Bí quyết chuyển nguy thành cơ của lãnh đạo KIDO

Ông Mã Thanh Danh, Phó giám đốc Tập đoàn KIDO cho rằng, cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra đã đặt tất cả doanh nghiệp về vạch xuất phát. Bất kể lớn hay nhỏ, những doanh nghiệp có tầm nhìn và có khả năng thích ứng linh hoạt sẽ là người chuyển được nguy thành cơ.

Ông Mã Thanh Danh, Phó giám đốc Tập đoàn KIDO
 
Sau cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra vừa qua, các doanh nghiệp đã rút ra cho mình được điều gì, thưa ông?
 
Ông Mã Thanh Danh: Các doanh nghiệp vẫn luôn đứng trước rủi ro bị vướng vào một cuộc khủng hoảng chung vào bất cứ lúc nào. Nhưng có thể thấy, bối cảnh của cuộc khủng hoảng năm 2020 do Covid-19 gây ra khác hoàn toàn so với các cuộc khủng hoảng trước đây về kinh tế, chiến tranh hoặc thiên tai.
 
Dù sao chăng nữa, các doanh nghiệp cũng đã bước vào một giai đoạn bình thường mới với nhiều bài học từ khủng hoảng, từ các cuộc giãn cách xã hội. Họ đã có kinh nghiệm để xử lý cho các đợt dịch mới thay vì hoảng loạn do không biết điều gì sẽ xảy ra như những đợt dịch đầu tiên.
 
Các doanh nghiệp nay đã bình tĩnh hơn, bắt đầu tích luỹ tiền mặt dự phòng, biết đi vào cốt lõi để tập trung hơn. Đáng chú ý, các doanh nghiệp lên online (trực tuyến) nhiều hơn và sẵn sàng thay đổi để thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới.
 
Kể cả không có Covid-19 thì dường như chính nội tại của doanh nghiệp cũng đã có những khủng hoảng nào đó phải không, thưa ông?
 
Ông Mã Thanh Danh: Đúng vậy, nếu không có Covid-19 thì mỗi năm, mỗi giai đoạn, doanh nghiệp cũng gặp những khủng hoảng khác nhau liên quan đến công tác quản trị, chiến lược và thực thi. Chính Covid-19 đã làm lộ rõ sự yếu kém này của các doanh nghiệp.
 
Coid-19 là cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu mà chưa chắc có thể giải quyết bằng biện pháp kinh tế, nước Mỹ hùng cường vẫn bị ảnh hưởng nặng đó thôi! Điều mà tất cả chúng ta trông chờ hiện nay là vắc xin đối với ngành y tế cũng như một liều vắc xin cho nền kinh tế. 
 
Sắp tới, dịch bệnh có thể có nhiều biến thể và vấn đề quan trọng là phải lên kịch bản để đối phó linh hoạt, phải biết cách sống trong một thời kỳ mới với những biến đổi cực nhanh, cực mạnh.
 
Những chính sách mà các nhà lãnh đạo đưa ra không phải theo năm mà cần được định hướng theo năm nhưng điều chỉnh theo tháng, theo tuần, phải linh hoạt theo thị trường mới tồn tại được.
 
Trong cuốn sách “Chinh phục cơn hoảng loạn” tôi có viết, sự thay đổi quá nhiều đã không còn quan trọng nữa mà điều quan trọng là thái độ của các nhà lãnh đạo trước sự thay đổi. Nếu nhận thức cơ hội trong nguy nan thì doanh nghiệp mới nắm bắt được cơ hội để tồn tại và phát triển.
 
Tầm lãnh đạo thay đổi sẽ quyết định doanh nghiệp thay đổi trong thời kỳ mới. Những doanh nghiệp nhỏ gọn nhưng theo chuyển đổi 4.0, linh hoạt hơn sẽ tồn tại và phát triển chứ không phải cứ doanh nghiệp lớn là tồn tại.
 
Đâu là những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải trong bối cảnh mới?
 
Ông Mã Thanh Danh: Làm ngành gì cũng sẽ có rủi ro của ngành đó. Như ngành FMCG thì khủng hoảng truyền thông có vẻ đau đầu nhất. Ngoài ra còn có các khủng hoảng nội tại về chiến lược, doanh nghiệp không biết năm nay tăng trưởng ở đâu, làm như thế nào.
 
