Quản trị doanh nghiệp trong một thế giới ngày càng phẳng

Dù sản xuất ra được các sản phẩm tinh xảo, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao nhưng nhiều doanh nghiệp Việt vẫn không thể trở thành nhà cung ứng cho các ông lớn trên thế giới đang “dòm ngó” thị trường Việt Nam do chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về mặt quản trị.

TS. Phan Long, Giám đốc Viện Nghiên cứu kế toán Úc
 
Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) nhất trên thế giới. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 cùng với cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã khiến Việt Nam được dự đoán sẽ trở thành điểm đến hàng đầu của làn sóng dịch chuyển đầu tư.
 
Tuy nhiên, để có thể đón được làn sóng này, TS. Phan Long, Giám đốc Viện Kế toán quản trị công chứng Úc (CMA Australia) tại Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần thay đổi về năng lực cạnh tranh và nguồn lực, đặc biệt là khi Việt Nam chưa có hệ thống doanh nghiệp phụ trợ đủ mạnh để hỗ trợ các nhà sản xuất lớn trên thế giới dịch chuyển sang Việt Nam.
 
Năm 2020, thế giới bước vào trạng thái bình thường mới với rất nhiều khó khăn và bất ổn, các quốc gia có sự chia tách nhất định. Ông Long cho biết, khi tác giả cuốn “Thế giới phẳng” Thomas Friedman được hỏi rằng liệu thế giới có còn phẳng nữa hay không, ông Thomas đã khẳng định thế giới còn phẳng hơn trước đây.
 
Xét về mặt địa lý, sự ngăn cách diễn ra rất rõ ràng trong mùa dịch bệnh. Thế nhưng, trong bối cảnh đó, con người và các doanh nghiệp chuyển lên môi trường mạng, sống “trên mây” nhiều hơn, minh bạch hơn và khuyến khích câu chuyện xuyên biên giới.
 
“Với doanh nghiệp Việt, phải thay đổi và phát triển trong điều kiện môi trường số, sẽ có xu hướng số hoá doanh nghiệp nhiều hơn, nhấn mạnh là số hoá thay vì phần mềm hoá”, ông Long nói tại diễn đàn "Quản trị doanh nghiệp trong giai đoạn mới".
 
Muốn minh bạch và đánh giá được thị trường buộc các doanh nghiệp phải có dữ liệu. Việc nắm được dữ liệu của thị trường, khách hàng và thậm chí là nhân viên sẽ quyết định tính cạnh tranh của một doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp cần có bước đi tắt đón đầu trong việc số hoá tất cả hoạt động để tinh gọn các quy trình và cắt giảm chi phí.
 
“Nhiều doanh nghiệp chia sẻ rằng có thể sản xuất ốc vít cho đồng hồ Thuỵ Sỹ nhưng lại không sản xuất được ốc vít để lắp cho điện thoại Samsung. Thực ra không phải họ không đủ năng lực sản xuất mà do yêu cầu các nhà sản xuất lớn trên thế giới đưa ra cho các doanh nghiệp hỗ trợ thường rất cao”, ông Long cho biết.
 
Chẳng hạn, Samsung yêu cầu các doanh nghiệp muốn trở thành đối tác của họ phải có bằng sáng chế. Doanh nghiệp này cũng yêu cầu mức giá thấp đến mức doanh nghiệp Việt nghĩ không bao giờ đạt được. Ông Long cho rằng muốn đạt giá thành thấp để đáp ứng yêu cầu của Samsung thì phải thay đổi cấu trúc quản trị, tinh giảm và tiết kiệm chi phí.
 
Các doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng yêu cầu các nhà cung ứng phải đáp ứng yêu cầu về trách nhiệm xã hội. Dù là người mua nhưng các doanh nghiệp này lại yêu cầu các đơn vị cung ứng phải có cấu trúc tài chính vững mạnh.
 
Thậm chí, có những doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm đơn giản như bao bì nhưng phải đáp ứng yêu cầu của đối tác là cứ hai tiếng phải giao hàng một lần, không bất kể khối lượng. Đây là một điều kiện về giao hàng mà nhiều doanh nghiệp Việt khó đáp ứng được.
 
“Các doanh nghiệp Việt dù có khả năng sản xuất ra các sản phẩm tinh xảo thì lại khó đáp ứng được các yêu cầu về mặt quản trị để có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Long nói.
 
Sự chuyển mình rõ nét sau Covid-19
 
Với xu hướng biến đổi đó, Giám đốc CMA Australia tại Việt Nam cho biết, cách thức làm việc với các doanh nghiệp năm 2020 khác biệt so với năm 2019. Xu hướng rõ nét năm nay là số hoá tất cả hoạt động từ tiếp cận khách hàng, hoạt động sản xuất, bán hàng, nghiên cứu phát triển, hoạt động trên thị trường vốn, chứng khoán….
 
Cấu trúc quản trị cũng thay đổi hoàn toàn. Trước đây, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động theo cấu trúc hình kim tự tháp, có chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc, nhiều phòng ban chức năng và các công ty con. 
 
Thế nhưng số hoá đã khiến cấu trúc quản trị của doanh nghiệp trở nên phẳng hơn, dẹt hơn, không cần quá nhiều phòng ban chức năng mà thay vào đó, giám đốc có thể tương tác trực tiếp được với nhân viên ở tuyến đầu.
 
“Năm 2019 chúng tôi làm việc với Viettel Telecom, giúp họ xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp. Ban đầu, họ có 4-5 bậc trong quản trị, từ lãnh đạo cao nhất cho đến nhân viên kinh doanh tuyến đầu. Nhưng hiện nay, tổng giám đốc đã có thể giám sát và điều hành tuyến đầu hoạt động ở cấp huyện xã, rút ngắn thời gian cho việc ra quyết định”, ông Long cho biết.
 
Theo ông Long, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, doanh nghiệp cần tạo lợi thế cạnh tranh thông qua việc tăng tốc độ, bởi lẽ, “cá nhanh nuốt cá chậm” chứ không còn “cá lớn nuốt cá bé” như trước đây.
 
Muốn làm được, cần có cấu trúc quản trị hệ thống tinh gọn, tăng tốc độ trong việc ra quyết định. Mục tiêu là sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng thông qua môi trường số với chất lượng tốt nhất ở tốc độ nhanh nhất.
 
Ông Đinh Thanh Sơn, Phó tổng giám đốc Viettel Post cho biết, hiện công ty này cũng đang đi theo hướng minh bạch hoá từ thông tin, dịch vụ, cách thức cung cấp sản phẩm đến người sử dụng. Từ 2009, công ty đã thực hiện cổ phần hoá và lên sàn, được thị trường đánh giá rất cao, thông qua việc giá cổ phiếu của công ty ở mức tốt. Như vậy, các nhà đầu tư sẽ có cách nhìn khác về doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực sự minh bạch.

Nhờ số hoá về mặt quản trị mà Viettel Post cũng có thể điều hành từ cấp cao nhất đến tuyến đầu ở cấp địa phương, với hơn 22.000 nhân viên ở khắp 63 tỉnh thành, giúp việc quản trị trở nên sâu sát.
 
“Trước kia, cán bộ, nhân viên kiến nghị phải qua các cấp, nhưng đến nay kiến nghị có thể đi thẳng đến lãnh đạo cao nhất và được giải quyết nhanh chóng. Vấn đề minh bạch thông tin giúp dòng chảy quản trị công ty từ lãnh đạo đến nhân viên được thông suốt”, ông Sơn chia sẻ.
 
