Tổng giám đốc PwC Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo “ĐÓN ĐẦU CƠ HỘI M&A TẠI VIỆT NAM” của FSB

Sáng ngày 19/3/2022, Tổng giám đốc PwC Việt Nam, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, cùng các cộng sự đã có những chia sẻ hết sức bổ ích về M & A (Mergers: Sáp Nhập và Acquisitions: Mua lại) tại Hội thảo quản trị tháng 3 do Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT tổ chức.
 
Diễn giả Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Vietnam là một trong những gương mặt nữ lãnh đạo tiêu biểu của Việt Nam. PwC Việt Nam – 1 trong Big 4 Kế Kiểm – là thành viên của mạng lưới PwC toàn cầu, cung cấp các dịch vụ về kiểm toán và đảm bảo, tư vấn quản lý tài chính, tư vấn thuế và pháp lý chất lượng cao.

Diễn giả Đinh Thị Quỳnh Vân là một trong những gương mặt nữ lãnh đạo tiêu biểu của Việt Nam

 
Tham dự chia sẻ cùng bà Vân là 2 cộng sự: ông Lê Minh Tuấn, Phó Tổng giám đốc & bà Angela Yang, Giám đốc Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp của PwC Việt Nam.
 

Ông Lê Minh Tuấn, Phó Tổng giám đốc PwC Việt Nam tại buổi chia sẻ
Bà Angela Yang, Giám đốc Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp PwC Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

 
Chương trình xoay quanh 5 nội dung:
1. Tổng quan thị trường & Xu hướng M&A
2. Mục đích M&A?
3. Góc nhìn Bên Bán và Bên Mua
4. Xây dựng chiến lược M&A hiệu quả
5. Rủi ro và Thách thức hậu M&A
 
Ngoài ra, phần hỏi đáp trong chương trình cũng đã giải đáp được nhiều thắc mắc của học viên về M&A.
 
Tin FSB

Thúc đẩy doanh số thương mại điện tử bằng social commerce

Sáng tạo nội dung chất lượng, phân tích số liệu SEO, tận dụng từ khóa liên quan thu hút truy cập… giúp doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến tăng trưởng doanh thu hiệu quả.

Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam chú trọng nội dung các kênh quảng bá, mua sắm, giải trí. Trong đó, hình thức livestream giới thiệu sản phẩm với sự góp mặt của các KOL, KOC liên tục đổi mới, được đầu tư chỉn chu, giúp tăng tỷ lệ mua hàng thành công, thu hút thêm nhiều đối tượng tiềm năng. Ảnh: Lazada Việt Nam

 
Hình thức mua sắm trực tuyến lên ngôi và dần thay thế kênh bán lẻ truyền thống nhờ những lợi thế về mặt công nghệ. Theo DP World, dự kiến đến năm 2023 ngành thương mại điện tử nói chung chiếm hơn 22% tổng doanh thu bán lẻ toàn cầu. Đây là tín hiệu tích cực các doanh nghiệp chủ động chuyển đổi số sớm.
 
Song để duy trì lợi thế cạnh tranh, mỗi đơn vị cần tận dụng các công cụ hiện hữu đúng thời điểm, phù hợp mô hình vận hành. Một trong số đó là tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) nhằm tăng mật độ hiển thị trên các trang mạng xã hội. SEO sẽ góp phần tăng lượt truy cập và tỷ lệ mua hàng thành công, thu hút thêm khách hàng tiềm năng.
 
Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách, doanh nghiệp bán lẻ có thể mất đi doanh số bán hàng tiềm năng, theo Tom Welbourne, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Good Marketer. Theo đó, Tom đã đưa ra một số gợi ý giúp doanh nghiệp thương mại điện tử lẫn các thương hiệu sở hữu website bán hàng trực tuyến thúc đẩy doanh số hiệu quả bằng thương mại điện tử xã hội (social commerce).
 
Chú trọng chất lượng nội dung sản phẩm
 
Theo Tom Welbourne, nội dung là một trong những yếu tố quyết định chiến dịch thương mại xã hội thành công hay không. Mạng internet hiện nay tràn ngập thông tin và quảng cáo của các doanh nghiệp bán lẻ cả truyền thống lẫn trực tuyến. Để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần đảm bảo website hoặc ứng dụng của họ phủ sóng bởi loạt nội dung chất lượng cao.

 

Chăm chút giao diện website, ứng dụng
 
Ngày càng nhiều người dùng thiết bị di động lướt internet. Theo số liệu từ Hootsuite, tính đến tháng 1/2022, có đến 5,31 tỷ người, tương đương 67,1% dân số thế giới sử dụng điện thoại di độn. Trong đó, 192 triệu người lần đầu sử dụng mạng internet, nâng tổng số người dùng trên toàn cầu lên 4,95 tỷ.
 
