Gần 90/100 doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19

Qua một năm nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp Việt chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19.

87,2% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát cho biết đã chịu ảnh hưởng bởi COVID- 19. Ảnh: vietnamplus.

Theo thông tin từ khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng thế giới, 87,2% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát cho biết đã chịu ảnh hưởng bởi COVID- 19.
 
Kết quả từ khảo sát 10.197 doanh nghiệp, trong đó có 8.633 doanh nghiệp tư nhân và 1.564 doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) trong năm 2020, cho thấy: Có tới 87,2% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực” do dịch COVID-19. Trong đó, có 72,6% doanh nghiệp cho biết ảnh hưởng của dịch COVID-19 “phần lớn là tiêu cực” và 14,6% lựa chọn mức “hoàn toàn tiêu cực”, chỉ 11% doanh nghiệp cho biết không bị ảnh hưởng và gần 2% doanh nghiệp cho biết ảnh hưởng của dịch với doanh nghiệp họ ở mức “phần lớn tích cực” (1,3%) hoặc “hoàn toàn tích cực (0,5%).

Các doanh nghiệp mới hoạt động là nhóm chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất. Ảnh: TTXVN.
 
Sự khác biệt giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI về ảnh hưởng của dịch COVID-19 là không đáng kể, có 87,1% doanh nghiệp tư nhân và 87,9% doanh nghiệp FDI cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực” bởi dịch COVID-19.
 
Kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp mới hoạt động là nhóm chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất. Cụ thể, 89% doanh nghiệp tư nhân và 92% doanh nghiệp FDI mới đi vào hoạt động dưới 3 năm chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực bởi dịch COVID-19.
 
Tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực có xu hướng giảm khi số năm hoạt động của doanh nghiệp gia tăng. Song vẫn có tới 84% doanh nghiệp tư nhân và 85% doanh nghiệp FDI có trên 20 năm hoạt động chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực.
 
Những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề
 
Mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với các doanh nghiệp FDI lớn nhất ở nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ, với 89,3% cho biết chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực. Doanh nghiệp FDI ở quy mô lớn là nhóm chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn thứ 2, với con số 88%. Tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực của nhóm quy mô vừa và quy mô siêu nhỏ thấp hơn một chút, lần lượt ở mức 87,3% và 87,2%.
 
Nhóm doanh nghiệp tư nhân quy mô siêu nhỏ có tỷ lệ cho biết chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn, hoàn toàn tiêu cực là cao nhất, với con số 87,7%. Các nhóm doanh nghiệp còn lại có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực thấp hơn một chút, ở mức 86,1%.
 
Doanh nghiệp tư nhân trong một số ngành có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất bao gồm: May mặc (97%), thông tin truyền thông (96%), sản xuất thiết bị điện (94%). Doanh nghiệp tư nhân trong một số ngành có tỷ lệ chịu tác động tiêu cực thấp nhất, song vẫn xung quanh mức 80%, như: Bất động sản (76%), khai khoáng (80%) và dịch vụ khác (81%). Doanh nghiệp FDI trong một số ngành có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực cao bao gồm Bất động sản (100%), thông tin truyền thông (97%), nông nghiệp, thuỷ sản (95%).

Có 35% doanh nghiệp tư nhân và 22% doanh nghiệp FDI đã phải cho người lao động nghỉ việc do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
 
Một số nhóm ngành có tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn mức ảnh hưởng phần lớn/hoàn toàn tiêu cực ít hơn cả, bao gồm: Sản xuất chế biến giấy (76%), tài chính, bảo hiểm (80%) và sản xuất chế biến cao su, nhựa (82%).
 
Liên quan đến người lao động, có 35% doanh nghiệp tư nhân và 22% doanh nghiệp FDI đã phải cho người lao động nghỉ việc do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo VCCI, một số ngành sản xuất có tỷ lệ doanh nghiệp phải cho người lao động nghỉ việc do dịch COVID-19 ở mức cao như: Thông tin truyền thông, sản xuất xe có động cơ và sản xuất chế biến đồ da và sản xuất, chế biến gỗ.
 
