Rượu Ngon, Satsco và nhiều doanh nghiệp Việt đồng hành cùng FSB tại Giải Golf Mở rộng 2020

Nhằm phát triển những lợi ích của Golf đối với sức khoẻ và cơ hội tăng cường phát triển mạng lưới kết nối của các doanh nhân, học viên, cựu học viên và CBNV FSB, Viện Quản trị & Công nghệ FSB đã chính thức phát động Giải "FSB Golf Open 2020".

Giải "FSB Golf Open 2020do Viện Quản trị & Công nghệ FSB tổ chức sẽ diễn ra vào ngày Chủ nhật, 06/12/2020 tới đây tại Sân Golf Yên Dũng, Bắc Giang. Đây là giải golf được tổ chức thường niên và luân phiên tại các Campus của FSB (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng). Giải được tổ chức lần đầu tiên tại FSB Hà Nội với một số các gôn thủ của FSB đến từ cả Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vũng Tàu.
 
Để chương trình diễn ra được thuận lợi, bên cạnh sự nỗ lực của đơn vị tổ chức giải, sự nhiệt tình của các “gôn thủ”…thì không thể không kể tới sự đồng hành từ các nhà tài trợ.
 
Hãy cùng chúng tôi điểm danh những doanh nghiệp đồng hành cùng giải "FSB Golf Open 2020lần này:

  • Nhà tài trợ Kim cương: Satsco tài trợ 4 thẻ Fash track Satsco (dịch vụ check in nhanh tại Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất), tổng trị giá 140.000.000 VND
  • Nhà tài trợ Kim cương: Công ty Rượu Ngon tài trợ 52 chai trị giá 55.000.000 VND (10 chai tặng giải, 42 chai phục vụ gala)
  • Nhà tài trợ Vàng: Bảo hiểm PVI tài trợ 24.000.000 VND (bảo hiểm cho 4 hố HIO)
  • Nhà tài trợ Bạc: Sân Golf Yên Dũng tài trợ các Backdrop của giải đấu tổng trị giá 15.000.000 VND
  • Nhà tài trợ Bạc: Lớp cựu học viên IeMBA#15 20.000.000 VND

 
NHÀ TÀI TRỢ KIM CƯƠNG :
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀNG KHÔNG MIỀN NAM SATSCO

Được thành lập từ năm 1975, là thành viên của Tổng Công Ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV).
Tính đến nay, công ty đã có hơn 45 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dịch vụ Vận chuyển & Cho thuê xe, Dịch vụ Hàng không & Sân bay, với đội ngũ hơn 200 nhân viên và quản lý chuyên môn dày dặn kinh nghiệm, góp phần khẳng định vị trí tiên phong của SATSCO trong việc kinh doanh phát triển đầu tư cảng hàng không tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, SATSCO còn cung cấp các dịch vụ khác như dịch vụ du lịch, Logistics, Bảo trì & Sửa chữa ôtô, Kinh doanh xe & phụ tùng chính hiệu Mitsubishi.

Với chất lượng ngày càng được nâng cao và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, SATSCO cam kết những gì chúng tôi mang đến cho quý khách đều hướng tới sự thoải mái, tiện nghi và đáng tin cậy.
“Trải nghiệm của quý khách là mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi.”
Website: https://satsco.com.vn/

NHÀ TÀI TRỢ KIM CƯƠNG:
CÔNG TY TNHH RƯỢU NGON

Rượu là một chủ đề luôn cuốn hút sự khám phá, bởi quá trình phát triển của rượu gắn liền với lịch sử, văn hóa, địa lý, nhân chủng học.v.v..Kiến thức về rượu thật rộng lớn và là một phần văn hóa ẩm thực đặc sắc của nhân loại.

Rượu Ngon không chỉ đơn thuần kinh doanh rượu, mà còn mong muốn góp phần tập hợp, hệ thống các kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý.v.v..đến cách thức lựa chọn, bảo quản và thưởng thức các dòng rượu khác nhau trên thế giới để những người say mê khám phá về rượu hoặc muốn tìm hiểu về “văn hóa Rượu” có thể sẻ chia cùng nhau…

Đến với Rượu Ngon, khách hàng sẽ được khám phá sự phong phú về các dòng rượu và các loại rượu khác nhau đến từ các quốc gia rượu vang nổi tiếng trên thế giới, được tư vấn tận tình và đặc biệt quý khách có thể nếm thử trước khi quyết định chọn mua. Rượu Ngon cam kết cung cấp những chai rượu được nhập chính ngạch từ chính hang, mỗi chai rượu luôn có xuất sứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và luôn được bảo quản tốt nhất.