Một báo cáo khác là State of Mobile 2022 của App Annie cũng cho thấy người dùng di động thông thường hiện dành trung bình 4 giờ 48 phút mỗi ngày để giải trí, làm việc, liên lạc và những mục đích khác. Đại dịch đã góp phần thúc đẩy ngày càng nhiều người lên mạng internet. Và thiết bị di động nhỏ gọn được họ ưa chuộng hơn các loại laptop hay máy tính bàn.
 
Số liệu người dùng thiết bị di động cho thấy doanh nghiệp thương mại điện tử ngoài chú trọng giao diện website cũng cần quan tâm nâng cấp, đầu tư cho ứng dụng. Ảnh: Freepik
 
Theo đó, ngoài việc đảm bảo website thương mại điện tử có giao diện thân thiện, dễ dùng, hút mắt, doanh nghiệp cũng cần chú trọng xây dựng ứng dụng, tối ưu hóa các công cụ trên thiết bị di động. Việc cải tiến các tính năng, tăng trải nghiệm mua sắm giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mong muốn, tăng tỷ lệ đơn hàng thành công.
 
Tập trung SEO trong khu vực lân cận
 
Tuy mua sắm trực tuyến hiện thịnh hành bất kể người mua, người bán ở đâu, song nhiều người dùng vẫn nói rằng họ sẽ ưu tiên mua hàng những shop nội thành, lân cận để nhận hàng sớm, việc đổi trả cũng dễ dàng hơn nhiều. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng thực phẩm tươi sống, nông sản, hoặc sản phẩm có hạn sử dụng ngắn ngày càng cần chú trọng SEO lân cận.
 
Vị Giám đốc Good Marketer cho rằng tối ưu SEO địa phương có thể giúp chạm đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn, đánh trúng tâm lý mua hàng nhanh, gần, dễ đổi trả.
 
"SEO địa phương thường bao gồm các bước như: thêm thương hiệu, gian hàng của bạn vào mục Google My Business – Doanh nghiệp của tôi; tạo các bài đăng trên blog hoặc mạng xã hội địa phương; tối ưu website bán hàng và ứng dụng bằng các từ khóa có liên quan đến tỉnh, thành, khu vực của bạn hoặc lân cận", Tom Welbourne liệt kê.
 
Theo dõi kết quả
 
SEO là khoản đầu tư dài hạn, các doanh nghiệp bán lẻ, thương mại điện tử cần theo dõi sát sao kết quả và các số liệu để đánh giá mức độ hiệu quả triển khai. Điều đó giúp thiết lập mục tiêu chuẩn xác, đưa ra giải pháp kịp thời và nắm bắt đúng thời điểm cần thay đổi chiến lược.
 
Mặt khác, theo dõi SEO của đối thủ cạnh tranh cũng quan trọng không kém khi có thể giúp doanh nghiệp sớm có chiến lược "đánh phủ đầu" kịp thời, giữ vững lợi thế cạnh tranh.
 
Đội ngũ SEO tận tâm
 
SEO là lĩnh vực phức tạp và không ngừng biến động. Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp triển khai SEO thành công, hiệu quả là có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm và tận tâm.
 
Tom Welbourne khuyên nếu không đủ điều kiện xây dựng đội ngũ SEO riêng, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc kết nối với các agency chuyên về lĩnh vực này để tối ưu tính năng và hoạt động hiệu quả hơn.
 
Sử dụng mạng xã hội để quảng bá
 
Mạng xã hội ngày nay không còn dành cho cá nhân mà cả các tập thể, tổ chức và doanh nghiệp cũng có thể tận dụng, biến nó thành công cụ thúc đẩy doanh số hiệu quả. Ngoài giúp tiếp cận thêm nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi, nhóm ngành, giới tính, các nền tảng mạng xã hội còn thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi phút. Nếu sử dụng đúng cách, công ty bán lẻ lẫn thương mại điện tử có thể thúc đẩy lượt truy cập vào ứng dụng, website của họ.

 

Mỗi nền tảng có điểm mạnh và yếu riêng. Tùy nhu cầu, đối tượng và ngành hàng, mỗi doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược social commerce và lựa chọn nền tảng sao cho phù hợp. Tại Việt Nam, hiện các sàn thương mại điện tử liên tục sử dụng Facebook, Instagram, Youtube, đặc biệt là TikTok, để quảng bá cho các chiến dịch ưu đãi, lễ hội mua sắm của mình.
 