Về lĩnh vực logistics, Viettel Post công bố ra ngoài các thông tin công khai giúp khách hàng tiếp cận thông tin sớm, hỗ trợ khách hàng tối đa và nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm.
 
Năm 2020 là một năm khó khăn đối với các nền kinh tế nói chung và ngành dược cũng không thoát khỏi những tác động tiêu cực mặc dù bị tác động ít hơn các ngành khác. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân cũng tiết kiệm hơn, các kênh phân phối trực tiếp như qua bệnh viện cũng giảm mạnh do yêu cầu về cách ly xã hội.
 
Thế nhưng bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Traphaco cho biết, công ty này vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với doanh số quý III/2020 tăng 22% và lợi nhuận tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Trong đó, bà Thuận khẳng định phải “cảm ơn” Covid-19 vì đã thúc đẩy công ty này nhanh chóng áp dụng chiến lược về công nghệ số hoá vốn được đầu tư từ năm 2016. Dù dịch bệnh diễn biến khó lường dẫn đến cách ly xã hội, các chuyến bay quốc tế tạm hoãn nhưng 40% cổ đông người nước ngoài của Traphaco vẫn tham dự các cuộc họp rất đều đặn từ đầu năm nay qua kênh trực tuyến.
 
“Chúng tôi đảm bảo sự lãnh đạo liên tục, chưa lúc nào mà tốc độ nhanh như năm nay. Trong nguy có cơ hội, và chúng tôi tận dụng cơ hội, vượt qua khó khăn để trưởng thành. Chúng tôi đang áp dụng câu nói 'ai nhanh người ấy thắng" , bà Thuận cho biết.

Bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Traphaco
 
Về công tác quản trị, lãnh đạo Traphaco cho biết năm nay đã thuê tư vấn từ Big4 trong ngành kiểm toán để xem lại những lỗ hổng về quản trị rủi ro, phát huy các giá trị cốt lõi để vẫn vững vàng trước mọi khủng hoảng.
 
Traphaco cũng chú trọng phát triển văn hoá doanh nghiệp và coi đây là sức đề kháng cho doanh nghiệp. Hàng nghìn người từ lãnh đạo đến nhân viên phải thông suốt về quan điểm, có chung tiếng nói, suy nghĩ và thái độ với khách hàng.
 
Theo bà Thuận, sự kiên định với mục tiêu và chiến lược phát triển bền vững trong suốt gần nửa thế kỷ qua để tạo nên một thương hiệu vững mạnh cũng đã giúp Traphaco tạo lợi thế cạnh tranh và vượt qua được khủng hoảng.
 
“Trong bối cảnh khó khăn, người tiêu dùng lựa chọn thương hiệu uy tín. Để đạt được điều đó chúng tôi đã qua một quá trình dài phát triển theo hướng bền vững. Hiện nay Traphaco là doanh nghiệp dược có vùng trồng, thể hiện trách nhiệm xã hội lớn khi mang lại thu nhập cho người dân miền núi và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, bảo tồn thiên nhiên và phát triển môi trường”, bà Thuận khẳng định.
 
Ngoài ra, việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu trong bối cảnh mới, đặc biệt là việc đào tạo nhân tài và đội ngũ kế cận có thể đưa doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh mới cũng được lãnh đạo Traphaco chú trọng.
 
Theo ông Nguyễn Đức Thuận, Phó chủ tịch Hội các Nhà quản trị Việt Nam (VACD), muốn doanh nghiệp phát triển tốt thì trước hết là phải quản trị tốt, đặc biệt trong bối cảnh bình thường mới. Trong đó, ông Thuận nhấn mạnh ba chân kiềng là quản trị tài chính, nhân sự và marketing.
 
Có cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp cho rằng trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp không thể hoạt động theo mô hình cũ mà cần phải thay đổi trên mọi phương diện, từ minh bạch hoá thông tin đến ứng dụng công nghệ cao trong vận hành.
 
Đặc biệt, với phương thức quản trị, theo ông Quân, cần xuất phát từ tiền đề phát triển bền vững trên cơ sở ba trụ cột: kinh tế, con người và môi trường. Ngoài ra, yếu tố văn hoá doanh nghiệp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
 
Tiếp theo là yếu tố cạnh tranh bằng năng lực, muốn hội nhập phải hoàn thiện công nghệ và các chuẩn mực. Đồng thời, doanh nghiệp cần khai thác tốt các nguồn lực vốn có để phát huy được tối đa sức mạnh. Ngoài ra, bên cạnh thay đổi công nghệ và phương thức thì người lãnh đạo cũng cần thay đổi trong vai trò của người dẫn đầu để tạo ra môi trường làm việc tốt hơn, văn hoá doanh nghiệp sâu sắc hơn.

(Nguồn: The Leader)

Muốn biết giá trị của mình, hãy chơi với người giỏi nhất thế giới

“Trên 100 tập đoàn lớn thế giới có tiền khá lớn, tên tuổi tốt đang nhìn ngó Việt Nam, họ đang hiện diện, đang trao đổi với Việt Nam. Muốn biết giá trị của mình, hãy chơi với người giỏi nhất thế giới, họ sẽ cho mình hiểu lợi thế của mình để chơi với họ…”

Ông Don Lam, CEO Vina Capital

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành trong CEO Forum 2020 với chủ đề “Chuỗi cung ứng toàn cầu mới – Vận hội thực hay sự huyễn hoặc”.
"Đây chính là thời điểm để tư duy lại, thiết kế lại, xây dựng lại doanh nghiệp"
 
Chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ kết thúc năm 2020, một năm mang dấu ấn rất đặc biệt với doanh nghiệp Việt Nam, khi khủng hoảng dịch Covid-19 kéo dài gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh đó, sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu mới được cho là một vận hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên đối chiếu với thực tại đang diễn ra, đó là vận hội thực sự hay chỉ là sự huyễn hoặc?
 
Đặt ra nhiều góc nhìn thực tiễn, CEO Forum 2020 đã mang lại không khí tranh biện nảy lửa và hào hứng từ đầu đến cuối giữa các doanh nhân, chuyên gia kinh tế và người làm tư vấn.
 
Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, ông Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tỏ ra khá lạc quan: “Cơ hội thì lúc nào cũng có, là cách để mình thử sức vươn tới chân trời mới. Còn vận hội là thời khắc, là chất đột phá, quyết liệt cao hơn rất nhiều so với cơ hội. Covid-19 không chỉ kiểm tra sức khoẻ doanh nghiệp, mà thử sức doanh nghiệp trước vận hội mới, liệu chúng ta có dám tư duy lại tương lai không?
 
Quá trình hình thành, vận động chuỗi cung ứng đi liền chi phí chuyển dịch nguồn lực, con người, các dòng chảy đầu tư… tạo nên chuỗi cung ứng khác nhau. Với chuyển đổi số, sự dịch chuyển này nhờ được kết nối, đã trở thành làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ hơn.
 
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung lại bổ sung thêm vấn đề địa chính trị và vấn đề đối tác. Trước đây, sự dịch chuyển này cơ bản dựa trên lợi thế so sánh. Bây giờ có yếu tố địa chính trị chi phối đến những mặt hàng chiến lược và công nghệ lõi, vấn đề sức mạnh lâu dài của quốc gia… không chỉ phụ thuộc vào thị trường.
 
