Những chiếc tàu container được làm ngày càng to để tiết kiệm phí vận chuyển, nhưng cũng đồng nghĩa càng dễ gặp "hiệu ứng bờ" khi qua vùng nước hẹp.

(Nguồn: Vnexpress)
Những chiếc tàu container được làm ngày càng to để tiết kiệm phí vận chuyển, nhưng cũng đồng nghĩa càng dễ gặp "hiệu ứng bờ" khi qua vùng nước hẹp.
(Nguồn: Vnexpress)
Nối tiếp chuỗi thành công 11 năm liên tiếp, chiều ngày 23/3/2021, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT đã tổ chức Lễ khai giảng MiniMBA dành cho cán bộ quản lý tập đoàn FPT (khu vực Hà Nội) niên khoá 2021 – 2022 (FPT MiniMBA).
Đây là chương trình đào tạo hàng năm của tập đoàn FPT, do FSB phối hợp cùng Trường Đào tạo cán bộ FPT (FCU) tổ chức. Đây cũng là năm thứ 12 FSB được lựa chọn là đối tác chiến lược của FCU trong đào tạo cán bộ nòng cốt. Với tư cách là đối tác chiến lược cung cấp dịch vụ đào tạo cho Trường đào tạo cán bộ FPT, FSB hiện đã và đang đào tạo 54 lớp học với tổng số gần 2.000 học viên tham gia học tập và tốt nghiệp. Năm 2021, FSB sẽ triển khai 13 lớp, hơn 480 học viên, đào tạo tại 4 vùng miền: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và dự kiến 1 lớp toàn cầu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore…
Tham dự Lễ khai giảng có sự hiện diện của: Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT – Ông Trương Gia Bình, Bà Trịnh Thu Hồng – Trưởng ban triển khai trường Đào tạo cán bộ FPT, Bà Nguyễn Thị Khánh Hoà – Trưởng phòng quản lý học viên FSB, cùng hơn 100 học viên là các cán bộ quản lý của tập đoàn.
Buổi học đầu tiên nhập môn “FPT Way” được đích thân Chủ tịch FPT, Ông Trương Gia Bình dẫn dắt. Không khí trong hội trường diễn ra vô cùng sôi nổi và hào hứng bởi sự xuất hiện của người đứng đầu nhà F. Chủ tịch đã nhấn mạnh về OKR hội tụ – những nguyên lý về đẳng cấp quản trị của FPT, đồng thời cũng là nội dung được anh Bình chia sẻ trong buổi đào tạo. Đây là một trong những giá trị mà không nơi nào có được ngoài FPT.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình khai giảng MiniMBA mùa thứ 12 với môn “FPT Way”
FPT MiniMBA là chương trình đào tạo được FSB thiết kế dành riêng cho cán bộ quản lý của Tập đoàn FPT từ cấp 4 trở lên, với quy mô triển khai trên cả nước. Với 16 môn học, chương trình được thiết kế gồm 55 buổi kéo dài trong 2 năm, được đào tạo bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm đến từ Viện Quản trị & Công nghệ FSB. Điểm đặc biệt của chương trình là 1/3 thời lượng học do lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn FPT trực tiếp tham gia giảng dạy.
Ngoài đào tạo trong nước, MiniMBA 2021
dự kiến sẽ mở 1 lớp toàn cầu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore Trong quý II/2021, FSB sẽ đồng loạt khai giảng các lớp FPT MiniMBA năm 2021. Để việc dạy và học giữ được tiến độ triển khai đã đề ra, học viên chương trình trên cả nước sẽ tham gia học tập bằng cả 2 hình thức: Học trực tiếp (offline) và học hybrid learning (học trực tuyến/từ xa) trên bộ ứng dụng công cụ của G-Suite – một bộ các công cụ được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây của Google mang tới một phương thức làm việc và cộng tác với nhau hoàn toàn mới, ở bất cứ đâu, trên bất kỳ thiết bị nào.
