hạn mức rủi ro cho từng loại tài sản và giám sát định kỳ. Ví dụ, nếu giá cổ phiếu giảm, bạn vẫn có thể sử dụng tiền gửi để mua thêm cổ phiếu, từ đó tính trung bình giá và giảm thiểu tổn thất.

Nguồn: Forbesvn

Industrial production: Driving force for economic growth

Industrial production has played a key role in Vietnam’s economic recovery throughout 2024, with growth fueled by strong government support, sectoral shifts, and global integration.

Despite facing significant hurdles in 2024, including sluggish global economic growth that impacted its export orders and a slow recovery in domestic demand due to storms and natural disasters, particularly Typhoon Yagi, Vietnam’s industrial production has posted an impressive comeback and continues to be the driving force behind the broader economic recovery.

According to the Ministry of Industry and Trade (MoIT), industrial production surged 8.4 per cent year-on-year in the first eleven months of 2024, marking the highest growth since 2020. With this strong momentum, the full-year Index of Industrial Production (IIP) is expected to exceed 8 per cent, surpassing the initial target of 7-8 per cent.

Swift and widespread recovery

Reflecting on outcomes in industrial production for 2024, Mr. Pham Tuan Anh, Deputy Director of the Industrial Department at MoIT, attributed the recovery to the effectiveness of government support measures, the Prime Minister’s decisive leadership in public investment capital disbursement, the implementation of key industrial projects, and the successful attraction of promising FDI. The capabilities of domestic businesses have also improved. Moreover, aggressive efforts to expand markets and boost exports have been crucial, enabling the industrial sector to recover quickly and broadly, acting as a key driver for the country’s economic growth.

The industrial structure experienced positive shifts towards modernization during the year, leveraging advanced technologies, enhancing value-added production, and fostering sustainable growth. The proportion of the manufacturing and processing industry, a key indicator of industrial progress, rose significantly, to 24.1 per cent, meeting the targets set under Government Resolution No. 01. Conversely, the share of mining industries declined. Manufacturing and processing now serve as the growth engine for both the industrial sector and the broader economy after exhibiting strong growth.

Core industrial sectors continued to thrive, including oil and gas extraction, mining, electricity, electronics, telecommunications, information technology, metallurgy, steel, cement, building materials, textiles, footwear, mechanical engineering, automotive, and motorcycles. These industries provide a solid foundation for long-term growth and play a critical role in the country’s industrialization and modernization process.

Several export-driven industries, such as textiles, footwear, and electronics, have successfully integrated into global value chains, gaining greater competitiveness and securing a strong position in international markets. Many products from these three industries have earned top rankings in export value, both regionally and globally. Fundamental industries, such as steel, chemicals, and mechanical manufacturing, have gradually met the demand for materials and production capacity within the economy. Additionally, the defense industry has begun contributing to the national industrial sector and supporting socio-economic development. Support industries and component production are beginning to take shape, enhancing localization rates and value-added content, while facilitating deeper integration into global manufacturing networks.

Importantly, many localities have made significant efforts to overcome the challenges, revive production, and maintain strong industrial performance. The IIP has risen in 60 of Vietnam’s 63 centrally-run cities and provinces, with key industrial areas recovering rapidly and sustaining positive growth. Notable examples in the first eleven months of 2024 include Bac Giang province (27.7 per cent), Vinh Phuc province (11.1 per cent), Hai Phong city (15.3 per cent), and Hai Duong province (13.9 per cent) in the north, Thanh Hoa (19.2 per cent) in the north-central region, Quang Nam (18.6 per cent) in the central region, and Ho Chi Minh City (7.1 per cent), Binh Duong province (6.8 per cent), and Dong Nai province (8 per cent) in the south.

Despite these positive developments, Deputy Minister of Industry and Trade Phan Thi Thang pointed out that industrial enterprises still face several challenges, such as limited access to capital, even with falling interest rates. Rising costs for imported raw materials and a high USD exchange rate have diminished the competitiveness of many export products. Furthermore, the domestic production sector remains largely reliant upon imported materials.