Chính vì vậy, dòng chảy đầu tư, lựa chọn khách hàng, cách sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh mới sẽ thay đổi. Kể cả tính thời điểm, cách chơi, sự đồng hành của đối tác, chính phủ.
 
Đó là vận hội của Việt Nam, vì Việt Nam có đầy đủ mọi biến số, là vùng kết nối năng động, chơi với các đối tác hay nhất, nhà đầu tư giỏi nhất, phần lớn là các đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Tất cả tạo ra một sức bật lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
 
Đây chính là thời điểm để tư duy lại, thiết kế lại, xây dựng lại doanh nghiệp. Lịch sử doanh nghiệp Việt Nam muốn trường tồn bền vững phải bám theo xu thế, va đập chủ nghĩa bảo hộ, biệt lập, dân chủ cực đoan, lối sống tiêu dùng xanh an toàn hơn, dòng chuyển tài chính, VUCA biến động, bất định, mơ hồ, phức tạp… Đó là xu thế, cộng với sự dịch chuyển này, nếu chậm 3 – 5 năm, chắc chắn chúng ta sẽ bỏ lỡ vận hội này”.

Yếu tố vận hội là không theo quy luật, bất ngờ, như Covid-19. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang căng thẳng, cả châu Âu vẫn đang tiếp tục chống dịch Covid-19, liệu chúng ta có thể sắp lại bàn cờ cho cuộc chơi mới không? Quan sát cách các nhà đầu tư FDI đi cùng doanh nghiệp Việt Nam, đã có tín hiệu gì để bộc lộ vận hội này?
 
Ông Võ Trí Thành cho biết: “Thực ra dòng chảy từ Trung Quốc, Hàn Quốc đã có trước Covid-19, khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại mới, cuộc chiến Mỹ – Trung càng tạo sức ép cho doanh nghiệp nội địa. Trong lĩnh vực thương mại, 70% doanh nghiệp là xuất khẩu, miếng bánh ấy ngày càng to ra, dù tỷ lệ FDI là cao. Phải nhìn nhận cả 2 vế, doanh nghiệp trong nước vừa cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, vừa chia miếng bánh ấy với họ.
 
Dựa trên tỷ lệ xuất khẩu được hưởng ưu đãi từ các hiệp định thương mại đã ký, có tin tích cực, trong 3 tháng qua có trên 20 ngàn đơn xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan, giá trị trên 1 tỷ USD, chủ yếu với hàng nông sản. Đây là con số từ FTA. Doanh nghiệp Việt ít nói về điều đó, nhưng họ được hưởng lớn lắm đó, còn CPTPP cũng khá khả quan.
 
Ngoài chuỗi doanh nghiệp Mỹ, châu Âu, chuỗi doanh nghiệp FDI thuộc các nước Đông Nam Á đã có, vấn đề phải biết chọn, chơi với đối tác nào? Chúng ta có điểm yếu, nhưng điểm mạnh của ta là cảng, dịch vụ hỗ trợ… Kết nối cho Samsung phần lớn là doanh nghiệp Việt Nam, từ bếp núc, vận chuyển, kho bãi, vệ sĩ… đều do doanh nghiệp Việt cung cấp. Chúng ta đôi khi cũng nhầm, đóng góp Samsung cho Việt Nam không nhỏ. Chúng ta thu hút không chỉ đại bàng mà cả doanh nghiệp vừa và nhỏ như của Nhật Bản, Thái Lan là cao hơn nhiều… Cơ hội theo tôi là gấp 3 lần so với mối nguy cơ.
 
Về nghệ thuật đàm phán, khi gia nhập FTA, chúng ta chưa hiểu ngôn ngữ thương mại quốc tế, bây giờ Việt Nam đã có một đội đàm phán thiện chiến hơn nhiều, chúng ta đã đàm phán TPP là cuộc chơi lớn nhất, chơi với người giỏi, chuyên nghiệp, một ngày cũng trở thành người giỏi, khả năng kết nối, đẳng cấp được nâng lên.
 
Cơ hội gắn với nguyên tắc xuất xứ, nhưng FTA còn 2 hàm nghĩa nữa, rất nhiều sân chơi thì nguyên tắc xuất xứ là khác nhau, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chọn nước có năng lực phù hợp, ví dụ như xuất khẩu sợi sang Hàn Quốc chẳng hạn. Cần hiểu rõ nguyên tắc xuất xứ để tăng giá trị nội địa, hưởng thuế suất 0%, ăn được giá trị gia tăng cao hơn.
 
Chúng ta chỉ có thể phát triển trong sự liên kết với đối tác nước ngoài, cả liên kết xuôi và liên kết ngược, từ đó đặt bài toán ngược lại cho CEO, hình thành chiến lược 2021 trên quy mô doanh nghiệp đang có để tạo sự bứt phá”.
 
Dưới góc nhìn của một nhà đầu tư tài chính, một nhà tư vấn, kinh doanh nhiều kinh nghiệm, ông Don Lam, CEO Vina Capital lại có cái nhìn cẩn trọng hơn: “Tôi cũng thấy có cơ hội lớn hơn. Doanh nghiệp Việt Nam muốn đột phá, nhưng hãy tập trung vào việc mình đang làm, và làm cho thật chuyên nghiệp trước đã. Hiện rất nhiều doanh nghiệp đang sản xuất rất thành công lại chuyển sang làm địa ốc, doanh nghiệp nào cũng muốn làm địa ốc. Đó là cách đi sai lầm. Hãy nâng cấp thế mạnh mà mình đang có đi, lúc ấy mới có thể tận dụng được vận hội lớn này.
 
Tôi muốn chúc mừng các bạn CEO ngồi đây, từ quý I đến quý IV năm 2020 đều bị ảnh hưởng bởi Covid-19, mưa bão liên miên, suy giảm kinh tế toàn cầu trầm trọng mà vẫn tồn tại được là may mắn lắm rồi.
 
Năm 2020 chúng tôi rất khó khăn về nguồn vốn, với các doanh nghiệp, đó cũng là vấn đề nhức đầu nhất. Cơ hội năm 2021 ai cũng nói một số doanh nghiệp nước ngoài sẽ vào Việt Nam, nhưng trong số 20% nhà sản xuất từ Trung Quốc chuyển ra ngoài, không phải ai cũng nghĩ đến Việt Nam. Có 3 chỗ họ có thể dịch chuyển, đó là Mexico, Indonesia, Ấn Độ. Việt Nam có thể rất khó khăn.
 
Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phải suy nghĩ rất nhiều, giá đất khu công nghiệp đang tăng rất nhanh, ngoài ra còn vấn đề nhân công nữa. Chính phủ phải nghĩ cách thu hút đầu tư năm 2021. Với doanh nghiệp là chủ khu công nghiệp, phải đón họ thế nào? Kể cả các chuỗi cung ứng? Bão lụt cuối năm cũng đang đặt doanh nghiệp trước nhiều khó khăn…”
 
Kết nối để tạo ra sức mạnh, biến cá hoá rồng
 
Chia sẻ về bí quyết để các doanh nghiệp tư nhân có thể biến từ cá thành rồng, ông Võ Trí Thành gói gọn trong 1 từ “kết nối”.
 