Viện Quản trị & Công nghệ FSB mới đây vừa được vinh danh là “Trường Kinh doanh tốt nhất Việt Nam”, theo Bảng xếp hạng mới nhất do Tổ chức giáo dục toàn cầu Eduniversal công bố hồi cuối năm 2020.
Tin FSB
Ngày 22/05/2021, Viện Quản trị & Công nghệ FSB sẽ chính thức triển khai chương trình đào tạo “Quản trị trải nghiệm khách hàng – Customer Experience Management (CXM)".
Quản trị trải nghiệm khách hàng (CXM) do Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT cùng Đại học Michigan State University (MSU) phối hợp triển khai, người học tham gia chương trình CXM sẽ được cấp chứng chỉ quốc tế từ Đại học Michigan State University. Đại học Michigan State University (MSU) được biết đến là một trong những ngôi trường danh giá trong nền giáo dục nước Mỹ, ngoài ra MSU là Trường kinh doanh được xếp hạng 40 Thế giới của US News và đứng thứ 105 của Times Higher Education (THE).
Hơn 20 năm kinh nghiệm trong giáo dục, FSB xây dựng mạng lưới gần 50 đối tác trên toàn thế giới và tiếp tục sứ mệnh đào tạo, FSB ngày càng mở rộng hệ thống kết nối đến các trường quốc tế đạt được những thành tựu nổi bật với chương trình đào tạo tiên tiến. Và FSB vinh dự là đối tác đầu tiên tại Châu Á và Độc quyền khai thác chương trình CXM@MSU tại Việt Nam.
Quản trị trải nghiệm khách hàng được các chủ doanh nghiệp và Start up tại Hoa Kỳ đánh giá rất cao về tính ứng dụng và đã làm nên Thương hiệu CXM@MSU trên toàn cầu. CXM trang bị kiến thức cho người học:
+ Hiểu rõ bản chất và giá trị của “Trải nghiệm khách hàng” đối với doanh nghiệp.
+ Thấu hiểu khách hàng và những yếu tố ảnh hưởng đến “Trải nghiệm khách hàng”.
+ Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo định hướng “Trải nghiệm khách hàng”, nâng cao vị thế thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.
Chương trình có thời lượng 8 buổi học và được triển khai theo hình thức Hybrid Learning (kết hợp dạy và học online và offline). Với hình thức triển khai này, Viện Quản trị & Công nghệ FSB mong muốn sẽ mang lại những đột phá hiệu quả đào tạo, xóa bỏ rào cản về khoảng cách địa lý, người học được nghe chia sẻ trực tiếp từ các Giáo sư Quốc tế để nắm bắt kiến thức hiện đại, tiếp cận xu hướng quản lý tiên tiến trên thế giới. Đồng thời chương trình mang tính thực tiễn cao cho người học khi kết hợp phân tích, giải quyết các tình huống thực tiễn tại Việt Nam để tạo tiền đề, rút ra các bài học kinh nghiệm thực tế cho những quyết định của người học trong tương lai.
“Quản trị trải nghiệm khách hàng – Customer Experience Management (CXM)” là chương trình đào tạo đầu tiên trong năm 2021 nhằm đánh dấu cho sự khởi đầu của một New FSB (FSB Mới) chất lượng hơn, đẳng cấp hơn.
Tầm nhìn của FSB trong tương lai sẽ trở thành trường đào tạo quản trị và công nghệ hàng đầu Việt Nam, có năng lực cạnh tranh với các trường trong khu vực và trên thế giới cùng Sứ mệnh nhiều tham vọng Kiến tạo nên Hệ sinh thái Quản trị Lãnh đạo Toàn cầu cho Cộng đồng Doanh nhân Việt. Để hiện thực hóa điều đó, mục tiêu chiến lược giai đoạn 2021 – 2023 FSB sẽ tập trung mạnh vào tái cấu trúc để "lột xác" từ FSB hiện nay nâng tầm cao chất lượng, đẳng cấp hơn.
