Ngày 12/3/2024, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT vinh dự đón tiếp đại diện Đại học Colorado Denver (CUD) sang thăm. Buổi ghé thăm có TS Scott Dawson – Viện trưởng Viện kinh doanh tại CUD và TS Andrey Mikhailitchenko – Phó trưởng khoa chương trình.
Đại học Colorado Denver là một trường đại học lớn, đa dạng, cộng đồng cựu sinh viên sôi nổi gắn kết mang đến những cơ hội hợp tác lớn. Trường được xếp hạng 45 trường đại học tốt nhất thế giới về chương trình Nursing và nằm trong số 150 trường đại học về y học trong Bảng xếp hạng QS World University Rankings. Người học tại Đại học Colorado Denver có thể chọn từ hơn 140 chương trình đào tạo bao gồm cả 52 chương trình thạc sĩ, 13 chương trình tiến sĩ và nhiều chương trình chứng chỉ đào tạo chuyên nghiệp về kinh doanh, kỹ thuật và giáo dục.
Đại diện của Đại học Colorado Denver đã dành ra gần hai ngày để thăm quan tại Toà nhà Tập đoàn FPT và Khuôn viên Đại học FPT. TS Scott và TS Andrey đã tỏ ra rất thích thú trong suốt chuyến đi này mặc dù chặng bay từ Mỹ sang Việt Nam khá dài và mất sức.
Đặc biệt, trong chuyến ghé thăm này, FSB và CUD cũng chính thức ký MOU tại Viện Quản trị & Công nghệ FSB, tạo tiền đề cho các hợp tác sâu hơn về sau.
Hy vọng sau dịp này, FSB và CUD sẽ có những bước hợp tác đột phá, mang lại nhiều giá trị về học thuật cho nhà trường và cả người học.
Đến hẹn lại lên, sau khi tổng kết Kết quả học tập kỳ Fall và toàn năm 2023, Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT đã tổ chức vinh danh những học viên có thành tích xuất sắc đến từ các chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) và Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) tại cả 4 trụ sở trên cả nước
1. Tại FSB trụ sở Hà Nội
Danh hiệu Student of The Year 2023/Học viên xuất sắc Nhất năm 2023:
Danh hiệu Best Student of Fall Semester 2023/Học viên xuất sắc Nhất kỳ cả 4 miền:
Học viên Lê Thị Hồng Tươi (SEM.09HN)
Danh hiệu Second Student of Fall Semester 2023/Học viên xuất sắc Nhì kỳ cả 4 miền:
Học viên Trần Thị Ngọc (GEM.12HN)
Danh hiệu Golden Key Student: Học viên Nguyễn Thị Hồng Vân (GEM.12HN) Học viên Phùng Quang Huy (SEM.09HN)
Danh hiệu Champion Award/Học viên xuất sắc nhất lớp:
Học viên Lưu Thị Lệ Thuý (GEM.12HN)
Học viên Trần Trọng Nam (GEM.13HN)
Học viên Nguyễn Bá Phước (SEM.09HN)
Học viên Khuất Cao Khuê (SEM.08HN)
Học viên Lê Ngọc Long (MSE.13HN)
Danh hiệu The Most Progressive Student/Học viên bứt phá lớp: Học viên Nguyễn Phương Linh (GEM.12HN)
Học viên Lê Hoàng Đạt (GEM.13HN)
2. Tại FSB trụ sở TP Hồ Chí Minh Danh hiệu Golden Key Student: Học viên Phạm Hữu Vinh (GEM.10HCM)
Học viên Đỗ Lĩnh (GEM.10HCM)
Học viên Phan Quốc Cường (GEM.10HCM)
Học viên Trương Thị Lệ Xuân (GEM.11HCM)
Học viên Lâm Bảo Tính (GEM.11HCM)
Học viên Nguyễn Đức Minh Quân (MSE.12HCM)
Học viên Nguyễn Kim Kha (MSE.12HCM)
Danh hiệu Champion Award/Học viên xuất sắc nhất lớp: Học viên Đỗ Lĩnh (GEM.10HCM)
Học viên Thái Thị Phương (GEM.11HCM)
Học viên Nguyễn Châu Bích Tuyền (SEM.10HCM)
Học viên Nguyễn Thị Thu Trang (SEM.11HCM)
Danh hiệu The Most Progressive Student/Học viên bứt phá lớp: Học viên Trần Thanh Thuý (GEM.10HCM)
Học viên Mã Hoàng Nhật Phi (MSE.12HCM)
3. Tại FSB trụ sở Đà Nẵng
Danh hiệu Golden Key Student:
Học viên Tạ Nguyệt Minh (GEM.14HN) Học viên Lê Việt Hưng (GEM.14HN)