“Các anh chị có thể làm đa ngành. Nếu liên kết dọc thì tốt, vì tối ưu hoá chi phí, kết nối được với nhau để tối ưu hoá lợi ích. Nếu liên kết ngang, vừa làm nông nghiệp vừa làm ô tô sẽ khiến chi phí năng lực quản trị rất lớn, khi vướng mắc 1 khâu thì nguồn lực, tâm trí sẽ bị chia ra hơn là liên kết dọc. Đó là sự đánh đổi giữa chi phí, lợi ích.
 
Cơ hội đến với nhiều người, nhưng vận hội thì bao gồm năng lực, nguồn lực, tuỳ thuộc sự lựa chọn phát triển bền vững không. Sóng cả mà thuyền chưa to thì nguy hiểm.
 
Khi nói về chuỗi và mạng, câu hỏi đặt ra ai là người dẫn đầu chuỗi? Các thương hiệu toàn cầu đều đi đầu trong công nghệ, chuỗi phân phối, chuỗi sản xuất. Doanh nghiệp nào nắm được 3 điều đó sẽ làm chủ chuỗi.
 
Cơ khí có 2 cách tham gia chuỗi và mạng để có vị thế mạnh hơn, đó là sản xuất chi tiết rất nhỏ nhưng chỉ một mình doanh nghiệp đó làm được, đây là cách doanh nghiệp nhỏ có thể chơi với các doanh nghiệp FDI dẫn đầu, như vậy cách giảm thiểu rủi ro và cách mặc cả sẽ khác”.
 
Doanh nghiệp đang từng bước thay đổi để tồn tại, phát triển trở lại ngay sau đại dịch, vậy vai trò của nhà nước ở đâu trong thời điểm lịch sử này? Làm thế nào người chèo và người cầm lái, triển khai và thực thi chính sách hoà hợp làm một, để tạo sự bứt phá, khiến luồng lạch bị ách tắc được khai thông?
 
Đề cập đến chính sách vĩ mô, ông Võ Trí Thành lặng lại: “Theo khảo sát lớn nhất 150 ngàn doanh nghiệp trong 850 ngàn doanh nghiệp Việt Nam vào tháng 9/2020, chỉ có 17,8% doanh nghiệp nhận được gói ưu đãi của chính phủ, dù chính sách ra rất kịp thời từ tháng 3 – 4, trong tháng 6 – 7 là giải ngân xong với 3 gói hỗ trợ lớn nhất.
 
Đó là con số khá buồn, hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả, chưa mang ý nghĩa lớn lao.
 
Chính phủ đang bàn gói hỗ trợ thứ hai “diện” vẫn rất lớn, kéo dài hơn, hy vọng sau đại hội Đảng, chính phủ quyết và làm ngay.
 
Tuy nhiên khảo sát này cũng đưa ra những tín hiệu tích cực. Số doanh nghiệp chết và tạm dừng hoạt động khá cao, nhưng đa số vẫn vượt khó, không chỉ cầm cự, mà bắt kịp với xu thế mới, thay đổi phương thức kinh doanh, quản trị rủi ro, tiếp cận thị trường mới, đào tạo nhân sự…
 
Có 47% doanh nghiệp trả lời đã liên kết với nhau để vượt khó, chia sẻ đơn đặt hàng, cho trả chậm, 37% thực hiện chuyển đổi số… đó là những con số rất tích cực.
 
Một điều hay nữa là chính phủ bây giờ vẫn còn tiền, con số kỷ lục, gần 100 tỷ USD, có nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mô…”.

Ông Don Lam nhấn mạnh khó khăn về dòng tiền mặt của doanh nghiệp sẽ kéo dài đến năm 2021: “Doanh nghiệp VinaCapital quản lý, dòng tiền mặt rất khó khăn. Năm 2021 doanh nghiệp phải bảo đảm nguồn tiền mặt của mình, vì rất khó để lấy tiền hỗ trợ từ chính phủ. Lo lắng nhất của tôi là khi Covid tiếp tục lan rộng thì tiêu dùng thế giới sẽ không mua hàng của mình nữa. Thứ nhì lo cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nóng lên, Việt Nam sát điểm nóng. Thứ 3 nhà đầu tư luôn quan tâm đến địa chính trị của Việt Nam. Chuẩn bị cho khủng hoảng sắp tới, doanh nghiệp phải quản trị dòng tiền tốt nhất.
 
Theo bản tin tài chính cách đây 2 tuần, có khả năng cuối năm 2021 ngành dệt may mới được hưởng lợi từ FDI. Dệt, may, nhuộm phải đi liền với nhau, nhưng 4 năm nay chính phủ không cho phát triển nhuộm. Rõ ràng chính sách không cho ngành dệt may được hưởng lợi ngay lập tức.
 
Vậy doanh nghiệp Việt có giá trị gì để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu? Phải tự vấn chính mình cốt lõi tạo giá trị là gì? Khi nói về sản phẩm, bao nhiêu phần trăm cấu hình cho hệ số phòng ngừa rủi ro và tái đầu tư nghiên cứu? Khi không làm được hai điều đó thì làm sao có thế mạnh tham gia chuỗi? Tôi biết nhiều doanh nghiệp miền Trung mà chúng tôi đầu tư rất khó khăn. Chúng tôi muốn tập trung đầu tư cho doanh nghiệp mạnh về sản phẩm.
 
Về đầu tư, trong năm 2020 nhiều nhà đầu tư nhìn về Đông Nam Á, vì GDP tăng trên 2%, còn các nước khác là âm và 1. Nhưng rất tiếc do ảnh hưởng Covid-19, nhiều nhà đầu tư không đến Việt Nam được, đó là khó khăn, tôi tin năm 2021 nhiều nhà đầu tư sẽ vào Việt Nam…”
 
Một vị doanh nhân đến từ miền Trung đặt câu hỏi với ông Võ Trí Thành: “Tôi đang lo các tỉnh miền Trung sẽ đối mặt huyễn hoặc nhiều hơn là vận hội. Tháng 10 đến giờ miền Trung đã đối mặt bão covid, bão lũ hoành hành dữ dội, hàng trăm doanh nghiệp tan vỡ, tôi sợ năm 2021 Việt Nam sẽ đối diện bão suy thoái kinh tế Domino, giải pháp nào hạn chế tối đa huyễn hoặc? Nông nghiệp đang lên ngôi nhưng bão lũ ập đến, bao giờ doanh nghiệp mới có được gói cứu trợ từ Chính phủ?
 
Ông Thành chia sẻ: “Chúng ta đều nhìn thấy thách thức, khó khăn, tôi đã trải nghiệm hơn 40 năm cải cách, đổi mới, tôi hiểu điều ấy.
 
Năm nay khó khăn rất nhiều, nhưng có 2 ý rất quan trọng, nếu nói năm nay là khó khăn, kể cả năm sau cũng rất khó, nhưng khó thế nào thì khó, chưa thể khó bằng Việt Nam những năm 80. Hàng năm nhập 1 triệu tấn gạo để tồn tại, cả đất nước không một xu tiết kiệm mà chúng ta vẫn vượt qua được vũ môn để thực hiện bằng được công cuộc đổi mới.
 
Tất cả giai đoạn Việt Nam vượt vũ môn đều là thời gian khủng hoảng, chiến tranh. Giờ cũng là khủng hoảng. Tôi tin chắc các anh chị ngồi đây đa số đều vượt qua được.
 