""FSB mới" sẽ được đến từ mọi yếu tố, nó được thể hiện từ hình ảnh cơ sở đào tạo hiện đại, tiện lợi cho học viên. Người học sẽ là chủ thể của mọi mục tiêu trong công tác tổ chức đào tạo. Trải nghiệm thành công, hướng tới sự thành công của học viên sẽ là thước đo chất lượng chương trình. Cá thể hóa trong tổ chức triển khai đào tạo sẽ là trọng tâm, cùng với việc phát triển những trải nghiệm số, trải nghiệm quản trị lãnh đạo toàn cầu, kết nối giảng dạy toàn cầu dựa trên nền tảng công nghệ sẽ là điểm khác biệt riêng có của FSB thuộc FPT – Tập đoàn công nghệ đứng đầu Việt Nam hiện nay" – TS. Nguyễn Việt Thắng – Viện trưởng Viện Quản trị & Công nghệ FSB chia sẻ.
Tìm hiểu thêm: https://fpub.fsb.edu.vn/cxm-quan-tri-trai-nghiem-khach-hang/
Hotline: 0904922211
Tối ngày 16/03/2021, Hội thảo Quản trị đầu tiên của FSB năm 2021 được tổ chức tại FSB Cần Thơ với chủ đề Chân dung người lãnh đạo nhân văn với sự chia sẻ của Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga. Hội thảo với hình thức hybrid thu hút hơn 200 học viên FSB tham dự – trực tiếp tại Cần Thơ và trực tuyến với học viên trên cả nước.
Bà Phạm Thị Việt Nga là dược sĩ, tiến sĩ kinh tế, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm vị trí Tổng giám đốc Công ty của CTCP Dược Hậu Giang. Bà là 1 trong 2 người phụ nữ hiếm hoi ở Việt Nam được vinh danh là doanh nhân quyền lực nhất châu Á – Theo bảng xếp hạng 50 nữ doanh nhân có thành tích xuất sắc nhất châu Á năm 2013 của Forbes.
Sau gần 40 năm gắn bó với Dược Hậu Giang, “nữ tướng ngành dược” quyết định về hưu ở tuổi 70 và bà cảm thấy thành công nhất là khi đã rời vị trí đảm nhận nhưng luôn nhận được những tình cảm, ân tình của nhân viên như những ngày bà còn bên cạnh đội ngũ của mình.
Lãnh đạo đã khó và phải làm sao để nhân viên đi theo mình tin tưởng vào người lãnh đạo này sẽ đưa họ đến đỉnh vinh quang? Nhưng điều gì đã làm nên những thành công của doanh nhân Phạm Thị Việt Nga?
Trong một doanh nghiệp có 2 phần: Cơ sở vật chất và trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp, còn văn hóa doanh nghiệp là “phần hồn” của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là “tài sản vô hình”, góp phần tạo nên giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.
Nếu làm tốt văn hóa doanh nghiệp thì ngay lúc khó khăn nhất, những nét văn hóa của doanh nghiệp sẽ hiện ra cũng như ở tại Dược Hậu Giang, những “chiến sĩ” của công ty dược này, làm việc như cái tâm của người lãnh đạo và sự nhiệt huyết không ngại khó của các thế hệ sau.
Với tổ chức, “con người là hàng đầu và để con người đồng lòng phải có văn hóa”. Văn hóa tạo nên bản sắc của doanh nghiệp, nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và yếu tố văn hóa làm nên thành công của Dược Hậu Giang.
Văn hóa doanh nghiệp lệ thuộc rất nhiều vào người lãnh đạo và người lãnh đạo muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt trước hết người lãnh đạo phải mang tính nhân văn, có tài và có tâm.
Phong cách và thái độ người lãnh đạo mang tính nhân văn: Biết tạo môi trường làm việc và phải trang bị đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đức tính người quản trị nhân văn: biết lắng nghe, dũng cảm đối diện khuyết điểm, biết thay đổi, hiểu hoàn cảnh cấp dưới, đồng cảm và tạo động lực,….