Đó còn là khủng hoảng trong thời đại công nghệ. Nếu không chuyển đổi nhanh trên môi trường trực tuyến thì doanh nghiệp sẽ thụt lùi và mất cơ hội. Khi Covid-19 đến, nếu không có môi trường trực tuyến, chắc chắn nhiều doanh nghiệp sẽ chết. 
 
Thực tế, nhiều doanh nghiệp giữ mãi cách làm truyền thống đã gặp không ít khó khăn vì một xã hội trở nên ít chạm, khách hàng chuyển lên online là một nơi nhiều doanh nghiệp không có sự hiện diện.

Đó là khủng hoảng khá “đau đầu” về nhân sự, làm sao tuyển và giữ chân những nhân sự giỏi, làm sao ổn định đội ngũ, làm sao để cơ cấu nhân sự cho hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp đã từng phải đứng trước lựa chọn cắt giảm hay gồng mình để duy trì. 
 
Năm nay, Tập đoàn KIDO vẫn đạt được mục tiêu tăng trưởng, quý I/2021 vượt mục tiêu đã đề ra, đồng thời bắt tay Vinamilk mở ra liên doanh ngành mới. Chúng tôi vẫn tăng trưởng và vẫn nắm bắt cơ hội để tiếp tục thu hút nhân tài.
 
Trong những rủi ro ông kể trên, theo ông, đâu là rủi ro nguy hiểm nhất?
 
Ông Mã Thanh Danh: Nhiều năm hoạt động trên thương trường, ở vị trí Phó tổng giám đốc kiểm soát rủi ro cho Tập đoàn KIDO trong 23 năm, tôi cho rằng khủng hoảng lớn nhất là khủng hoảng về lãnh đạo.
 
Doanh nghiệp muốn phát triển thì người đứng đầu quyết định tất cả. Tầm nhìn lãnh đạo quyết định tầm nhìn doanh nghiệp. Khi gặp doanh nghiệp đầu năm hỏi năm nay có gì mới không, tăng trưởng ở đâu, bằng cách nào, làm sao thắng…. mà không trả lời rõ ràng thì đừng bao giờ đi mua cổ phiếu của các doanh nghiệp đó. Họ không biết bài toán tăng trưởng thì làm sao bạn dám đầu tư.
 
Xin ông chia sẻ về kinh nghiệm xử lý những khủng hoảng ông và doanh nghiệp đã từng trải qua?
 
Ông Mã Thanh Danh: Tôi cho rằng cần cắt bớt những gì mang tính bất định và quay về với những giá trị cốt lõi để đảm bảo tồn tại và ổn định. Ví dụ, chúng tôi giữ tiền mặt vì trong khủng hoảng thì tiền mặt là vua. 
 
Trong khủng hoảng, đừng nghĩ đến phát triển, hãy tập trung vào một lĩnh vực, thị trường, sản phẩm lõi và cố gắng thu về tiền mặt để tạo nên sức mạnh của sự tập trung trong thời bất định.
 
Các doanh nghiệp nên rà lại để xét xem cái gì có thể làm tốt nhất, sản phẩm bán chạy nhất, nhân sự nào tốt nhất, nền tảng nào hay nhất thì tập trung. Trước khi nghĩ đến tăng trưởng, hãy cắt giảm các khoản đầu tư chưa mang lợi ích để đầu tư vào phần lõi. Chẳng hạn, đang bán hàng trên nền tảng trực tuyến thì tập trung làm mạnh lên, tìm cách đến gần khách hàng hơn…

Trong ngành quản trị rủi ro, việc đầu tiên cần làm là thay đổi tư duy nhà lãnh đạo về rủi ro. 
 
Tiếp đến là rà soát môi trường, xác định rủi ro, xác định xác suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng để đưa lên ma trận rủi ro. Dùng công cụ, kết hợp các mô hình với nhau để giảm bớt rủi ro. Thay đổi một mô hình mới để khoá rủi ro.
 
Đâu là góc nhìn của ông về hai từ khủng hoảng?
 
Ông Mã Thanh Danh: Trong bối cảnh khó khăn, đa phần doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng trước những biến đổi rất nhanh và khó lường. Covidd-19 đến không biết phải đối mặt như thế nào nhưng qua các đợt dịch thì doanh nghiệp có thêm kinh nghiệm.
 