Hệ thống phân phối: Rượu Ngon có hệ thống phân phối trải dài 3 miền Bắc, Trung, Nam, kho hàng và văn phòng đại diện tại Hà Nội, Đà Nẵng, HCM và hệ thống showrom tại Các Tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Website: https://ruoungon.vn/

NHÀ TÀI TRỢ VÀNG:
TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM PVI

Là thành viên của PVI Holdings (Công ty cổ phần PVI – PVI Holdings: Đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh Bảo hiểm phi nhân thọ với vị thế đã được khẳng định trong nhiều năm.

NHÀ TÀI TRỢ BẠC
SÂN GOLF YÊN DŨNG, BẮC GIANG

Là tổ hợp vui chơi giải trí, đánh golf và nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 4 sao, được thiết kế và xây dựng trên vị trí ưu tiên, đẹp từ mọi góc nhìn, thuận lợi giao thông…đảm bảo cung cấp dịch vụ hoàn hảo với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

NHÀ TÀI TRỢ BẠC
LỚP CỰU HỌC VIÊN IeMBA#15

Là tập thể những cựu học viên trưởng thành từ chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của nhà trường. Hiện các anh chị cựu học viên đều thành đạt và đảm nhận nhiều chức vụ quan trong trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.

Viện Quản trị & Công nghệ FSB trân trọng cám ơn sự đồng hành của các đơn vị Nhà tài trợ giải "FSB Golf Open 2020. Sự đồng hành của quý doanh nghiệp chắc chắn góp phần quan trọng để giải thành công tốt đẹp.

Tin FSB

20/11 tưng bừng tại FSB

Để kỉ niệm ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT đã có chuỗi những hoạt động vô cùng ý nghĩa.
 
Các học viên trên khắp mọi miền đất nước cùng nhau gửi tới các thầy cô của mình những lá thư, lời chúc vô cùng cảm động trong suốt tuần lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
 


 

Meeting chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tổ chức tại trụ sở chính FSB Mỹ Đình với sự tham dự của hội đồng giảng viên, CBNV và học viên FSB…đầy ắp tiếng cười trong “ngày hội” đặc biệt của riêng ngành Giáo dục. Các tiết mục văn nghệ đặc sắc và chương trình tri ân các giảng viên từ nhà trường, học viên, cựu học viên… là những điểm sáng đặc sắc của chương trình.
 
 
 
Tại FSB khu vực phía Nam và Đà Nẵng, các giảng viên, CBNV FSB đã tham dự dạ tiệc tri ân vô cùng hoành tráng do Tổ chức giáo dục FPT (FE) tổ chức với sự góp mặt của các thầy cô giáo, CBNV thuộc tổ chức.
 
 

 
Người Việt Nam có truyền thống “Tôn sư trọng đạo” từ lâu đời cho đến nay…Những hoạt động trong ngày nhà giáo hàng năm để người FE nói chung và FSB nói riêng cùng nhau chia sẻ, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
 
 
 

 
Viện Quản trị & Công nghệ FSB – Đại học FPT www.fsb.edu.vn  có hơn 20 năm kinh nghiệm đào tạo về Quản trị Tổ chức và Doanh nghiệp, với hàng ngàn học viên các chương trình MBA, MSE, MiniMBA, CEO… cùng các khóa Đào tạo Doanh nghiệp khác hiện họ đang là những nhà quản trị nắm giữ những trọng trách cao trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như các công ty, tổ chức đa quốc gia trên Thế giới.
 