Ứớc tính chung cho thấy số lao động phải cho nghỉ việc chiếm khoảng 30% số lao động của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân trung bình phải cho nghỉ việc khoảng 32% lực lượng lao động, với các doanh nghiệp FDI, con số này là khoảng 17%. Những doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ đã phải cho nghỉ việc khoảng 40% lực lượng lao động. Với doanh nghiệp FDI quy mô nhỏ, con số này là 22%.

(Nguồn: NCĐT)

Xu hướng học MBA liên kết chủ động tiếp cận kiến thức quốc tế trong giai đoạn Covid

Hơn 1 năm từ khi đại dịch bùng phát, con đường du học giai đoạn này chưa thực sự sẵn sàng và chương trình MBA liên kết là lựa chọn tối ưu cho người học trang bị kiến thức quốc tế chuẩn bị cho những dự định học tập tương lai.

>> Chi tiết: https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/xu-huong-hoc-mba-lien-ket-chu-dong-tiep-can-kien-thuc-quoc-te-trong-giai-doan-covid-20210210071930052.htm

Trang bị kiến thức trở thành nhà quản trị hiện đại thành công và hạnh phúc

Vắc xin chưa thể kiểm soát đại dịch triệt để trên toàn cầu hiện tại nhưng với doanh nghiệp vắc xin tinh thần cho nhà quản trị trong thế giới VUCA thì cấp bách.

Vắc xin tinh thần cho nhà quản trị trong thế giới VUCA

Chưa thể dự đoán được khi nào đại dịch covid-19 kết thúc, chưa có câu trả lời nào chắc chắn cho sự khôi phục tình hình kinh tế xã hội và không doanh nghiệp nào nằm ngoài dòng chảy biến động này, vì thế vẫn luôn cần những giải pháp đúng lúc và hiệu quả để vượt qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

Không chỉ đương đầu với đại dịch mà đối với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào để vượt qua thì trang bị khả năng đề kháng cho doanh nghiệp và sức mạnh tinh thần của nhà quản trị như thế nào?

Đó cũng là trăn trở để Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT – ngôi trường 20 năm kinh nghiêm đào tạo về quản trị tổ chức và doanh nghiệp với hàng ngàn học viên là các lãnh đạo thành công – người học là trung tâm, đào tạo những nhà quản trị trong cuộc cách mạng 4.0 thích ứng với những biến chuyển liên tục trên thị trường để triển khai môn học Quản trị bản thân để thành công (SMS) từ tháng 06/2020.

Ngày 04/03/2021, FSB tiếp tục khai giảng Khóa Quản trị bản thân để thành công – Khóa thứ 3 trên toàn quốc và đây là khóa thứ 2 tại FSB HCM, khóa học dành cho học viên theo học Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA).

 
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương – Giám đốc đào tạo FSB HCM, thành viên Ban xây dựng khóa học SMS
 
Quản trị bản thân để thành công là khóa học đầu tiên ở trình độ MBA cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng và sự thực hành để giúp con người có thể thành công dựa trên 4 khía cạnh: sự nghiệp, mối quan hệ, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Khóa học giúp học viên tối ưu hóa bản thân, kiểm soát stress, sống lành mạnh, không chỉ thành công hơn mà còn hạnh phúc hơn.
Ở buổi đầu tiên khai giảng khóa học SMS, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương – Giám đốc đào tạo FSB HCM chia sẻ những cơ duyên để Đại học FPT đưa môn học vào đào tạo trong chương trình thạc sĩ và cùng với rất nhiều tâm huyết của các thành viên Ban xây dựng khóa học SMS. Cô tin tưởng rằng sau 12 buổi kết thúc khóa học SMS, những gì học viên tích lũy được chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến công việc, cuộc sống và giá trị được lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng những nhà quản trị Việt Nam để trở thành những nhà quản trị hạnh phúc.
 