Điểm lại, chúng ta vẫn thấy có những doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng mạnh. Trong đó, số liệu từ Bộ Công thương cho thấy, ngành thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 18%, đạt quy mô hơn 11 tỷ USD, thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh, các doanh nghiệp F&B năng động chuyển đổi lên mô hình bếp trên mây và ghi nhận tăng trưởng.
 
Điều này cho thấy, hai từ khủng hoảng không tối như chúng ta nghĩ. Biết cách lật ngược lại sẽ có tia sáng. Một trong những cách làm, tư duy hữu hiệu là đảo ngược hai chữ “nguy cơ” thành “cơ nguy” để thấy cơ hội trong nguy nan.
 
Ví dụ trong ngành F&B, cơ hội là nền tảng bán hàng trực tuyến. Khách hàng mua kem của KIDO trên mạng được rồi. chúng tôi đến gần người tiêu dùng hơn, các xe kem đến gần nơi người tiêu dùng ở. Năm nay, mô hình rửa xe tận nhà với nền tảng rửa xe di động Wash Up mà tôi đầu tư cũng ghi nhận thành công.
 
Từ góc nhìn đó, ông nhìn nhận như thế nào về bối cảnh sắp tới?
 
Ông Mã Thanh Danh: Nếu như trong mùa dịch phải giãn cách xã hội, chúng ta có nền kinh tế không chạm và sau đó là ít chạm thì sắp tới, thế giới sẽ bước vào một nền kinh tế chạm an toàn khi đã có vắc xin trên toàn cầu. Lúc đó, những nhu cầu bị kìm nén thời gian qua sẽ bùng lên, bạn thèm đi du lịch, đi máy bay, thèm được gặp gỡ nói chuyện…
 
Lúc đó, doanh nghiệp cần có sẵn kịch bản tăng trưởng để không bị tuột mất cơ hội.
 
Trước đây, nền kinh tế chưa mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có ai từng nghĩ đến việc cạnh tranh với những ông lớn toàn cầu. Thế nhưng cuộc khủng hoảng vừa qua đã đặt tất cả doanh nghiệp, từ lớn đến nhỏ, về vạch xuất phát. Không bất kể lớn hay nhỏ, người có tầm nhìn sẽ là người chuyển được nguy thành cơ.
 
Xin cảm ơn ông!

(Nguồn: The Leader)

Lãnh đạo Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT nói gì về giá trị của Trải nghiệm khách hàng?

Viện Quản trị & Công nghệ FSB, Đại học FPT thuộc Tập đoàn FPT là một trong những đơn vị có thâm niên lâu năm trong đào tạo quản trị – điều hành – lãnh đạo.

Mô hình độc quyền Hybird Learning tại hệ thống phòng học Cisco thông minh

Trong 25 năm xây dựng và phát triển, FSB đã đào tạo ra hàng nghìn học viên – những người hiện đang nắm giữ trọng trách cao trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như các công ty, tổ chức đa quốc gia trên thế giới.
 
Cuối năm 2020, FSB được vinh danh là Trường kinh doanh tốt nhất Việt 
Nam theo xếp hạng của Eduniversal (tổ chức xếp hạng các trường về kinh doanh uy tín nhất thế giới). FSB là đơn vị đào tạo sau đại học trực thuộc FPT University – ngôi trường được ACBSP (Global Business Accreditation – một trong 2 tổ chức điểm định quốc tế cao nhất với khối ngành quản trị kinh doanh hiện nay) kiểm định chất lượng (Accredited) tháng 11/2019. Để luôn giữ vững ngôi vương, trong giai đoạn 2021- 2023, FSB tập trung mạnh vào tái cấu trúc để "lột xác", kiến tạo nên Hệ sinh thái Quản trị Lãnh đạo Toàn cầu cho Cộng đồng Doanh nhân Việt.
 
Trong thời đại số – nơi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày một khốc liệt hơn trước, trải nghiệm của khách hàng chính là là mảnh ghép quan trọng để tạo nên những chiến lược kinh doanh đỉnh cao. Khi doanh nghiệp nâng cao được mức độ hài lòng của khách, họ có thể tạo ra những cơ hội kinh doanh mới với chính khách hàng hiện tại, nâng cao giá trị của một khách hàng từ ngắn hạn thành lâu dài.
 