Doanh nhân Phạm Thị Việt Nga nhận định: “Nhà quản trị không chỉ có kiến thức, hiểu biết mà cần có một tấm lòng, tấm lòng dành cho đồng nghiệp, cho thương hiệu, cho cộng đồng, cho người tiêu dùng.”
Với cương vị một nhà lãnh đạo, đứng trước bất kỳ khó khăn nào “nữ tướng ngành dược” luôn quan niệm “Chỉ có đánh mới tìm ra cách đánh, chỉ có làm mới tìm ra cách làm” và nguyên tắc này được bà vận dụng trong toàn bộ quá trình điều hành DHG. Bà được xem là “linh hồn” của Dược Hậu Giang khi đưa doanh nghiệp trở thành thương hiệu dược số một Việt Nam và giành lại thị trường nội địa từ các hãng nước ngoài.
Một số quan điểm quản trị mới liên quan đến văn hóa doanh nghiệp.
“Nữ doanh nhân quyền lực” rút kết từ kinh nghiệm dẫn dắt Dược Hậu Giang và từ thành công của mình để gợi ý cho các nhà quản trị trong điều hành, sử dụng nguyên tắc quản trị nhân văn kết hợp cùng mô hình quản trị 10.5S. Trong đó: S1 là chiến lược, S2 là cơ cấu, S3 là giá trị chia sẻ, S4 là hệ thống, S5 là nhân sự, S6 là kỹ năng, S7 là phong cách, S8 là trách nhiệm xã hội, S9 là sự phát triển bền vững, S10 là cùng hướng về một mục đích, S10.5 là định vị.
Với bất kỳ nhà lãnh đạo nào gắn bó với doanh nghiệp trong thời gian dài thì khó tránh khỏi sự rập khuôn, nhàm chán, vì thế bà Nga chia sẻ với học viên FSB muốn thành công phải luôn luôn làm mới từ chính bản thân mình. Trang bị và trau dồi từ sách, từ trường lớp, từ người có kinh nghiệm, từ thế hệ trẻ và từ ngay những nhân viên bên cạnh chúng ta. Và đó cũng là những chia sẻ khép lại buổi hội thảo quản trị “Chân dung người lãnh đạo nhân văn” tại FSB Cần Thơ. Với phong cách chia sẻ quyết liệt và tâm huyết từ vai trò tiền bối gầy dựng thế hệ trẻ, nữ doanh nhân quyền lực Châu Á rất có niềm tin vào doanh nhân trẻ tài năng trong tương lai sẽ xây dựng nên nhiều doanh nghiệp Việt vững mạnh và sẽ có nhiều thành tựu cống hiến cho đất nước.
Tin FSB
Trong hành trình 23 năm hoạt động, để Viện Quản trị & Công Nghệ FSB có được ngày hôm nay, ngoài tâm huyết của ban lãnh đạo, không thể phủ nhận sự nỗ lực cống hiến hết mình của toàn thể CB GV trong đó có những cá nhân nổi bật rất đáng được tuyên dương. Trong những ngày đầu năm 2021, FSB đã tổ chức buổi lễ tôn vinh những cá nhân xuất sắc trên cả nước, có tên gọi “FSB AWARDS 2020”.
Chương trình được tổ chức long trọng, đồng loạt tại cả 4 cơ sở FSB trên cả nước (HN, HCM, ĐN, CT) hôm 15/3/2021 vừa qua. FSB còn đặc biệt “dụng tâm” thiết kế hệ thống “cầu truyền hình” trực tuyến, để toàn thể cán bộ FSB sum họp, chung vui bên nhau mà không bị giới hạn bởi bất kỳ khoảng cách nào.