There is also still limited business collaboration both within industries and across sectors. The low level of links between FDI enterprises and domestic companies has hindered the development of management skills, technology transfer, and the creation of material supply chains and industry clusters. Domestic companies have yet to significantly increase their participation in global production and supply chains.

Striving for greater goals

2025 holds special significance, as it marks the final year of the 2021-2025 Socio-economic Development Plan, setting the foundation for Vietnam to confidently enter a new era of prosperity and growth. Following the government’s recent directive, the Prime Minister has set an ambitious GDP growth target of 8 per cent for the new year. The MoIT has proposed raising growth targets in the industrial and trade sectors for 2025, to be incorporated into Government Resolution No. 01/NQ-CP, which was issued on January 8, 2025, outlining key tasks and solutions for implementing the socio-economic development plan and State budget for 2025. Specifically, the IIP is to grow 9-10 per cent compared to 2024.

However, achieving this target remains challenging. As Deputy Minister Thang noted, despite the positive developments, 2025 will continue to present numerous challenges for both the economy and the industrial sector, including the incomplete recovery of industrial production and slower growth in the domestic market.

To meet and exceed the industry’s targets for 2025, the MoIT will focus on four core solutions.

First, it will continue to deepen its understanding and ensure the effective implementation of Party policies, National Assembly (NA) resolutions, and government directives. An urgent action plan will be developed, and tasks outlined in Government Resolution No. 01 will be executed from the start of the year, contributing to the successful implementation of national programs and objectives.

Second, institutional and policy development will remain a key priority. The ministry will fast-track the implementation of the amended Law on Electricity and other major policies approved by the NA, including the restart of the Ninh Thuan nuclear power projects. The MoIT will also finalize legal documents, to be submitted to the Government for promulgation, to guide the implementation of the amended Law on Electricity, complete a draft Law on Chemicals for NA approval, and propose legislation on Key Industrial Development and Efficient Energy Use in 2025.

Focus will also be placed on refining State management mechanisms for industrial development, minimizing overlaps, ensuring stability, and fostering a favorable environment for industrial investment. Policies will be enhanced to attract both domestic and foreign investments, with an emphasis on drawing large multinational corporations into critical national projects.

Third, the ministry will work to improve the efficiency and competitiveness of industrial enterprises. The focus will be on continuing the restructuring of the industrial sector, State-owned enterprises (SOEs), and economic groups in line with approved plans. Efforts will be made to create mechanisms that support the growth of industrial companies, particularly those in the support industries. The MoIT will also facilitate stronger links between Vietnamese industrial businesses and foreign partners to boost investment and collaboration.

And fourth, the ministry will actively provide advice on reviewing policies related to international economic integration, with a particular emphasis on attracting FDI in the industrial and trade sectors. Solutions will be proposed to encourage foreign companies to support and collaborate with domestic businesses, fostering technology transfer, developing management skills, and establishing supply chains that will enhance the competitiveness of Vietnamese companies and enable them to integrate into global production and supply networks.

Source: en.vneconomy

Chuyến thăm của kỳ lân

Trong kỷ nguyên kinh tế toàn cầu, startup còn là động lực thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh tế.

Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Ảnh: TL.

Nhiều tỉ phú công nghệ đã chọn Việt Nam là điểm đến cho những chuyến thăm và làm việc với vai trò lãnh đạo các tập đoàn lớn để tìm hiểu về thị trường hoặc tìm cơ hội đầu tư. Đó là Bill Gates (sáng lập Microsoft), Steve Ballmer (CEO Microsoft từ năm 2000-2014), Mark Zuckerberg (sáng lập kiêm CEO Meta), Sundar Pichai (CEO Google), Lee Jae-yong (Chủ tịch Tập đoàn Samsung), Tim Cook (CEO Apple) và mới đây là Jensen Huang (CEO Nvidia)…

Trong thế giới công nghệ, những tên tuổi này đều là biểu tượng về khởi nghiệp thành công với khao khát thay đổi thế giới bằng công nghệ. Họ cho thấy một công ty khởi nghiệp từ con số 0 có thể trở thành người khổng lồ có sức mạnh thay đổi thế giới như thế nào. Rất nhiều startup ra đời và bùng nổ khi có thể giải quyết những vấn đề của xã hội hoặc thay đổi cách con người nhìn nhận và tương tác với thế giới xung quanh.