Khi được hỏi về Quản trị Trải nghiệm khách hàng (CXM), Ông Hà Nguyên, Trưởng ban đào tạo Viện Quản trị & Công nghệ FSB chia sẻ:
 
“Ngay ở chính sân chơi của nước ta, các doanh nghiệp lớn như Vietcombank, TPBank, Vietnam Airlines … đã có một hệ thống quản trị trải nghiệm khách hàng quy củ, cung cấp cho họ một cái nhìn xác đáng về nhu cầu của người tiêu dùng.”

“Trong báo cáo năm 2020, PwC nhận thấy 86% khách hàng được hỏi cho biết sẽ trả thêm cho những trải nghiệm khách hàng tốt hơn mà họ nhận được. Theo Temkin Group, những doanh nghiệp có doanh số 1 tỷ USD trở lên có thể gia tăng thêm trung bình $700,000/năm trong vòng 3 năm kể từ khi đầu tư cho CX.”
 
“Từ 2021, CX sẽ vượt các yếu tố như Giá cả và Đặc tính Sản phẩm trong việc xác định sự khác biệt của thương hiệu (Brand Differentiation).”
 

Ông Hà Nguyên, – Trưởng ban đào tạo Viện Quản trị & Công nghệ FSB

 
Tháng 5/2021 này, FSB phối hợp cùng Đại học Michigan, Hoa Kỳ chính thức đưa vào giảng dạy Khóa học “Quản trị trải nghiệm khách hàng (CXM)", được triển khai theo hình thức Hybrid Learning (kết hợp dạy và học online – offline).  

“Không chỉ mang đến trải nghiệm môi trường học tập tại cơ sở và trang thiết bị hiện đại, FSB sẽ là đơn vị tiên phong trong công cuộc mở rộng đa kênh, ứng dụng cả khoa học công nghệ và yếu tố con người để cá thể hoá trải nghiệm học tập nhằm hướng đến tinh hoa chất lượng giảng dạy”– ông Nguyên cho biết.
 
Khoá học được giảng dạy trực tiếp bởi TS.Tom Dewitt, Chủ tịch hiệp hội “CX of M”– Hiệp hội các chuyên gia trải nghiệm khách hàng Michigan” & Tiến sĩ Forrest V. Morgeson III – Nguyên giám đốc Nghiên cứu “Trung tâm chỉ số hài lòng của khách hàng Hoa Kỳ (ACSI),  cùng các chuyên gia đồng giảng của FSB – đóng vai trò cố vấn chuyên môn trực tiếp trên lớp –  tại tất cả các buổi học. Với hình thức triển khai này, Viện Quản trị & Công nghệ FSB mong muốn mang lại những đột phá về hiệu quả đào tạo, xóa bỏ rào cản về khoảng cách địa lý,  giúp các Doanh  nghiệp Việt Nam nắm bắt kiến thức hiện đại, tiếp cận trực tiếp xu hướng quản lý tiên tiến trên thế giới.
 

 
 
Tiến sĩ Forrest V. Morgeson III (Trái) và Tiến sĩ  Angela Hall (Phải) chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực
Quản trị trải nghiệm khách hàng
 
TS Tom DeWitt, Chủ tịch hiệp hội "CX of M" – Hiệp hội các chuyên gia trải nghiệm khách hàng Michigan Mỹ

 

 
Tiến sĩ Nguyễn Thu Hằng (Trái) và Tiến sĩ Phan Minh Đức (Phải) đều có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản trị trải nghiệm khách hàng
Kết thúc khoá học, học viên được cấp chứng chỉ quốc tế bởi Broad – Đại học Michigan – Trường kinh doanh được xếp hạng 40 trường tốt nhất Hoa Kỳ (theo US News) và đứng thứ 105 trong bảng xếp hạng top 1000 trường đại học hàng đầu thế giới của Times Higher Education (THE).
 
 
Học viên Chương trình CXM được cấp chứng chỉ quốc tế bởi Broad – Đại học Michigan
Viện Quản trị & Công nghệ FSB – Đại học FPT có hơn 20 năm kinh nghiệm đào tạo về Quản trị Tổ chức và Doanh nghiệp, với hàng nghìn học viên chương trình MBA, MSE, MiniMBA, CEO… cùng các khóa đào tạo doanh nghiệp khác. Hiện họ là những nhà quản trị nắm giữ những trọng trách cao trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như các công ty, tổ chức đa quốc gia trên thế giới.
 