Vẫn biết ưu thế đất nước những năm 80 đã thuộc về quá khứ, còn ưu thế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang là gánh nặng. So sánh Việt Nam cái gì cũng khập khiễng, nhưng điểm tôi nhấn mạnh là văn hoá Việt, sức sống của người Việt. Nếu chúng ta không có được điều ấy thì không nên làm kinh doanh.
 
Phải có khát vọng ấy, có thể không nhanh, không giỏi bằng thế giới, nhưng nếu không có chất Việt ấy thì không có hôm nay. Ba bốn thế hệ doanh nghiệp Việt đã đóng góp rất lớn cho kinh tế Việt Nam nhờ chất Việt ấy.
 
Gói hỗ trợ lần thứ nhất cũng chỉ cơ bản để tồn tại, nhưng doanh nghiệp Việt vẫn gắng sức cầm cự, vượt khó, chuyển đổi, để khi khủng hoảng qua đi có cơ hội bứt phá. Các hiệp định thương mại tư do cho các bạn cơ hội lớn hơn để nhập cuộc chơi lớn hơn”.
 
Nếu kể tên 5 năng lực cơ bản bảo đảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, rất ít doanh nghiệp Việt Nam trả lời chính xác, ai cũng chỉ nói đến tiền. Làm thế nào để tham gia cuộc chơi này nếu không hiểu rõ điều đó? Thương hiệu Việt tại EU còn chưa rõ nét, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ cam kết sở hữu trí tuệ với rào cản, để hiểu luật chơi một cách minh bạch với các thị trường mà chúng ta hướng đến.
 
Ông Thành cho biết: “Doanh nghiệp muốn hiểu, nắm được sự vận hành của chuỗi giá trị, nên nhìn vào 3 ngành gồm ô tô, da giày, điện tử. Có 5 yếu tố để doanh nghiệp Việt có thể bật sáng được gồm thể chế xã hội, sự khác biệt về khoa học công nghê, thương hiệu đẳng cấp, có khả năng tái đầu tư, khả năng doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được với chính sách nhà nước. Phải trả lời được 5 câu hỏi này mới có thể trả lời được câu hỏi vận hội.
 
Sức mua và cách tiêu dùng của khối ASEAN, nói rộng hơn là Ấn Độ, khu vực tầng lớp trung lưu phát triển mạnh nhất thế giới, sức mua rất lớn. Chưa kể du lịch, tiêu khiển, giải trí, phân phối bán lẻ… Liệu doanh nghiệp Việt có khả năng sáng tạo để đáp ứng cách tiêu dùng mới xanh hơn, nhân văn hơn, an toàn hơn?
 
Trên 100 tập đoàn lớn thế giới có tiền khá lớn, tên tuổi tốt đang nhìn ngó Việt Nam, họ đang hiện diện, đang trao đổi với Việt Nam. Muốn biết giá trị mình mang lại là gì, hãy chơi với người giỏi hơn, họ sẽ cho mình hiểu lợi thế giá trị của mình là gì để chơi với họ. Lợi thế ấy nằm ở thiết kế, phân phối, dịch vụ hỗ trợ, giải pháp kèm theo…
 
Sẽ là sự chuyển hoá nếu chúng ta chỉ nhìn thấy ánh sáng mà không nhìn thấy bóng tối, bẫy chúng ta đang đối mặt chính là bẫy thu nhập trung bình. Còn với sản xuất kinh doanh, cái bẫy lớn nhất là sự đố kỵ và tự hài lòng với chính mình. Ngoài ra còn bẫy chi phí đắt, bẫy tự do hoá thương mại… Để phát huy lợi thế so sánh của đất nước, không thể phát triển bởi lao động giá rẻ, phải nâng cấp chuỗi giá trị. Muốn thế phải kết nối với người giỏi hơn mình.
 
Quản trị khủng hoảng tốt nhất là thay đổi. Mang tính chiến lược, dài hơi, không chỉ ở tầm đất nước, doanh nghiệp, mà cả gia đình, con cái, như cách thức nhìn về tương lai.
 
Tôi rất ấn tượng với câu nói của Clinton, “Cái giá phải trả làm theo cách cũ sẽ lớn hơn rất nhiều làm theo cách mới”.

(Nguồn: The Leader)

CEO – QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN, CHUYÊN NGHIỆP mở đầu hợp tác đào tạo giữa Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Viện Quản trị & Công nghệ FSB

Ngày 06/12/2020, Lễ tổng kết và trao chứng chỉ tốt nghiệp chương trình CEO – QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN, CHUYÊN NGHIỆP được tổ chức trang trọng tại hội trường khách sạn DIC Star. 
 

 
Tham dự buổi lễ với đại diện Ban lãnh đạo Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT – TS Nguyễn Hồng Phương Giám đốc đào tạo FSB TP HCM và đại diện Sở ban ngành Tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu – Ông Mai Thanh Quang Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Bà Vũ Bích Hảo – Phó giám đốc Sở Công Thương, Bà Hồ Thị Ánh Tuyết – Phó bí thư Tỉnh đoàn, Bà Nguyễn Thị Loan – Phó chủ tịch Liên Minh hợp tác xã và gần 60 học viên FSB – các giám đốc, chủ doanh nghiệp, lãnh đạo các cấp của doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
 
Chương trình đào tạo CEO – QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN, CHUYÊN NGHIỆP do Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Trường Đại học FPT phối hợp triển khai cùng Sở Khoa học và Cộng nghệ Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, khai giảng khóa đầu tiên vào cuối tháng 08/2020 và lần lượt kết thúc 2 khóa vào đầu tháng 12 vừa rồi. Chương trình từ nguồn ngân sách đào tạo, bồi dưỡng 1000 doanh nhân của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 
 

 
Trong suốt khóa học, học viên chương trình được đào sâu về quản trị và tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn đa dạng trên thương trường của các giảng viên giàu trải nghiệm như TS Hà Tuấn Anh chuyên đề quản trị, Tiến Sĩ Nguyễn Chí Bình trong chuyên đề bán hàng và buổi trò chuyện thực tế cùng Giáo sư Phan Văn Trường,…. FSB luôn nhấn mạnh tính thực tiễn trong chương trình đào tạo thông qua những buổi học outside giao lưu, kết nối giữa các bạn đồng môn, chuyến tham quan và học tập thực tiễn trong chương trình học, các nhà quản trị doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã trải nghiệm thực tế và lắng nghe những chia sẻ, giới thiệu về Cảng Cát Lái – cảng container lớn nhất tại Việt Nam và Campus Đại học FPT, Khu Công nghệ cao quận 9,…. 
 
 
Mở đầu buổi lễ tổng kết, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh BRVT – Ông Mai Thanh Quang Giám đốc Sở có đôi lời nhắn gửi đến các nhà quản trị – học viên của chương trình CEO Vũng Tàu 2020: "Tôi tin rằng sau quá trình tích lũy về "lượng" trong suốt khoá học, các anh chị sẽ thực hiện "bước nhảy" để có một sự thay đổi thật sự về "chất". Chúc team CEO sẽ còn mãi và kết nối, hỗ trợ nhau trong hành trình sau này".
 

 
Cùng hòa vào không khí trang trọng, niềm hân hoan trên gương mặt các học viên, sự mong chờ, kỳ vọng của Ban lãnh đạo sở ban ngành đối với doanh nhân của khu vực, Đại diện Ban lãnh đạo Viện Quản trị & Công nghệ FSB – TS Nguyễn Hồng Phương cũng gửi lời chúc mừng thân tình đến toàn thể các học viên của chương trình hoàn thành kỳ học tập của mình và bắt đầu hành trình mới và ở đó sẽ luôn có FSB đồng hành cùng các nhà quản trị.
 