Về uy tín chất lượng chuyên môn nghiên cứu và đào tạo, trong nhiều năm liên tiếp từ 2011, Viện luôn giữ vị trí Top 3 trường đào tạo kinh doanh tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của tổ chức Eduniversal https://www.eduniversal-ranking.com/. Năm 2019, chương trình MBA của FSB vinh dự có thứ hạng 24 (nâng 3 bậc từ thứ hạng từ 27) trong Top 30 chương trình MBA tốt nhất Đông Á. Đại học FPT cũng được tổ chức QS Stars (một trong 3 tổ chức đánh giá các trường Đại học uy tín nhất trên Thế giới) đạt chuẩn chung 3 sao, trong đó tiêu chí chất lượng giảng dạy (Teaching) đạt chuẩn 5 sao. Đặc biệt tháng 11/2019 trường đã được ACBSP (Global Business Accreditation https://www.acbsp.org/) kiểm định chất lượng (Accredited) – đây là một trong 2 tổ chức điểm định quốc tế cao nhất với khối ngành quản trị kinh doanh hiện nay.
 

Giá trị mua bán sáp nhập giảm mạnh vì Covid-19

Tổng giá trị M&A năm 2020 của Việt Nam chỉ đạt 3,5 tỷ USD, giảm một nửa so với mức 7,2 tỷ USD năm ngoái, theo CMAC Institute.
 
Sản phẩm của Masan được bày bán tại VinMart sau thương vụ M&A cuối năm 2019. Ảnh: Hoài Thu.
Báo cáo của Viện nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập (CMAC Institute) công bố tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 chiều 24/11 cho biết, do ảnh hưởng của Covid-19, thị trường mua bán và sáp nhập giảm mạnh về giá trị. Hiện ước tính tổng giá trị M&A năm 2020 chỉ đạt 3,5 tỷ USD so với mức 7,2 tỷ USD năm 2019. Khả năng phục hồi sớm nhất được dự báo từ giữa năm 2021.
 
Theo nhóm nghiên cứu thuộc CMAC Institute, tuy giảm mạnh về giá trị, thị trường M&A Việt Nam vẫn được đánh giá là ít bị tác động nhất so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trong nhóm 6 quốc gia gồm Việt Nam, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Ấn Độ, Việt Nam đạt thang điểm cao nhất theo tiêu chí không bị tác động tiêu cực.
 
Tính từ tháng 6/2019 đến tháng 10/2020, các thương vụ mua bán sáp nhập tại thị trường Việt Nam rơi chủ yếu vào những lĩnh vực như bất động sản, tài chính – ngân hàng, công nghiệp, bán lẻ. Tỷ trọng giá trị M&A của các doanh nghiệp trong nước có xu hướng tăng nhờ vào sự chủ động thực hiện những thương vụ của các doanh nghiệp tư nhân. Giá trị của doanh nghiệp Việt là bên mua trong các thương vụ giai đoạn này đã tăng lên mức một phần ba tổng giá trị thay vì chỉ chiếm 11,8% như năm 2018.
 
Nhóm nghiên cứu thuộc CMAC đưa ra đánh giá thận trọng về diễn biến và giá trị của thị trường M&A tại Việt Nam năm tới. Theo đó, sự phục hồi sớm nhất phải từ giữa năm 2021 trở đi và giá trị có thể chỉ đạt mức bình quân của giai đoạn 2014-2017, ở ngưỡng 4,5-5 tỷ USD. Các lĩnh vực như hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, công nghiệp, nông nghiệp có lẽ vẫn là tâm điểm của các thương vụ mua bán sáp nhập trong năm 2021.
 
Những lĩnh vực mới được cho là sẽ góp phần tạo ra cú hích trên đường hồi phục của thị trường M&A Việt Nam như ngành viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm, giáo dục. Một vài nhân tố mới trên thị trường mua bán sáp nhập là thương mại điện tử, y tế, kinh tế số có thể cũng xuất hiện.
 
Nhóm nghiên cứu CMAC cho biết thêm, phải chờ đến năm 2022 thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam mới trở lại mức giá trị M&A tương đương với mức 7 tỷ USD của năm 2019. Hiện các đối tác thực hiện M&A nhiều nhất đến từ 4 quốc gia là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan. Nhóm big 4 này cũng được cho là sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong những năm tới.

(Nguồn: VnExpress)

Tân Thạc sĩ quản trị kinh doanh FSB hào hứng đánh dấu ngày ra trường ấn tượng tại Lễ tốt nghiệp 2020

Ngày 14/11/20, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT tổ chức Master Graduation Ceremony – Lễ tốt nghiệp tại Hội trường Đại học FPT, Khu Công nghệ cao, Quận 9 dành cho học viên Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) tốt nghiệp trong năm 2020.