FSB được Tổ chức giáo dục toàn cầu Eduniversal vinh danh là Trường kinh doanh tốt nhất Việt Nam; xếp hạng 24 trong Top 30 chương trình MBA tốt nhất Đông Á. Đại học FPT cũng được tổ chức QS Stars đánh giá đạt chuẩn 3 sao, trong đó tiêu chí chất lượng giảng dạy (Teaching) đạt chuẩn 5 sao. Đặc biệt tháng 11/2019 trường đã được ACBSP (Global Business Accreditation – một trong 2 tổ chức điểm định quốc tế cao nhất với khối ngành quản trị kinh doanh hiện nay) kiểm định chất lượng (Accredited).

 
 
Đăng ký tìm hiểu khoá học tại: http://fpub.fsb.edu.vn/cxm
Viện Quản trị & Công nghệ FSB (thuộc Trường Đại học FPT)
Facebook: https://www.facebook.com/fsb.fpt.edu.vn
Website: http://fsb.edu.vn/
Số điện thoại: 024 6287 1628

Tận dụng đòn bẩy thương hiệu quốc gia để tạo dựng vị thế mới

Các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào việc đạt được danh hiệu “Thương hiệu quốc gia” mà hãy nhìn vào những giá trị doanh nghiệp có thể tận dụng được từ đây.

Chia sẻ tại hội thảo “Tận dụng đòn bẩy thương hiệu quốc gia Việt Nam – Nâng tầm thương hiệu sản phẩm Việt” do Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công thương phối hợp cùng với MVV Group tổ chức mới đây, ông Nguyễn Thanh Sơn- Chủ tịch MVV Group chia sẻ: “Các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào việc đạt được danh hiệu “Thương hiệu quốc gia” mà hãy nhìn vào những giá trị doanh nghiệp có thể tận dụng được từ đây. Thương hiệu quốc gia sẽ cung cấp cho doanh nghiệp bộ công cụ bao gồm các phương thức thực hiện, chỉ số đo lường để doanh nghiệp Việt Nam biết cách vận hành và thay đổi, giúp doanh nghiệp soi chiếu xem mình đang ở đâu, cần phải làm gì, đánh giá hiệu quả các hoạt động đang triển khai và  sức mạnh nội tại của doanh nghiệp.”
 
Ông Sơn cũng chỉ ra cách thức quảng bá vị thế thương hiệu quốc gia qua 6 cột trụ của truyền thông cho thương hiệu doanh nghiệp, gồm có: Vị thế dẫn dắt; Tầm nhìn doanh nghiệp; Hình ảnh doanh nghiệp; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR); Truyền thông nội bộ, quan hệ báo chí. 
 
Quan tâm đến những vấn đề này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho biết hiện nay họ vẫn còn gặp khó khăn trong việc tìm ra một phương pháp đo lường và đánh giá hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng thương hiệu. Hơn nữa, chiến lược thương hiệu xây dựng dựa trên khuôn mẫu chung chưa thể giúp doanh nghiệp có thể tạo ra được sự khác biệt.

Ông Lại Tiến Mạnh – Giám đốc công ty Mibrand cũng cho biết: “Các công ty trong chương trình thương hiệu quốc gia phải tuân thủ ba giá trị cốt lõi là chất lượng, đổi mới và năng lực tiên phong. Vậy làm thế nào để thể hiện các giá trị đó trong môi trường riêng của mình sẽ là vấn đề sống còn. Các giá trị này không phải là các khẩu hiệu mà nó cần được biến thành các hành động cụ thể để đảm bảo tính tương thích giữa hành động, lời nói với các giá trị trong chương trình Thương hiệu quốc gia. Hãy đặt câu hỏi thương hiệu của bạn đang ở đâu và chỉ khi bạn biết mình đang ở đâu trên thị trường, so với các đối thủ thì mới có thể xây dựng được chiến lược phát triển tốt nhất cho thương hiệu của mình”.
 
Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp dẫn đầu, chuyên gia về văn hoá doanh nghiệp, ông Lê Quang Vũ – giám đốc công ty BlueC cũng cho rằng, việc xây dựng lòng tự hào về thương hiệu quốc gia phải được xây dựng trong nội bộ cán bộ công nhân viên như một văn hoá. Điều này tạo ra sự gắn kết giữa các cá nhân với tổ chức và giúp nâng cao hiệu quả công việc. Từ đó, thương hiệu công ty cũng phát triển theo.