 
Trong khuôn khổ buổi lễ trao chứng chỉ, FSB cũng vinh danh các học viên ưu tú có nhiều đóng góp tích cực trong suốt quá trình học: Chị Ngô Thị Hoa lớp CEO 1 và anh Nguyễn Chơn Cảm lớp CEO 2. Và sau cùng, đại diện toàn thể học viên của chương trình, anh Phạm Văn Tiến trong niềm xúc động, sự bồi hồi gửi đôi lời cảm ơn đến FSB và Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tài trợ học bổng cho các học viên của chương trình: “FSB với môi trường đào tạo cởi mở, gần gũi và cách thức đào tạo hướng tới thực tế đã cho tôi những kiến thức quản trị hiện đại, những kinh nghiệm thực tế được chia sẻ từ thầy cô và các bạn học. Ngoài ra, điều cho tôi nhiều hơn, đó là những người bạn ham học hỏi, với nhiều ngành nghề, ở các vị trí công tác khác nhau, cùng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Giúp tôi và các bạn mở rộng thêm các mối quan hệ có thể hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và trong cuộc sống.”
Buổi lễ bế kết thúc sau 2 giờ diễn ra với nhiều cảm xúc cho mọi người tham dự. FSB gửi lời chúc mừng các nhà quản trị hoàn thành một cột mốc đáng nhớ của mình trên con đường học vấn, chúc các các học viên FSB sẽ tiếp tục vững vàng bước tiếp trên con đường sự nghiệp và gặt hái được nhiều thành công trong tương lai. Chúc Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tiếp tục xây dựng đội ngũ doanh nhân của Tỉnh ngày càng hùng mạnh và cống hiến cho sự phát triển trường tồn của Tỉnh. Và đây cũng là đánh dấu cho bước ngoặt đầu tiên để đặt nền tảng cho dự án kết hợp đào tại giữa FSB và Sở trong thời gian sắp tới.
 
 

FSB tổ chức thành công giải GOLF OPEN 2020 chuyên nghiệp, đẳng cấp

Gần 100 golf thủ đã hội tụ về Sân golf Yên Dũng, Bắc Giang để tham gia so tài và giao lưu hôm 6/12 vừa qua.
 
 
FSB GOLF OPEN là giải golf thường niên do Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT cùng các đơn vị đồng hành phối hợp tổ chức. Giải được tổ chức nhằm tạo ra sân chơi giao lưu và kết nối đẳng cấp cho các golfer là những Học viên, Cựu HV, các khách mời quan trọng của FSB. Chương trình diễn ra gồm 2 phần: Thi đấu tập trung và Gala Dinner.
 
Vòng thi đấu, các golfers được chia thành các bảng A, B, C. Tại đây, những cú swing mạnh mẽ, kết cấu địa hình Bắc Giang với thời tiết thuận lợi cùng tinh thần thi đấu thể thao hết mình của các gôn thủ…là những yếu tố khiến cho giải trở nên sôi động hơn cả mong đợi.
 
 
Golf được coi là môn thể thao của giới doanh nhân, quý tộc với “văn hóa câu lạc bộ” đặc sắc cùng hệ thống điểm chấp (Handicap/HCP) vô cùng thú vị. HCP của mỗi gôn thủ chính là thước đo “bản lĩnh golfer” dựa trên kỹ năng của người chơi. Cách tính HCP cũng vô cùng đặc biệt: những người chơi có kỹ năng, trình độ, thể chất không tương đương có thể cùng tham gia thi đấu, không phân biệt giới tính, thậm chí người chơi kém cũng có thể thắng nếu thể hiện tốt. Có lẽ bởi “tính chất hào hiệp” và “bình đẳng” này mà golf trở nên đặc biệt hấp dẫn với giới doanh nhân.
 
 
Tại FSB GOLF OPEN, có thể chứng kiến những cú đánh blast, chip shot, putt, swing, backswing… đầy cảm xúc đối với golfer lẫn những người bên ngoài thảm cỏ. Các nam nữ doanh nhân vốn hay được biết đến với hình ảnh có phần cứng nhắc với bàn giấy hợp đồng, tính toán tài chính, cơ hội kinh tế… nay xuất hiện với những hình ảnh chuyên nghiệp, khoẻ khoắn, đầy tính thể thao trong từng động tác bài bản tại sân golf.
 
 

 
Các golfers tham gia giải ngoài mục tiêu giải trí, luyện tập sức khỏe; còn coi việc chơi golf là những cơ hội giao lưu, gặp gỡ, phát triển mạng lưới đối tác, kết nối và mở rộng những cơ hội hợp tác và cùng nhau đi tới thành công.
 
 
Kết thúc các bảng thi đấu, Gala Dinner diễn ra tại Hội trường lớn Sân golf Yên Dũng tối cùng ngày được tổ chức nhằm vinh danh những gôn thủ xuất sắc nhất của giải.
 
 
Kết quả chung cuộc đã gọi tên những cá nhân:
 
1. Giải BEST CROSS:
Anh Phạm Văn Chung, Cựu HV lớp IeMBA#12
 
 
2. Giải Nhất:
– Nhất bảng A: Anh Trần Quang Hiếu
– Nhất bảng B: Anh Phạm Thành Hưng
– Nhất bảng C: Anh Phạm Xuân Khai
 

 
3. Giải Nhì:
– Nhì bảng A: Anh Nguyễn Tô Ninh
– Nhì bảng B: Anh Đinh Hồng Sơn
– Nhì bảng C: Anh Trần Hoàng Hà
 

 
4. Giải Ba:
– Bảng A: Anh Trần Văn Phòng
– Bảng B: Anh Đường Ngọc Hà
– Bảng C: Anh Lê Duy Anh
 
 
5. Các “Giải kĩ thuật” bao gồm:
Giải Nearest to the Pin:
– Anh Nguyễn Hưng Thanh
– Anh Nguyễn Văn Hạnh
– Anh Trần Văn Phòng
– Anh Nguyễn Hữu Lợi
Giải Longest drive:
– Chị Bùi Hồng Nhung
Giải Nearest to the Line:
– Anh Hà Thế Trường
 

 
6. Giải “Lucky draw”:
Anh Trần Ngọc Trung, Cựu HV lớp IeMBA#12 
 

 
Tham gia Gala Dinner, các gôn thủ không chỉ có khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một buổi chiều hết mình thi đấu, mà còn là nơi họ gặp gỡ, giao lưu, kết nối và mở rộng kết nối. Là ngôi trường đào tạo sau đại học và đào tạo doanh nhân tinh nhuệ hàng đầu Việt Nam hiện nay, học viên & cựu học viên của FSB phần lớn đều là những doanh nhân, những cá nhân thành đạt trong xã hội. Tại FSB GOLF OPEN 2020, môn thể thao này không chỉ dừng lại tại quy mô thi đấu, mà còn là địa điểm hội tụ đẳng cấp và mang đến những cơ hội hợp tác, kinh doanh giữa nhiều doanh nghiệp với nhau.
 