Danh hiệu Champion Award/Học viên xuất sắc nhất lớp: Học viên Đặng Thị Thanh Thiện (GEM.14DN)
Học viên Nguyễn Lê Văn Quân (SEM.12DN)
Danh hiệu The Most Progressive Student/Học viên bứt phá lớp: Học viên Đỗ Văn Hanh (GEM.14DN)
4. Tại FSB trụ sở Cần Thơ Danh hiệu Golden Key Student: Học viên Lê Cẩm Hoàng Tuấn (SEM.13CT)
Học viên Nguyễn Thị Thảo Nguyên (GEM.15CT)
Học viên Mạc Huy Hoàng (GEM.15CT)
Danh hiệu Champion Award/Học viên xuất sắc nhất lớp: Học viên Nguyễn Thị Hồng Ánh (GEM.15CT)
Học viên Nguyễn Trung Kiên (SEM.13CT)
Danh hiệu The Most Progressive Student/Học viên bứt phá lớp: Học viên Trương Minh Khoa (GEM.15CT)
Vinh danh học viên xuất sắc là một hoạt động thường kỳ & thường viên của FSB của nhằm ghi nhận và tôn vinh những nỗ lực học tập, hoạt động tập thể của các học viên chương trình thạc sĩ. Thông qua đó thúc đẩy tinh thần học tập suốt đời, cống hiến hết mình của mỗi cá nhân và xây dựng môi trường học tập tích cực. Chúc mừng các học viên được vinh danh trong kỳ Fall & toàn năm 2023. Hy vọng sự vinh danh của Viện Quản trị & Công nghệ FSB sẽ trở thanh là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh cho các học viên trên hành trình học tập, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển của cộng đồng và quốc gia.
Trên thực tế, các thành tựu đột phá là điều không thường gặp mà đó thường là câu chuyện về những cải tiến nhỏ được tích lũy dần tạo nên thành công.
Từ năm 2010 đến năm 2019, thương hiệu thể thao thống trị toàn cầu là đội đua xe đạp của Anh, Team Sky, do tổng giám đốc Dave Brailsford lãnh đạo. Sky đã thành công khi thực hiện những cải tiến nhỏ trong mọi khía cạnh: khung xe đạp, bánh răng, bánh xe, lốp, săm, giày, mũ bảo hiểm, quần áo, đào tạo, phục hồi, dinh dưỡng, hydrat hóa…
Brailsford thậm chí còn bị ám ảnh về việc tìm ra nhiệt độ phòng khách sạn hoàn hảo cho giấc ngủ. (Ông lập luận rằng các cua rơ xe đạp mệt mỏi sau các cuộc đua kéo dài nhiều ngày như Tour de France sẽ ngủ ngon nhất trong khoảng nhiệt độ mát mẻ từ 16 đến 18 độ C.)
Brailsford gọi ý tưởng của mình là “thành công tích lũy.” Nếu bạn có thể thực hiện những cải tiến nhỏ mỗi năm trong mọi thứ mình làm, bạn sẽ đạt được những thành tựu lớn lao. Ý tưởng này có hiệu quả với Sky, đội đua đã giành được bảy danh hiệu đồng đội Tour de France từ năm 2012 đến năm 2019 (danh hiệu cuối cùng dưới tên mới là đội Ineos).
Tương tự, nhà sản xuất ô tô Toyota cũng có hệ thống Kaizen cải tiến liên tục, dùng những điều chỉnh nhỏ giúp nâng cao tiêu chuẩn sản xuất và chất lượng từng chút một.
Thành công tích lũy không phải là chủ đề hấp dẫn. Sẽ thú vị hơn nhiều khi đọc về các thành tựu đột phá. Hãy nghĩ xem, bạn muốn đọc về Steve Jobs hay người kế nhiệm ông, Tim Cook?
Cuộc đời của cố đồng sáng lập Apple toàn là những hình ảnh tuyệt đẹp với những thành tựu đột phá đặc trưng của Jobs: Anh chàng hippie đi chân trần thách thức gã khổng lồ IBM một cách khó tin. Jobs tung ra iPhone năm 2007, một sản phẩm gây ấn tượng trên toàn thế giới mà cựu CEO của Microsoft, Steve Ballmer, từng cho rằng không có cơ hội thành công.
Jobs là một người mơ mộng, và những kẻ mơ mộng vô cùng yêu thích những thành tựu đột phá. Nhưng chính Tim Cook, cựu giám đốc điều hành, mới là người giữ kỷ lục thế giới về năng lực tạo ra giá trị thị trường của CEO. Khi Jobs qua đời năm 2011, Apple trị giá 360 tỉ đô la Mỹ.