(Nguồn: DNSG)

Ông Trương Gia Bình: Đại dịch tạo thời thế cho FPT

Ông Trương Gia Bình cho rằng bối cảnh hiện tại là một giai đoạn nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên điều này lại tạo ra thời thế cho FPT.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT chia sẻ trước cổ đông trong phiên họp thường niên ngày 8/4. Ảnh: Minh Sơn.

Thông lệ những năm gần đây, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT Trương Gia Bình sẽ dành một phần của phiên họp thường niên để chia sẻ với cổ đông về định hướng hoạt động công ty. Năm nay, người đứng đầu FPT cũng nói về những thay đổi của tập đoàn trong năm đại dịch 2020 với nhiều thách thức và mục tiêu cho ba năm tới.
 
Với thương chiến Mỹ-Trung, đại dịch Covid-19, các hệ thống trật tự cũ bị phá vỡ, cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ rất nhanh, ông Bình nói bối cảnh hiện tại là một giai đoạn nhiều khó khăn và thách thức, tuy nhiên điều này lại tạo ra thời thế cho FPT. "Thời gian đang đứng về phía FPT", ông Bình khẳng định.
 
Ông Bình cho rằng dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề lên kinh tế, khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào khó khăn, từ bán hàng cho tới tài chính, nên các doanh nghiệp đang phải áp dụng sách lược "Do more with less" (làm nhiều với chi phí thấp). Chính điều này đã tạo ra cơ hội cho FPT. "FPT chính là tổ chức có thể cạnh tranh với bất kỳ ai về chiến lược này", ông Bình nhấn mạnh.
 
Ông kể, năm rồi có một công ty ôtô hàng đầu nước Mỹ quyết định chọn một đối tác để thực hiện chuyển đổi số. Nếu trong bối cảnh trước dịch, khối lượng công việc khổng lồ này sẽ được chia thành nhiều đầu việc, với nhiều đối tác thực hiện. Nhưng giai đoạn này, họ muốn xử lý với mức chi phí tối thiểu, và gói thầu 150 triệu USD cho toàn bộ lượng công việc này trở thành cuộc đua của 193 công ty, FPT là một trong số đó. "Trong số này có những tên tuổi mà chúng tôi ngưỡng mộ từ lâu, như IBM (Mỹ), Tata (Ấn Độ) và chúng tôi đã thắng cuộc đua đó", ông Bình nói.
 
Công ty của Mỹ sau cùng chọn ra ba đối tác để thực hiện khối lượng công việc trị giá 150 triệu USD này. Nếu công ty được chọn không làm được thì chuyển cho các vị trí tiếp theo. "Từ đầu năm đến giờ, chúng tôi chưa phải chuyển phần công việc nào cho các đối tác khác", ông Bình chia sẻ.
 
Gói thầu này chỉ là một trong ba hợp đồng trị giá trên 100 triệu USD mà FPT giành được trong năm 2020, điều chưa từng xuất hiện trước khi đại dịch xảy ra. "Những người muốn 'Do more, with less' trong quá khứ, họ không muốn giao những hợp đồng to như vậy cho Việt Nam, cho FPT, nhưng hiện nay đã chứng minh điều này là có thể. FPT không chỉ trưởng thành về quy mô, về công nghệ mà còn có thể làm từ A-Z cho các tập đoàn", ông Bình nói.

Chính những thay đổi này, theo ông Bình sẽ giúp mọi người thay đổi suy nghĩ về FPT. "Đến nay, nhiều người vẫn nhắc FPT là một công ty gia công phần mềm bình thường. Nhưng thực tế không phải như vậy", ông Bình khẳng định.
 
FPT nhận "giải cứu" sàn HoSE là một ví dụ về khả năng tự chủ công nghệ. Ngoài ra, nhờ những robot của FPT mà một nhà băng trong ba năm gần đây không tăng nhân sự nhưng tạo ra lợi nhuận gấp ba lần. Một robot có thể thay thế 45 người, ngân hàng này đã mua 75 robot của FPT và năm nay sẽ mua thêm 135 robot nữa.
 