 
Kết thúc FSB GOLF OPEN 2020, CLB FSB GOLF CLUB (FGC) đã được chính thức ra mắt với ban chủ nhiệm gồm các cá nhân là các HV, Alumni của FSB. Với sứ mệnh “Kết nối, Chia sẻ, Hợp tác và Cùng thành công”, FGC thành lập nhằm tiếp tục duy trì thói quen luyện tập golf cho tất cả các hội viên của CLB. Đồng thời thông qua golf tăng cường phát triển mạng lưới kết nối của các doanh nhân & lãnh đạo có xuất phát điểm cùng là học viên, cựu học viên và CBNV FSB. Nhờ đó các thành viên có thể xây dựng mạng lưới những người cùng đẳng cấp, cùng vị thế, có cùng chung sở thích, chia sẻ các cơ hội và cùng trở nên thành công hơn.
 

 
Ban chủ nhiệm CLB FSB GOLF CLUB (FGC)
 
FSB GOLF OPEN là giải thường niên dành cho học viên, cựu học viên và các khách mời VIP của FSB. Giải được tổ chức luân phiên tại các khu vực có cơ sở của ĐH FPT tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn. Năm 2021 tới đây dự kiến tổ chức tại khu vực TP. HCM.
 
 
Công ty cổ phần vận tải hàng không Việt Nam Satsco , Công ty TNHH Rượu Ngon, Bảo hiểm PIV và nhiều doanh nghiệp Việt đã đồng hành cùng FSB để công tác tổ chức FSB GOLF OPEN 2020 được diễn ra thuận lợi và thành công tốt đẹp.
— 
Viện Quản trị & Công nghệ FSB – Đại học FPT www.fsb.edu.vn  có hơn 20 năm kinh nghiệm đào tạo về Quản trị Tổ chức và Doanh nghiệp, với hàng ngàn học viên các chương trình MBA, MSE, MiniMBA, CEO… cùng các khóa Đào tạo Doanh nghiệp khác hiện họ đang là những nhà quản trị nắm giữ những trọng trách cao trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như các công ty, tổ chức đa quốc gia trên Thế giới.
 
Về uy tín chất lượng chuyên môn nghiên cứu và đào tạo, trong nhiều năm liên tiếp từ 2011, Viện luôn giữ vị trí Top 3 trường đào tạo kinh doanh tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của tổ chức Eduniversal https://www.eduniversal-ranking.com/. Năm 2019, chương trình MBA của FSB vinh dự có thứ hạng 24 (nâng 3 bậc từ thứ hạng từ 27) trong Top 30 chương trình MBA tốt nhất Đông Á. Đại học FPT cũng được tổ chức QS Stars (một trong 3 tổ chức đánh giá các trường Đại học uy tín nhất trên Thế giới) đạt chuẩn chung 3 sao, trong đó tiêu chí chất lượng giảng dạy (Teaching) đạt chuẩn 5 sao. Đặc biệt tháng 11/2019 trường đã được ACBSP (Global Business Accreditation https://www.acbsp.org/) kiểm định chất lượng (Accredited) – đây là một trong 2 tổ chức điểm định quốc tế cao nhất với khối ngành quản trị kinh doanh hiện nay.
 

TRỰC TIẾP GIẢI FSB GOLF OPEN 2020

FSB GOLF OPEN là giải thường niên dành cho học viên, cựu học viên và các khách mời VIP của FSB. Giải được tổ chức luân phiên tại các khu vực có cơ sở của ĐH FPT tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn. Năm 2021 tới đây dự kiến tổ chức tại khu vực TP. HCM.
—————————
20:20 Khép lại giải đấu FSB GOLF OPEN 2020 và đêm Gala Dinner ấm cúng, CLB FSB GOLF CLUB (FGC) được chính thức “chào sân”. Chúc mừng các nhà vô định FSB GOLF OPEN mùa đầu tiên và chúc mừng tất cả golfers là những nhà vô địch tinh thần thể thao tham gia mùa giải năm nay và chúc FGC tiếp tục các mùa giải tiếp theo cùng thực hiện sứ mệnh “Kết nối, Chia sẻ, Hợp tác và Cùng thành công” .

20:15 Giải thưởng lớn nhất, đặc biệt nhất của FSB GOLF OPEN 2020 đã tìm thấy chủ nhân: Anh Phạm Văn Chung, Cựu HV lớp IeMBA#12, gôn thủ xuất sắc nhất đã giành giải BEST CROSS danh giá nhất của giải đấu!

 

20:10 Giải lucky draw dành cho người tham gia may mắn nhất, theo thể lệ bốc thăm, anh Trần Ngọc Trung – Cựu HV lớp IeMBA#12 đã giành giải thưởng là 01 TV 43inch đến từ một trong các NTT chương trình, Công ty Du lịch Én Việt

 

20:00 TS.Nguyễn Việt Thắng, Đại diện Ban tổ chức giải FSB GOLF OPEN 2020 trao cúp cho các nhà vô địch:

Vô địch bảng A: Trần Quang Hiếu
Vô địch bảng B: Phạm Thành Hưng
Vô địch bảng C: Phạm Xuân Khai

19:25 Phần giao lưu của ông Hà Nguyên – Trưởng Ban tổ chức FSB GOLF OPEN 2020 và anh Hoàng Hải Đường – Cựu HV FSB, thành viên CLB FSB Golf Club. Anh Đường hi vọng CLB sẽ trở thành nơi kết nối tất cả Học viên, Cựu HV, CNGV FSB có cùng niềm yêu thích môn thể thao này.

19:20 Giải Nhì các bảng A, B, C đã gọi tên các gôn thủ xuất sắc:
Nhì bảng A: Nguyễn Tô Ninh
Nhì bảng B: Đinh Hồng Sơn
Nhì bảng C: Trần Hoàng Hà
 

19:15 BTC trao giải Ba các bảng A, B, C cho các gôn thủ:
Bảng A: Trần Văn Phòng
Bảng B: Đường Ngọc Hà
Bảng C: Lê Duy Anh
 

19:10 Gala Dinner không chỉ là nơi để các gôn thủ nghỉ ngơi sau một buổi chiều thi đấu hết mình, mà còn là nơi để gặp gỡ, giao lưu, kết nối và mở rộng kết nối. Là ngôi trường đào tạo sau đại học và đào tạo doanh nhân hàng đầu Việt Nam hiện nay, học viên & cựu học viên của FSB phần lớn đều là những doanh nhân, những cá nhân thành đạt trong xã hội. Tại giải FSB GOLF OPEN 2020, môn thể thao này không chỉ dừng lại tại quy mô thi đấu, mà còn là địa điểm hội tụ đẳng cấp và mang đến những cơ hội hợp tác, kinh doanh giữa nhiều doanh nghiệp với nhau.
 
19:00 Những “Giải kĩ thuật” đầu tiên được trao cho các golf thủ. Giải dành cho những golfers có các cú đánh hay, đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật chính xác của môn thể thao này. Đại diện FSB – Ông Hà Nguyên và đại diện Nhà tài trợ, Công ty TNHH Rượu Ngon đã trao cup và phần thưởng cho các gôn thủ.

Giải Nearest to the Pin:
Nguyễn Hưng Thanh
Nguyễn Văn Hạnh
Trần Văn Phòng
Nguyễn Hữu Lợi
Giải Longest drive:
Bùi Hồng Nhung
Giải Nearest to the Line:
Hà Thế Trường
 

18:45 Đại diện FSB và BTC giải – Viện trưởng, TS. Nguyễn Việt Thắng có lời phát biểu chúc mừng các Golf thủ tham gia FSB Golf Open 2020 đã có một giải đấu thành công hôm nay. Đồng thời ông cũng chia sẻ về những gì FSB có và đã làm được cũng như sự thành công của cộng đồng Alumni hiện nay.
 