Đến tham dự buổi lễ là đại diện Ban lãnh đạo Viện Quản trị & Công nghệ FSB – TS Nguyễn Hồng Phương – Giám đốc Đào tạo FSB TP HCM, TS Đoàn Thị Thanh Hương – Chủ nhiệm bộ môn Tài chính doanh nghiệp từ trụ sở FSB Hà Nội cùng các thầy cô giảng viên cùng quý phụ huynh và các Tân Thạc sĩ của kỳ tốt nghiệp năm 2020.

Master Graduation Ceremony là sự kiện trọng đại và luôn được mong chờ với mỗi học viên FSB, đánh dấu khoảnh khắc với một bước ngoặc mới cũng như thành quả của một chặng đường dài phấn đấu nỗ lực học tập của các nhà quản trị, lãnh đạo, CEO, trưởng phòng các cấp,…. để chinh phục tấm bằng MBA.

Lễ tốt nghiệp Thạc sĩ của FSB được tổ chức hoành tráng cùng nhiều nghi thức trang trọng đặc trưng đánh dấu “ngày ra trường” của các Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Khu triển lãm tranh – ngược dòng ký ức về những ngày đã đồng hành cùng nhau, gắn bó với thầy cô, với bạn bè, với lớp, với trường, các khu vực trang trí, photobooth đầy dấu ấn để những bức hình tốt nghiệp kỷ niệm cùng những hậu phương của mỗi Tân Thạc sĩ. FSB đánh dấu sự kiện với nhiều điểm nhấn đặc biệt: tiết mục múa võ Vovinam mở màn buổi lễ tốt nghiệp MBA, đại diện Ban lãnh đạo nhà trường gửi lời chúc trân trọng tới các Tân thạc sĩ. Và giây phút được mong chờ nhất của buổi Lễ tốt nghiệp MBA năm 2020, các Tân Thạc sĩ Quản trị kinh doanh từ FSB khu vực phía Nam, gồm các lớp FEMBA Hồ Chí Minh, FEMBA Cần Thơ, Cà Mau được vinh danh lên nhận bằng tốt nghiệp trong bầu không khí trang trọng của buổi lễ cùng niềm hân hoan chúc mừng đến từ các thầy cô, nỗi háo hức của những bạn đồng môn và niềm tự hào từ gia đình, người thân, bạn bè. Cuối cùng, cả hội trường trầm lặng, đầy cảm xúc với nghi thức cảm ơn thầy cô, giảng viên, nghi thức cảm ơn người thân và nghi lễ tung mũ tốt nghiệp chính thức là dấu ấn  ra trường.

Một số hình ảnh ấn tượng tại Lễ tốt nghiệp 2020 – MBA FSB khu vực phía Nam:

 

Học viên FSB checkin nhận lễ phục và namelable tốt nghiệp

Tân Thạc sĩ lật xem từng trang Alumnibook 2020 ghi lại những hình ảnh kỷ niệm trong suốt chương trình

Các nhà quản trị phấn khởi chụp ảnh cùng bạn đồng môn ngày ra trường

Khu vực sảnh checkin ghi lại dấu ấn tốt nghiệp cùng người thân, gia đình

Tiết mục múa võ Vovinam như một thông lệ mở đầu buổi lễ tốt nghiệp 2020 – FSB HCM

Lễ tốt nghiệp trang trọng đánh dấu một cột mốc mới với Tân Thạc sĩ Quản trị kinh doanh FSB

 
Nghi thức tung mũ tốt nghiệp chính thức đánh dấu ngày ra trường với Tân Thạc sĩ Quản trị kinh doanh – MBA FSB
 
Tin FSB

Bức tranh kinh tế trái ngược của châu Á và phương Tây

Trong khi Nhật Bản, Trung Quốc công bố hàng loạt số liệu lạc quan, Mỹ và châu Âu vẫn mắc kẹt trong vũng lầy kinh tế của đại dịch.

Người dân trên một con phố tại Osaka (Nhật Bản). Ảnh: Reuters

Các nền kinh tế lớn nhất châu Á đã thoát khỏi cú trượt dốc do đại dịch. Hiện tại, họ chỉ cần đảm bảo việc số ca nhiễm tăng nhanh tại các nước khác không đe dọa đà phục hồi của mình.
 