FSB AWARDS 2020 diễn ra vô cùng hấp dẫn, hoành tráng cùng hệ thống giải thưởng cực khủng, gồm những danh hiệu từ các cấp Tập đoàn, cấp FE và cấp FSB, dành cho những cá nhân xứng đáng, có thể kể đến như:
1. Top 100 FPT: Chị Hoàng Thị Mai (FE FSB HN)
2. Top 100 FE:
Chị Nguyễn Thị Thanh Minh (FE FSB HN)
Chị Võ Thị Mỹ Trinh (FE FSB HCM)
Chị Huỳnh Thị Liên (FE FSB CT)
Chị Hồ Thị Bích Ngân (FE FSB DN)
3. Giải Champion of the Year: Chị Huỳnh Thị Liên (FE FSB CT)
4. Giải Winer of the Year: Chị Nguyễn Thị Hồng Vân (FE FSB HN)
5. Giải Teacher of the Year 2020: Thầy Nguyễn Chí Bình
6. Giải Teacher of the Year 2019: Thầy Đoàn Hữu Cảnh
7. Giải “Người tiên phong” 2020: Cô Nguyễn Hồng Phương (FE FSB HCM)
8. Giải “Cống hiến” 2020: 11 giải gồm: Thầy Đỗ Tiến Long, Cô Đoàn Thị Thanh Hương, Thầy Trần Quang Huy, Thầy Bùi Xuân Chung, Thầy Trần Phước Huy, Thầy Phan Duy Hùng, Thầy Ngô Văn Cẩm, Thầy Hà Tuấn Anh, Thầy Đinh Tiên Minh, Thầy Nguyễn Thế Khải, Thầy Quách Chánh Đại Thanh Tâm
9. Giải “Người Teamwork 2020”: Chị Ưng Thị Ngọc Trang (FE FSB HN)
10. Giải “Người tận tụy 2020”: Chị Nguyễn Thu Giang (FE FSB HN)
11. Giải “Người công nghệ 2020”: Anh Phan Thái Hiền (FE FSB HCM)
12. Giải “Chim non ưu tú 2020”: 5 giải gồm Chị Phạm Thị Ngọc Anh, Chị Trần Thùy Linh, Chị Lưu Phan Thị Huỳnh Như, Chị Hồ Thị Bích Ngân, Chị Trần Bạch Khả Tú
13. Giải “Cán bộ Tiên tiến xuất sắc 2020”: 13 giải, gồm các cán bộ: Chị Lưu Phan Thị Huỳnh Như, Chị Hồ Thị Lối Na, Chị Nguyễn Thị Thu Hồng, Anh Huỳnh Duy Tân, Chị Nguyễn Tố Như, Chị Trần Bạch Khả Tú, Chị Nguyễn Thị Hồng Vân, Chị Đoàn Thị Thanh Hương , Anh Trương Văn Đông, Chị Lê Thanh Ngân, Anh Lê Công Nghĩa, Chị Phạm Thị Yến; Anh Nguyễn Tuấn Anh.
14. Cán bộ có thâm niên FE: 5 năm, 10 năm:
Anh Dương Hồng Quang (FE FSB DN)
Chị Nguyễn Thị Chung (FE FSB HN)
Chị Ưng Thị Ngọc Trang (FE FSB HN)
Anh Nguyễn Trúc Luân (FE FSB HCM)
15. Giải hoạt động phong trào cấp FE:
Chị Hoàng Thị Mai (FE FSB HN)
Chị Võ Thị Mỹ Trinh (FE FSB HCM)
FSB AWARDS 2020 khép lại trong niềm hân hoan hạnh phúc của toàn thể CBGV FSB trên cả nước. Mong rằng năm 2021, trong diện mạo newFSB (FSB mới), Viện Quản trị & Công nghệ FSB sẽ có thêm nhiều thành tích hơn nữa để FSB Awards 2021 chúng ta tiếp tục có cơ hội sum họp tại, cùng nhau tri ân những cố gắng và thành tích mà cả tập thể đã nỗ lực đạt được trong năm.