 
 
 
Học viên của chương trình hào hứng Quản trị bản thân để thành công buổi đầu tiên
Gần 100 học viên chương trình thạc sĩ đã Quản trị bản thân để thành công tại FSB. Một trong những học viên đầu tiên của SMS, cảm giác vỡ òa sau mỗi buổi học, cùng FSB lắng nghe cảm nhận, trải nghiệm của học viên trên hành trình “tu thân”: “Môn học khá là có ích. Bài giới thiệu ngày đầu tiên gợi mở cho mình những cái mình sẽ thu hoạch được sau khóa học thì chị cảm thấy rất là thuyết phục. Trong quá trình chị học, chị gặt hái kiến thức mà cô nói rằng mỗi buổi học là mỗi bài giảng được thiết kế rất riêng rất độc lập nhưng xâu chuỗi với nhau tạo nên kiến thức tổng thể có ích cho người học.”.

Có một điều chắc chắn rằng, trong tương lai đại dịch kết thúc thì vẫn sẽ luôn có rất nhiều biến động, khủng hoảng trong Thế giới VUCA tác động đến doanh nghiệp nói chung và mỗi cá nhân nói riêng, buộc các nhà quản trị phải sống khác, hành động khác, lãnh đạo khác, … tất cả mọi thứ đều phải khác. Những điều trước giờ chưa từng xảy ra thì bây giờ sẽ xảy ra. Và để nhà quản trị kiểm soát được tất cả mọi thứ xung quanh trước hết hãy quay trở về với bản thân, trang bị sức mạnh tinh thần, trở thành những nhà quản trị thành công, hạnh phúc và từ đó theo đuổi những giá trị cốt lõi, sứ mệnh của tổ chức để nắm bắt cơ hội phát triển và trường tồn.

Tin FSB
 

Mối quan tâm chính của các nhà lãnh đạo mùa Covid

Lãnh đạo doanh nghiệp tập trung vào tái cấu trúc công việc bằng cách tối ưu hóa tiềm năng của con người thông qua xây dựng công việc dựa trên thế mạnh của từng nhân viên.

Các vấn đề về nguồn nhân lực được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đặt lên ưu tiên hàng đầu
 
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tạo ra sự gián đoạn chưa từng có đối với lực lượng lao động, các tổ chức đã đưa ra các phương thức làm việc và vận hành hoàn toàn mới và các giám đốc cấp cao (C-suite) cũng có những biện pháp định hình lại tương lai của công việc, trong đó các vấn đề về nguồn nhân lực được đặt lên ưu tiên hàng đầu. 
 
Các nhà lãnh đạo đang chuyển chiến lược chuẩn bị từ việc lập kế hoạch cho các kịch bản thường gặp, và thay vào đó là thống nhất giữa các giám đốc cấp cao để phát triển chiến lược với con người làm trọng tâm, từ đó giúp tổ chức thích ứng tốt hơn với sự gián đoạn đang diễn ra.
 
Định nghĩa lại sự chuẩn bị và tiềm năng của nguồn nhân lực
 
Báo cáo Xu thế nguồn nhân lực toàn cầu năm 2021 của Deloitte khảo sát 3.600 giám đốc tại 96 quốc gia chỉ ra rằng các vấn đề về nguồn nhân lực đang là trọng tâm trong suy nghĩ/cân nhắc của các nhà lãnh đạo khi họ muốn thay đổi quan điểm của tổ chức về sự chuẩn bị. 
 
Trong báo cáo này, 17% giám đốc cho biết tổ chức của họ sẽ tập trung lập kế hoạch cho các sự kiện khó xảy ra, có tác động lớn trong tương lai, cao hơn nhiều với tỷ lệ 6% trước khi đại dịch xảy ra. Gần một nửa giám đốc nói rằng tổ chức của họ có kế hoạch tập trung vào nhiều kịch bản, tăng gấp đôi so với trước đại dịch. 
 