Những thay đổi này chứng minh FPT đã bắt đầu trở thành công ty cung cấp các công cụ cho chuyển đổi số, không chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ. Tập đoàn còn làm ra nhiều nền tảng khác nhau từ giáo dục, y tế, giao thông… Vấn đề hiện nay là phải đi cùng với các doanh nghiệp khác để tạo ra hệ sinh thái về chuyển đổi số.
 
Năm 2021, FPT đặt mục tiêu doanh thu đạt 34.720 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 6.210 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 16,4% và 18% so với cùng kỳ. Tập đoàn tiếp tục tập trung cung cấp các giải pháp công nghệ mới, chuyển đổi số toàn diện, đồng thời, chú trọng phát triển các giải pháp Made by FPT, có thêm ít nhất 10 sản phẩm, giải pháp mới mỗi năm.
 
Lãnh đạo FPT cũng khẳng định sẽ tiếp tục theo đổi mục tiêu dài hạn vào Top 50 công ty hàng đầu thế giới về cung cấp chuyển đổi số vào năm 2030. Đồng thời, xác định chuyển đổi số tiếp tục là trọng tâm trong chu kỳ phát triển tiếp theo và hứa hẹn mang về nguồn thu bền vững trong dài hạn.
 
Giải thích về biên lợi nhuận mảng phần mềm trong nước thấp, ông Nguyễn Thế Phương, Phó tổng giám đốc FPT cho biết đặc thù các dự án tại Việt Nam có thêm cả phần cứng khiến biên lợi nhuận thấp. Trong khi đối với thị trường nước ngoài, các dự án công nghệ thông tin chỉ là phần mềm nên thường có biên lợi nhuận cao hơn. Trong ba năm tới, FPT đặt mục tiêu đạt biên lợi nhuận mảng phần mềm với thị trường trong nước khoảng 10%.

(Nguồn: VnExpress)

FSB chinh phục được khách hàng Top 100 Doanh nghiệp Việt!

Viện Quản trị & Công nghệ FSB chính thức triển khai Chương trình đào tạo “Nâng cao năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp” dành riêng cho cán bộ lãnh đạo cấp cao Công ty Cổ phần Hàng không VietJet Air vào tháng 5/2021. Vietjet Air được đánh giá là một trong những khách hàng “khủng” khi FSB trong giai đoạn mới, chuyển mình sang “FSB mới”.
 

Chương trình đào tạo được FSB thiết kế dành riêng cho đối tượng học viên là thành viên Ban lãnh đạo, Giám đốc chi nhánh/đơn vị thuộc VietJet Air. Trong hơn 50 buổi học (tương đương 25 ngày), các học viên Vietjet Air sẽ được các giảng viên, chuyên gia cao cấp của FSB cung cấp cho những kiến thức cập nhật, bổ sung các kỹ năng quản trị ưu việt và xu hướng kinh doanh hiện đại tại Việt Nam cũng như thế giới.
 
Sau khi kết thúc khóa học, các nhà quản trị sẽ được trang bị kiến thức, tư duy của một nhà lãnh đạo hiện đại, đa chức năng, xây dựng được chiến lược và kế hoạch giúp doanh nghiệp trụ vững trong môi trường kinh doanh 4.0 – liên tục cạnh tranh và phát triển không ngừng. Bên cạnh đó, với thế mạnh của Tập đoàn công nghệ số 1 tại Việt Nam, FPT cũng tập trung ở các nội dung Chuyển đổi số và ứng dụng chuyển đối số tại Doanh nghiệp một phần nào đó góp phần đưa Vietjet Air gia tăng lợi thế cạnh tranh và các giải pháp ứng biến trong kinh doanh thời VUCA.

– – –

Vietjet Air là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới, chi phí thấp, đi đầu trong các ứng dụng công nghệ với website bán vé hiện đại, thân thiện. VietJet tham gia vào lĩnh vực kinh doanh hàng không năm 2017 thực sự đã làm thay đổi bức tranh thị trường hàng không ở Việt Nam rất mạnh và đặc biệt gây được tiếng vang lớn khi được Tạp chí Forbes (Mỹ) công bố danh sách tỷ phú đô la của thế giới năm 2021. Việt Nam lần đầu tiên có 6 đại diện, trong đó CEO của Vietjet là một trong 6 đại diện đó.

Tin FSB