Dưới thời Tim Cook, giá trị của Apple đã tăng lên 2,7 ngàn tỉ đô la Mỹ. Không có CEO nào khác trong lịch sử tạo ra nhiều của cải như vậy. Cook đã làm được điều đó bằng hàng ngàn thí nghiệm nhỏ, mỗi thí nghiệm đều được phân tích không ngừng nghỉ để tìm ra kết quả.
Trên thực tế, các thành tựu đột phá là điều không thường gặp. Nỗ lực tạo ra các thành tựu đột phá thường dẫn đến việc đốt cháy nguồn vốn và lãng phí thời gian. Thành công chóng vánh thường chỉ là điều ảo tưởng. Sự thật, đó thường là câu chuyện về những cải tiến nhỏ được tích lũy dần tạo nên thành công.
Thành tựu ấn tượng của nhân loại, tàu Apollo 11 năm 1969, không thể xuất hiện nếu thiếu các chip silicon được phát minh năm 1959 và được cải tiến để tăng gấp đôi hiệu quả sau mỗi 18 tháng. Đối thủ Liên Xô, dù có tên lửa vượt trội, nhưng lại thiếu hệ thống dẫn đường chạy bằng những con chip nhỏ bé này, vì thế họ không thành công.
Công nghệ xanh thường được các chính trị gia và báo chí mô tả như một bước đột phá sẽ làm giảm sự phụ thuộc của thế giới vào nhiên liệu hóa thạch – và thậm chí cuối cùng sẽ loại bỏ chúng. Nhưng đó là suy nghĩ vô cùng ảo diệu.
Tỉ lệ đóng góp của năng lượng gió, mặt trời và nhiên liệu sinh học vào hỗn hợp năng lượng của thế giới hầu như không thay đổi trong 20 năm qua. Cuộc cách mạng xe điện bị chậm lại vì tốc độ cải thiện công nghệ pin chỉ đang ở mức 5-7% một năm – mức tốt nhất hiện tại. Đây không phải là tốc độ chóng mặt.
Nếu bạn tin rằng tính bền vững và lượng khí thải carbon thấp hơn là những điều tốt cho thế giới, thì bạn sẽ thấy rằng tính bền vững thực sự bắt nguồn từ những nỗ lực được tích lũy dần dần.
Có thể kể đến một số ví dụ, như việc Shell sử dụng dữ liệu cảm biến và phân tích dự đoán để cắt giảm khí thải từ giàn khoan ngoài khơi đều đặn mỗi năm, hoặc việc Maersk số hóa chuỗi cung ứng của mình để cắt giảm thủ tục giấy tờ nhằm loại bỏ thời gian lãng phí tại các cảng.
Hoặc tầm nhìn của Toyota khi tin rằng động cơ hybrid dù không phải là công nghệ cũ nhưng vẫn còn một chặng đường dài cải tiến phía trước. Đó còn là nỗ lực vận dụng dữ liệu của Singapore để quản trị theo các mục tiêu và kết quả.
Những thành tựu nhảy vọt thực sự đòi hỏi những đột phá trong khoa học. Truyền thông không dây ngày nay cần có sự khám phá ra quang phổ điện từ vào thế kỷ 19. Không thể có năng lượng hạt nhân nếu thiếu phản ứng phân hạch hạt nhân được phát triển từ một loại hình vật lý mới ra đời vào những năm 1890.
Các thành tựu đột phá về môi trường xanh khiến con người phấn khích ngày nay sẽ đòi hỏi những bước đột phá lớn trong khoa học vật liệu. Dĩ nhiên chúng ta sẽ đạt được những ước mơ đó, nhưng rất khó nói trước được thời gian. Kỹ thuật luôn phát triển sau những khám phá khoa học.
Nếu bạn muốn giải quyết những vấn đề lớn, cải thiện thế giới, làm hài lòng khách hàng, phát triển công ty của mình và kiếm tiền, hãy trở thành một người đặt niềm tin vào những thành công được tích lũy dần theo năm tháng.
The seminar on “The application of people’s war in the business strategy” for leaders and managers of Mitani Sangyo Co., Ltd. (Japan) took place successfully on March 2, 2024 at FPT Tower, Hanoi.
Mitani Sangyo is a Japanese trading and technical conglomerate with a history of over 90 years. It currently has 20 subsidiary companies in Japan and 7 subsidiary companies operating in Vietnam, employing a total of 4,800 employees. The company is involved in various fields such as the production and trading of chemicals, functional foods, automobile component manufacturing, information technology, software development, human resources management, and operations.
Aligning with the theme of the seminar, speaker Hoang Nam Tien, Vice President at FPT University, shared the strategies his ancestors applied in battles against foreign invaders and how these strategies can be applied to the operation of businesses.
Notably, the seminar had Japanese attendees who were highly interested in the content shared by the speaker. It is hoped that leaders and managers of Mitani Sangyo will gain valuable knowledge to apply in their company.