Xu hướng này cũng được chính phủ các quốc gia đi đầu trong đổi mới sáng tạo như Nhật, Hàn Quốc thúc đẩy. Đó là tìm kiếm sức mạnh với sự hợp tác giữa các công ty khởi nghiệp mới và các tập đoàn lớn mạnh nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (A.I), bán dẫn, robot, năng lượng tái tạo…

Điển hình, hằng năm Chính phủ Hàn Quốc chi khoảng 2 tỉ USD để hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm đưa “ADN đổi mới sáng tạo” vào các chaebol để luôn duy trì động lực đổi mới sáng tạo. Các công ty khởi nghiệp đưa những ý tưởng, nhân tài và cách làm việc mới vào các doanh nghiệp lớn để có thể cạnh tranh với các đối thủ Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.

Sự xuất hiện của những nhân vật công nghệ hàng đầu thế giới khẳng định vị thế của Việt Nam trong hơn một thập niên qua đã nổi lên trở thành trung tâm sản xuất công nghệ mới tại khu vực. Tuy nhiên, mặc dù tăng trưởng cao và liên tục nhưng mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa thoát khỏi tăng trưởng theo chiều rộng với việc động lực tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào đóng góp từ vốn và lao động giá rẻ. Câu chuyện mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã được đặt ra hơn 10 năm nay vẫn chưa có lời giải hoàn hảo cho đến khi làn sóng công nghệ nổi lên trên thế giới.

“Việc đổi mới mô hình tăng trưởng có nhiều cơ hội. Đó là xu hướng công nghệ mới, xanh và số trở thành khách quan; phong trào đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; cơ cấu dân số trẻ, tiếp cận công nghệ tốt; sản xuất, phân phối, tiêu dùng thông minh hơn…”, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Quang Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhận định.

“Chuyển đổi xanh, chuyển đổi sáng tạo là cơ hội vàng cho Việt Nam. Cơ hội lần này rất đặc biệt khi cả thế giới cũng mới bắt đầu đi. Chúng ta có những sáng kiến hay được bắt đầu từ doanh nghiệp trước khi chờ đợi khung chính sách và đã mang lại hiệu quả, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư”, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, cho biết.

Đó chính là không gian của những startup có thể vươn mình như bài học của Nhật hay Hàn Quốc. Theo báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu (GESER 2023) của Startup Genome, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, với tác động kinh tế ước tính lên tới 5,22 tỉ USD. Việt Nam có khoảng 4.000 startup, 20 trung tâm khởi nghiệp sáng tạo cùng hàng trăm quỹ thúc đẩy đầu tư. Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam hiện đứng thứ 56/100 quốc gia.

Đây là nguồn lực trí tuệ, công nghệ lớn được phát huy vào đúng thời điểm Việt Nam tái cấu trúc toàn diện, sẽ giúp nền kinh tế trở nên mạnh mẽ và linh hoạt hơn. Bởi vì, trong kỷ nguyên kinh tế toàn cầu, các startup không chỉ đơn thuần là những doanh nghiệp mới mà còn là động lực thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh tế. Một quốc gia với dân số trẻ, nhiệt tình và tích cực với công nghệ chắc chắn sẽ có nhiều ưu điểm để phát triển trong lĩnh vực công nghệ.

Ở thời điểm này, theo ông Lâm Quốc Thái, Giám đốc Đầu tư Cấp cao VinaCapital Ventures, nhiều startup sở hữu các dự án công nghệ đột phá vẫn đang thu hút được nguồn vốn đáng kể. Đặc biệt, các startup tập trung vào việc ứng dụng công nghệ để giải quyết những thách thức hiện hữu trong các ngành truyền thống tại Việt Nam như giáo dục, y tế hay logistics đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư.

Nguồn: NCĐT