18:30 Gala Dinner gồm tiệc tối và Lễ Trao giải FSB Golf Open 2020 đã chính thức bắt đầu tại Hội trường lớn Sân golf Yên Dũng, Bắc Giang. Sự góp mặt của MC Thu Hương (VTV) cũng là cựu học viên của trường với những lời bình hết sức gần gũi đã làm cả hội trường như trở lại đồng môn một thời cùng đi học. 
 
 
18:00 Những chiếc cúp danh giá đang chờ đợi các chủ nhân của nó. Hiện các golfers đã kết thúc các bảng thi đấu và những trận đấu cuối cùng. Hãy cùng tiếp tục hướng về Gala Lễ trao giải FSB Golf Open 2020. Nhà vô địch sẽ sớm lộ diện trong đêm nay!
 
17:40 Để giải được tổ chức thành công như hôm nay, BTC không thể không nhắc đến các đơn vị Nhà tài trợ gồm: Công ty cổ phần vận tải hàng không Việt Nam Satsco , Công ty TNHH Rượu Ngon, Bảo hiểm PIV và nhiều doanh nghiệp Việt đồng hành cùng FSB tại “FSB Golf Open 2020”  mang đến những phần thưởng và giá trị tài trợ vô cùng hấp dẫn.
 
17:20 MC Thu Hương VTV và MC Hồng Phong hiện đã có mặt tại địa điểm tổ chức. Và đây cũng chính là 2 MC sẽ dẫn dắt chương trình trong Gala Lễ trao giải FSB Golf Open 2020 diễn ra từ 17:30 – 20:00 tại Hội trường lớn Sân Golf Yên Dũng, Bắc Giang.
 
 
 
17:05 Càng về cuối, những cú đánh blast, chip shot, putt, swing, backswing càng trở nên đầy cảm xúc với kể cả những golf thủ lẫn những người bên ngoài thảm cỏ.
 
16:50 Với số lượng golf thủ tham gia đông đảo, BTC FSB Golf Open 2020 đã tiến hành chia golfer theo các bảng. Tại đây, các golfers ngoài  gia với mục tiêu giải trí, luyện tập sức khỏe; còn có thể coi việc chơi golf là những cơ hội giao lưu, gặp gỡ, phát triển mạng lưới đối tác, kết nối và mở rộng những cơ hội hợp tác và cùng nhau đi tới thành công.
 
16:40 Trưởng ban đào tạo Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Ông Hà Nguyên chuẩn bị cho một cú ra bóng. FSB Golf Open 2020 dành cho toàn thể Học viên, Alumni, CBGV FSB, vì vậy, sự có mặt của ông Hà Nguyên khiến cho giải trở nên hấp dẫn, bởi ông cũng đã dành nhiều thời gian những năm qua cho môn thể thao này.
 

 
16:30 Khi không khí thi đấu bên ngoài sân cỏ đang vô cùng phấn khích và quyết liệt, tại hậu trường, công tác chuẩn bị cho Gala Lễ trao giải và tiệc tối nay đang được BTC hoàn thiện những chi tiết cuối cùng. Hy vọng các golfers sẽ có một đêm Gala vui vẻ và đậm chất FSB!
 
 
16:15 Với 1 cú đánh từ Tee mà có thể đưa thẳng bóng vào lỗ hole thì sẽ được  là "Hole-in-one". Thường những cú "Hole-in-one" sẽ được ghi tại lỗ par 3. Hãy đón chờ xem ai sẽ là chủ nhân của giải thưởng này, sẽ được công bố tại  Lễ trao giải FSB Golf Open 2020 diễn ra từ 18h00 đến 20h00 tối nay tại Hội trường lớn Sân Golf Yên Dũng, Bắc Giang. Các giải thưởng chính (Nhất, Nhì, Ba, Best Gross….) cũng được trao trong khuôn khổ này
 


 
 
16:00 Một cú đánh Hole-in-one là niềm tự hào, khát khao và đánh dấu khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong mỗi giải đấu của mỗi golfer. Tại FSB GOLF OPEN 2020, giải thưởng dành cho golf thủ có cú đánh "Hole-in-one" trị giá lên tới 200 triệu đồng tiền mặt. Là giải thưởng trong kết cấu những giải đặc biệt quan trọng, vì vậy các golfers cũng thể hiện sự vô cùng thích thú, hào hứng.
 
15:45 Golf thủ Paolo Pettini, Golfer đến từ Đại sứ quán Italia thể hiện sự hào hứng sau phần chơi của mình, đồng thời ông cùng bày tỏ tình cảm yêu mến dành cho Viện Quản trị & Công nghệ FSB cũng như BTC Giải FSB Golf Open 2020
 
15:30 Hệ thống điểm chấp của golf được tính dựa trên kỹ năng của người chơi khiến cho những người chơi có kỹ năng, trình độ, thể chất không tương đương có thể cùng tham gia thi đấu, không phân biệt golfer nam/nữ…Thậm chí người chơi kém cũng có thể thắng nếu thể hiện tốt. Có lẽ “tính chất hào hiệp” và “bình đẳng” này của golf khiến nó trở nên đặc biệt hấp dẫn với các doanh nhân.
 
15:00 Trong gần 100 golfers tham dự FSB GOLF OPEN 2020, số lượng golf thủ nữ chiếm không nhiều. Vì vậy sự xuất hiện của những "bóng hồng" trên thảm cỏ xanh càng khiến cho giải đấu trở nên hấp dẫn và thu hút hơn.
 
14:30 Kết cấu địa hình Bắc Giang, khung cảnh vô cùng đẹp cùng với thời tiết thuận lợi tại sân golf Yên Dũng tạo thêm nhiều cảm hứng cho các gôn thủ thi tài, cọ xát giao lưu.
 
 
14:00 Một khoảnh khắc đẹp trước cú Swing đầy uy lực mạnh mẽ của golfer giải FSB GOLF OPEN 2020
 

 
13:30 Các gôn thủ của giải lần lượt phát bóng tại khu vực từng bảng đấu
 

 

 
13:15 Cú phát bóng đầu tiên của golfer Nguyễn Bảo Quân đã chính thức mở màn các bảng đấu của FSB GOLF OPEN 2020
 
12:45 Sau các nghi thức khai mạc, các Golfer chia bảng và bắt đầu bước vào những cú Swing đầu tiên của giải
 

 
 
12:00 Chính thức khai mạc giải FSB GOLF OPEN 2020 tại Sân golf Yên Dũng, Bắc Giang. Với gần 100 HV, Alumni của FSB đã quy tụ tại giải, hứa hẹn những trận đấu đẳng cấp cùng những cú swing đẹp mắt trong một ngày thời tiết đẹp như hôm nay tại Bắc Giang!
 
 
 
Mr. Paolo Pettini, Golfer đến từ Đại sứ quán Italia đã có mặt tại giải
11:15 Khu vực checkin sẵn sàng chào đón các golfers của giải FSB Golf Open năm nay
 

10:15 Những chiếc cup đang chờ nhà vô địch tại sân golf Yên Dũng, giữa lòng thành phố Bắc Giang