Để đối phó hiệu quả với nhiều tình huống tương lai và những sự kiện khó xảy ra, vai trò của việc hiểu biết chuyên sâu và dữ liệu theo thời gian thực về nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng trong việc thiết lập các hướng đi mới. 
 
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất để chuyển đổi sẵn sàng là khai thác tiềm năng của nhân viên bằng cách tập trung vào năng lực. Gần 3/4 giám đốc xác định “khả năng thích ứng, đào tạo lại và đảm nhận vai trò mới của nhân viên” là ưu tiên để điều hướng những gián đoạn trong tương lai. Tuy nhiên, chỉ 17% trong số này nói rằng tổ chức của họ rất sẵn sàng để thích nghi và đào tạo lại nhân viên để nhân viên có thể đảm nhận các vai trò mới. 
 
Tại Đông Nam Á, hơn một phần ba giám đốc xác định khả năng nhân viên của họ thích nghi, đào tạo lại và đảm nhận các vai trò mới là ưu tiên để điều hướng những gián đoạn trong tương lai, nhưng chỉ 15% trong số họ cho biết tổ chức của họ rất sẵn sàng để thích nghi và đào tạo lại cho nhân viên để đảm nhận các vai trò mới. Ngoài ra, những cá nhân tham gia khảo sát cũng cho rằng, nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực và cải thiện văn hóa tổ chức là hai việc quan trọng nhất mà họ đang hoặc sẽ thực hiện để chuyển đổi công việc.
 
Điều này cho thấy có sự khác biệt lớn giữa ưu tiên của các nhà lãnh đạo và thực tế về cách tổ chức của họ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

Bà Erica Volini, lãnh đạo nguồn nhân lực toàn cầu của Deloitte Consulting LLP cho biết, đại dịch Covid-19 giúp bộc lộ khả năng kiên cường của nguồn nhân lực. Khi đứng trước yêu cầu mở rộng vai trò để hoàn thành những công việc cần thiết, các nhân viên đều trưởng thành để vượt qua thách thức. Vấn đề nguồn nhân lực không còn đơn giản là vấn đề của nhân sự. 
 
"Khi đối mặt với các gián đoạn, các tổ chức có thể “chìm nghỉm” hoặc “bơi” theo khả năng của nguồn nhân lực thông qua việc hợp tác, sáng tạo, phán đoán và linh hoạt. Có thể thấy nguồn nhân lực và các vấn đề về con người rõ ràng là ưu tiên hàng đầu của các giám đốc cấp cao và hội đồng quản trị”, bà Erica Volini nói.
 
Hợp tác của các giám đốc cấp cao là thiết yếu để thiết lập nguồn nhân lực 
 
Nhân sự đang bắt đầu nắm lấy vai trò quan trọng mới trong công tác tái cấu trúc công việc và thiết lập hướng đi mới cho nguồn nhân lực. Do bộ phận nhân sự đã xử lý thành thạo các thách thức của Covid-19, tỷ lệ giám đốc nhân sự tin vào khả năng của bộ phận trong việc điều hướng những thay đổi trong tương lai ba đến năm năm tới đã tăng gấp đôi, từ 1/8 vào năm 2019 lên gần 1/4 vào năm 2020. Trong số các giám đốc doanh nghiệp, tỷ lệ “không tin tưởng” vào nhân sự đã giảm đáng kể từ 26% xuống 12%.
 
Với giám đốc nhân sự đứng đầu, việc thúc đẩy thay đổi ở cấp độ tổ chức đòi hỏi sự hợp tác và lãnh đạo của các giám đốc cấp cao. Trên thực tế, những người trả lời khảo sát xác định lãnh đạo là yếu tố hàng đầu thúc đẩy sự thay đổi. Tuy nhiên, khi các giám đốc của các tổ chức lớn bắt đầu tái cấu ​​trúc công việc, họ đã xác định một số rào cản mà họ cần vượt qua như một số ưu tiên cạnh tranh, thiếu sự sẵn sàng và thiếu tầm nhìn tương lai.
 