Nhật Bản hôm qua (16/11) công bố GDP tăng 5% trong quý III so với quý trước, kéo nước này ra khỏi suy thoái. Nếu hiệu chỉnh theo cơ sở hàng năm, tốc độ tăng trưởng là 21,4% – nhanh nhất lịch sử nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Vài giờ sau thông tin từ Nhật Bản, Trung Quốc cũng công bố số liệu cho thấy đà hồi phục tại đây tiếp tục tăng tốc. Sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng gần 7%, vượt dự báo của các nhà kinh tế trong khảo sát của Refinitiv. Doanh số bán lẻ tăng hơn 4% – nhanh nhất từ đầu năm.
 
Các tin tức đầy hứa hẹn tại châu Á hoàn toàn trái ngược với viễn cảnh u ám ở phương Tây. Nhiều quốc gia tại đây vẫn đang vật lộn với việc Covid-19 tái bùng phát, buộc họ một lần nữa áp lệnh hạn chế nhằm kìm hãm đại dịch. Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tuần trước lặp lại nhận định kinh tế Mỹ cần tăng kích thích từ cả chính phủ lẫn Fed để vượt qua đại dịch.
 
Ngân hàng Trung ương Anh đầu tháng này cảnh báo nguy cơ suy thoái kép khi Anh tái áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc. Liên minh châu Âu (EU) cũng đang đối mặt tình cảnh tương tự.
 
 
 
Người đi bộ tại ga Oxford Circus khi Anh tái áp đặt các lệnh hạn chế. Ảnh: Reuters
 
"Hầu hết nền kinh tế châu Á diễn biến tốt hơn phương Tây, chủ yếu nhờ kiềm chế đại dịch tốt hơn", Louis Kuijs – người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại Oxford Economics cho biết.
 
Ông dự báo phần lớn nền kinh tế châu Âu tăng trưởng âm quý này, do các biện pháp hạn chế liên quan đến Covid-19. Mỹ cũng có thể chịu đòn giáng vào tăng trưởng, kể cả khi không đóng cửa các doanh nghiệp.
 
Thách thức hiện tại với châu Á là làm thế nào duy trì đà tăng trưởng hiện tại, khi các đối tác thương mại chính vẫn vật lộn với Covid-19. "Lệnh phong tỏa tại châu Âu và Mỹ tăng trưởng chậm lại sẽ đe dọa đà phục hồi của các nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu", Frederic Neumann – lãnh đạo tại HSBC nhận định, "Một mình châu Á không thể kéo kinh tế toàn cầu ra khỏi vũng lầy".
 
Chính phủ Trung Quốc hôm qua cũng thừa nhận rủi ro này. Fu Linghui – người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết trước báo giới rằng đại dịch tái bùng phát tại châu Âu và Mỹ đang tạo ra bất ổn cho xuất khẩu của Trung Quốc. Dù vậy, ông cho biết tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc năm nay vẫn đang tăng, đi ngược xu hướng toàn cầu.
 
Kujis cũng lạc quan. Dù Mỹ và châu Âu suy yếu sẽ gây sức ép lên thương mại và đầu tư tại châu Á, việc này cũng sẽ không khiến các nền kinh tế trong khu vực trật nhịp, miễn là họ không để dịch tái bùng phát tại nước mình.
 
"Nếu các nền kinh tế châu Á có thể tiếp tục tránh được đợt phong tỏa lớn, ảnh hưởng từ Mỹ và châu Âu sẽ chỉ tác động phần nào, chứ không đảo ngược được việc này", ông nói.
 
Bất chấp tình hình đại dịch, các nước trong khu vực vẫn đang cố gắng thắt chặt quan hệ với nhau mà không cần sự trợ giúp từ phần còn lại của thế giới. Cuối tuần trước, 15 quốc gia tại châu Á – Thái Bình Dương đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). "Việc này sẽ củng cố xu hướng đang diễn ra suốt nhiều thập kỷ qua – trọng tâm kinh tế toàn cầu đang dần ngả sang phía Đông", HSBC nhận định.
(Nguồn: Vnexpress)