Sáng tạo nội dung chất lượng
 
Một trong những khía cạnh quan trọng của SEO là nội dung chất lượng sẽ giúp cải thiện xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Nội dung gốc phải có liên quan và hữu ích với đối tượng mục tiêu doanh nghiệp hướng đến.
 
Theo Tom, nội dung chất lượng là một trong những cách cải thiện khả năng hiển thị website, ứng dụng hiệu quả, giúp tăng traffic nhanh chóng. Ngoài ra để cải thiện SEO hiệu quả, việc lựa chọn các từ khóa phù hợp, nêu bật điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh của nền tảng cũng giúp thu hút khách hàng tiềm năng.
 
Với những gợi ý từ Giám đốc Good Marketer, doanh nghiệp bán lẻ và các nền tảng thương mại điện tử có thể bắt đầu thực hiện SEO song song với social commerce để gia tăng hiệu suất, doanh số hiệu quả hơn trong tương lai.

Nguồn: VnExpress

 

Khám phá năng lực lãnh đạo, “vững tay chèo lái” doanh nghiệp hậu Covid-19

Trong bối cảnh khắc nghiệt do đại dịch Covid-19 gây ra, khóa học MicroMBA được triển khai bởi Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT – Top 2 trường Kinh doanh tốt nhất Việt Nam chính là "chìa khóa" khai phá năng lực lãnh đạo, giúp các CEO "vững tay chèo lái" doanh nghiệp bứt phá hậu Covid-19.

>> Chi tiết: https://cafef.vn/kham-pha-nang-luc-lanh-dao-vung-tay-cheo-lai-doanh-nghiep-hau-covid-19-20220315172242695.chn

Global MiniMBA phiên bản lần thứ 4 là nâng cấp mới nhất của FSB

Tối qua, 7/3/2022 FSB đã tổ chức thành công Lễ khai giảng Chương trình đào tạo Global MiniMBA – Khoá 4 (GMM#04) với gần 30 học viên trên cả nước. Tham dự khai giảng có sự hiện diện của ông Hà Nguyên – Trưởng ban đào tạo FSB và ông Vương Quân Ngọc – Giám đốc khối tư vấn Chuyển đổi số tại FPT. Ông Ngọc cũng là giảng viên của chuyên đề : Quản trị bán hàng – cũng là nội dung đầu tiên trong chương trình học.

Ông Vương Quân Ngọc là giảng viên Chuyên đề 1 của Global MiniMBA Khoá 4
 
Chương trình được diễn ra theo hình thức trực tuyến và hibryd-learning nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch tễ trên cả nước hiện nay; cũng như tạo điều kiện để học viên trên cả nước đều có thể tham dự theo đúng tiến độ.
 
Tại lễ khai giảng, đại diện FSB, ông Hà Nguyên cho biết: “Chương trình đào tạo Global MiniMBA phiên bản lần thứ 4 này là sự tiếp nối, cập nhật và nâng cấp mới nhất từ chương trình Global MiniMBA mà FSB đã triển khai nghiên cứu từ 2021”.

 
Ông Hà Nguyên: “Global MiniMBA phiên bản lần thứ 4 là sự nâng cấp mới nhất mà FSB đã triển khai nghiên cứu từ 2021”
 
Các học viên trên cả nước đã có buổi học đầu vô cùng hào hứng, sôi nổi cùng giảng viên Vương Quân Ngọc. Là những nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trên toàn quốc…, những kiến thức mà chương trình mang lại sẽ mang lại những lợi ích thiết thực trong tiến trình đẩy nhanh sự phát triển cá nhân và tổ chức cũng như khai phá những tiềm năng vô hạn của nhà lãnh đạo trong kỷ nguyên mới.
 

 
Thầy và trò lớp Global MiniMBA 4 đầy hứng khởi trong buổi học đầu tiên
 
Những buổi học tiếp theo của Chương trình đào tạo Khoá 4 Global MiniMBA sẽ diễn ra vào buổi tối thứ 2,4,6 hàng tuần. 
Trong khi đó, Khoá 5 của chương trình sẽ được khai giảng vào ngày 15/03 tới đây.
Chi tiết xem tại: http://fpub.fsb.edu.vn/minimbatkt/

Tin FSB

 

Biến truyền thông thành ‘vũ khí’ kinh doanh hiệu quả

Khóa học “Truyền thông doanh nghiệp” của Viện Quản trị & Công nghệ FSB cùng các chuyên gia, giảng viên hàng đầu tại Việt Nam sẽ giúp học viên nắm được nguyên lý và cách thức vận hành của hoạt động truyền thông, tận dụng truyền thông giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

>> Chi tiết: https://cafef.vn/bien-truyen-thong-thanh-vu-khi-kinh-doanh-hieu-qua-20220216170048347.chn