Theo bà Volini, đại dịch toàn cầu đã giúp bộc lộ những ưu điểm tốt nhất của nhiều nhà lãnh đạo và tổ chức, vì phần lớn các giám đốc cấp cao đã minh chứng được sự minh bạch và thể hiện sự đồng cảm gần như chưa từng thấy trước đây. Việc tiếp tục xây dựng mối quan hệ cộng tác giữa các nhà lãnh đạo, tận dụng năng lực độc nhất của nhân viên và sử dụng dữ liệu theo thời gian thực để tái cấu ​​trúc công việc sẽ cho phép các tổ chức phát triển và duy trì sự tăng trưởng lâu dài.
 
Tích hợp con người và công nghệ để tái cấu ​​trúc công việc
 
Báo cáo của Deloitte chỉ ra rằng, các giám đốc đang chuyển hướng từ việc tối ưu tự động hóa sang việc tìm cách tích hợp tốt nhất giữa con người và công nghệ để bổ sung cho nhau và thúc đẩy tổ chức phát triển. 61% giám đốc nói rằng họ có kế hoạch tập trung vào việc định hình lại công việc trong vòng một đến ba năm tới, so với tỷ lệ 29% trước đại dịch. Covid-19 đã nâng cao nhận thức của các nhà lãnh đạo về những lợi ích tiềm năng của phương pháp này, bao gồm năng suất lớn hơn, nhanh hơn và đổi mới đáng kể hơn.

Các lãnh đạo đang tìm cách tích hợp tốt nhất giữa con người và công nghệ để bổ sung cho nhau và thúc đẩy tổ chức phát triển.
 
Trong thời kỳ đại dịch, các tổ chức đã tận dụng cấu trúc nhóm để tăng khả năng thích ứng và tồn tại trong một năm khó dự đoán. Các nhà lãnh đạo ngày càng nhận ra giá trị của “đội ngũ ưu việt” (superteam), sự kết hợp giữa con người và công nghệ, được thiết kế để tận dụng toàn bộ khả năng và đạt được kết quả với tốc độ và quy mô lớn. Các giám đốc tham gia khảo sát năm nay đã nhận ra rằng việc sử dụng công nghệ và con người không phải là lựa chọn “hoặc một trong hai” mà là quan hệ đối tác “hai bên cần có để cùng có lợi”.
 
Ba yếu tố hàng đầu để chuyển đổi công việc là văn hóa tổ chức, năng lực của nguồn nhân lực và công nghệ – tất cả các yếu tố phải phối hợp nhịp nhàng để tổ chức có được những “đội ngũ ưu việt” hiệu quả.
 
Ông Jeff Schwartz, lãnh đạo phụ trách công việc tương lai của Mỹ, Deloitte Consulting LLP, chia sẻ: “Chúng ta không thay thế con người bằng công nghệ. Khi được triển khai một cách toàn diện và hiệu quả, công nghệ có thể thay đổi công việc theo hướng tận dụng tối đa khả năng của người lao động, và mang đến cho các thành viên trong nhóm phương pháp mới để học hỏi, sáng tạo và thực hiện để đạt được những thành tựu tới”.
 
Tích hợp sức khỏe tinh thần vào công việc
 
Khi ranh giới giữa công việc và cuộc sống ngày càng mờ nhạt trong thời kì Covid-19, các nhà lãnh đạo đã chuyển từ ưu tiên cân bằng giữa công việc và cuộc sống sang tích hợp việc cải thiện tinh thần vào công việc và cuộc sống. Trên thực tế, 69% giám đốc cho biết họ đã thực hiện các chính sách trong thời kỳ Covid-19 để giúp nhân viên tích hợp cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của họ. Bảy trong 10 giám đốc tham gia khảo sát cho biết việc chuyển sang làm việc từ xa có tác động tích cực đến tinh thần.
 
Tuy nhiên, trong một đến ba năm tới, các nhà lãnh đạo đánh giá mức độ cải thiện tinh thần là ưu tiên gần cuối trong bối cảnh công việc đang chuyển đổi. Trong khi đó, nhân viên lại đánh giá và xếp hạng mức độ cải thiện tinh thần là một trong ba ưu tiên hàng đầu. Sự khác biệt này đã tạo ra một cuộc tranh luận chưa đến hồi kết về cách thức để duy trì sự tập trung vào sức khỏe tinh thần trong một thế giới hậu đại dịch.
 
Theo bà Volini, các tổ chức tích hợp phúc lợi vào công việc ở cấp độ cá nhân, cấp độ nhóm và cấp độ tổ chức sẽ xây dựng một tương lai bền vững, tại đó, nhân viên có thể làm việc tốt nhất. 
 
"Đại dịch đã cho chúng ta thấy rằng các chiến lược làm việc lấy con người làm trung tâm không chỉ là vấn đề khuyến khích nên có, mà còn là vấn đề thực sự cần thiết. Trong tương lai, những nhà lãnh đạo giải quyết được nguồn nhân lực một cách tổng thể và xây dựng khả năng ra quyết định kinh doanh dựa trên tiềm năng của con người sẽ phát triển mạnh mẽ”, bà Volini nói. 

(Nguồn: The Leader)

Giảng đường online FSB rộn rã những ngày đầu năm mới

Những ngày đầu năm với tin tích cực về đại dịch được kiểm soát và năm mới lại bắt đầu, trở lại học tập sau những ngày vui tết, học viên FSB tiếp tục hăng say làm giàu tri thức.
 
Với Viện Quản trị & Công nghệ FSB, trong hoàn cảnh đại dịch có nhiều diễn biến phức tạp nhưng việc học thì không dừng lại. FSB nỗ lực đảm bảo tiến độ học tập cho học viên, trong 1 năm qua học distance tại FSB là một hình thức học tập tối ưu giúp giảng viên truyền tải kiến thức, kinh nghiệm thông qua các bài giảng online còn học viên chia sẻ, trao đổi những vướng mắc và với cách tiếp cận mới này các nhà quản trị tích lũy cho mình những bài học giá trị, nắm cơ hội để vươn lên trong khó khăn của đại dịch và quan trọng học tập liên tục phát triển bản thân, sự nghiệp, cuộc sống nhưng vẫn đảm bảo an toàn, tuân thủ các quy định trong "bình thường mới".
 
Tại FSB, học distance đã trở nên rất quen thuộc với tất cả học viên, những cơ hội luôn mở rộng khi chúng ta biết tận dụng, online đã tạo điều kiện cho học viên FSB trên khắp cả nước chia sẻ cùng nhau hay những buổi tiếp thu kiến thức từ giảng viên ở nước ngoài, cập nhật kiến thức, xu hướng từ quốc gia có nền giáo dục tiên tiến,… Cùng khám phá những khoảnh khắc học online tại FSB xóa bỏ những khoảng cách về địa lý và kết nối thầy trò và những bạn đồng môn FSB như thế nào nhé!
 
 
Học viên chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của FSB Đà Nẵng đầy hào hứng với học distance
 

 
PGS.TS Nguyễn Thanh Hiên trong buổi học distance khi chia sẻ cho 17/17 học viên của lớp MSE.


 

Ví dụ môn học Phương pháp nghiên cứu và viết học thuật được thầy hướng dẫn online trong lớp MSE#09HCM.


 

Những bài giảng từ lớp học trực tiếp đến online của PGS.TS Ngô Kim Thanh cùng học viên chương trình MBA.

 
Kinh doanh điện tử không khó với học viên lớp FEM#50HN trên giảng đường trực tuyến cùng TS Phan Minh Đức
 
Tin FSB